Bạn đang xem bài viết Tiểu Máu Ở Trẻ Em: Nguy Hiểm Chớ Xem Thường! được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Vxsc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tiểu máu là tình trạng có tế bào hồng cầu xuất hiện trong nước tiểu. Vấn đề có máu trong nước tiểu có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào từng nguyên nhân. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho cha mẹ nhiều kiến thức bổ ích về cách nhận biết tình trạng tiểu máu ở trẻ, những nguyên nhân thường gặp, điều trị và những điều cha mẹ nên làm.
Hệ tiết niệu của trẻ bao gồm nhiều thành phần:
Thận được xem là nơi bài tiết nước tiểu. Niệu quản có vai trò như ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang. Bàng quang sẽ lưu trữ nước tiểu đến khi đủ nhiều sẽ báo hiệu nhắc nhở “trẻ muốn đi tiểu”. Lúc đó, niệu đạo sẽ dẫn nước tiểu ra khỏi bàng quang.
Một lượng máu nhỏ cũng có thể làm cho nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc đôi khi có màu nâu. Nếu quan sát kĩ, bạn có thể thấy cục máu giống cặn trong nước tiểu của trẻ. Có những trường hợp máu chỉ có thể được nhìn thấy trong phòng xét nghiệm dưới kính hiển vi.
2.1 Nguyên nhân bệnh lí
Nhiễm trùng tiểu, có thể ở thận hoặc bàng quang, tuyến tiền liệt hay mào tinh hoàn ở trẻ nam.
Phản ứng của hệ thống miễn dịch của bạn sau khi bị nhiễm trùng như cảm lạnh, viêm da.
Tổn thương bất kỳ phần nào của đường tiết niệu sau va chạm.
Những bệnh lí ở đường niệu. Bao gồm các bệnh mãn tính như hội chứng thận hư, viêm cầu thận, bướu thận hay sỏi thận hay bàng quang…
Thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc những bệnh lí tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống…
2.2 Nguyên nhân khác
Các bài tập thể chất cường độ cao.
Nếu trẻ đã đến tuổi dậy thì, bạn cần phân biệt rõ liệu rằng trẻ có đang trong thời gian kinh nguyệt.
Một số thuốc như kháng sinh hoặc thuốc giúp ngăn ngừa cục máu đông cũng có thể làm đổi màu nước tiểu. Khi con bạn đã bắt đầu dùng một loại thuốc mới, việc theo dõi những tác dụng phụ có thể xuất hiện rất quan trọng. Bất cứ lúc nào bạn không chắc chắn về sự thay đổi màu sắc nước tiểu, hãy đưa trẻ đến gặp Bác sĩ nhi khoa.
Những loại thực phẩm như củ cải đường, quả mâm xôi có thể làm cho nước tiểu có màu đỏ. Triệu chứng thường kéo dài trong 1 ngày sau khi trẻ ăn những thực phẩm này.
Con bạn có thể cần thực hiện các xét nghiệm trên mẫu nước tiểu và yêu cầu xét nghiệm máu, siêu âm hoặc chụp X-quang vùng bụng. Việc này giúp Bác sĩ kiểm tra chức năng của thận, bàng quang và hệ thống miễn dịch của con bạn. Từ đó, đưa ra chẩn đoán phù hợp để điều trị cho trẻ.
Nếu nguyên nhân gây tiểu máu vẫn chưa xác định được và tiếp tục xảy ra, trẻ có thể phải sinh thiết thận. Đó là thủ thuật được thực hiện bằng cách dùng kim lấy một mảnh mô thận nhỏ để quan sát dưới kính hiển vi.
Một khi xác định rõ về những nguyên nhân gây ra tiểu máu, Bác sĩ sẽ quyết định khi nào trẻ cần điều trị. Đa số trường hợp là lành tính nên không cần điều trị. Việc theo dõi và tái khám theo hẹn sẽ giúp trẻ được kiểm tra một cách chính xác.
Việc điều trị để tiểu máu của con bạn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra vấn đề. Khi trẻ có máu trong nước tiểu vì nhiễm trùng, Bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc kháng sinh. Nếu nguyên nhân là sau vận động gắng sức, việc nghỉ ngơi là cần thiết. Một số trẻ tiểu máu vì bệnh lí di truyền như Hemophilia, lúc này trẻ cần nhập viện vì có thể truyền máu. Theo dõi những dấu hiệu nặng hay diễn tiến tiểu máu của trẻ là rất quan trọng.
Con bạn có thể cần phải tái khám thường xuyên với Bác sĩ chuyên khoa về vấn đề tiểu máu. Ngoài việc cho trẻ uống thuốc theo hướng dẫn, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về những vấn đề sau:
Trẻ cần phải làm những xét nghiệm gì. Khi nào bạn sẽ được tư vấn về kết quả kiểm tra của trẻ.
Sẽ mất thời gian bao lâu để con bạn hồi phục.
Cách chăm sóc con tại nhà. Những thói quen và hoạt động nào cần phải tránh hay hạn chế.
Những triệu chứng bạn nên theo dõi và cách xử trí nếu chúng xảy ra.
Dù điều trị bằng cách nào, con bạn sẽ cần phải kiểm tra thường xuyên theo lịch tái khám. Việc xét nghiệm lại nước tiểu hay máu và kiểm tra huyết áp là cần thiết để chắc chắn về diễn tiến bệnh. Trong trường hợp trẻ mắc bệnh thận mãn tính, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy thận.
Tăng Natri Máu Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Tăng natri máu xảy ra khi cơ thể mất quá nhiều nước hoặc có quá nhiều natri. Kết quả là lượng nước quá ít so với lượng natri trong cơ thể.
Uống ít nước hoặc mất nước có thể ảnh hưởng đến sự điều hòa nồng độ natri trong máu. Nguyên nhân gây giảm lượng dịch trong cơ thể là:
Giảm cảm giác khát nước.
Giảm nồng độ natri trong nước tiểu.
Ở người khỏe mạnh, sự khát nước và thay đổi nồng độ natri trong nước tiểu do thụ thể ở não điều tiết. Thụ thể đó sẽ nhận diện nhu cầu nước của cơ thể và nồng độ natri. Từ đó, nó gây cảm giác khát hoặc tăng lượng natri thải ra trong nước tiểu.
Triệu chứng bao gồm:
Khát nước quá mức.
Ngủ gà.
Lú lẫn.
Trường hợp nặng có thể gây giật cơ hoặc co thắt cơ.
Co giật và hôn mê. Natri đóng vai trò quan trọng trong việc co cơ và dẫn truyền thần kinh. Tăng natri máu nặng có thể gây co giật và hôn mê.
Triệu chứng nặng rất hiếm và thường do tăng lượng natri huyết thanh nhanh và nhiều.
Người lớn tuổi có nguy cơ cao tăng natri máu. Vì khi càng lớn tuổi, thường sẽ ít có cảm giác khát hơn và dễ mắc các bệnh ảnh hưởng đến cân bằng nước và natri trong cơ thể.
Các tình trạng làm tăng nguy cơ bao gồm:
Mất nước.
Tiêu chảy nặng.
Nôn ói.
Sốt.
Sảng hoặc sa sút trí tuệ.
Thuốc.
Đái tháo đường kiểm soát kém.
Bỏng diện rộng.
Bệnh thận.
Đái tháo nhạt.
Tình trạng này thường được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu. Xét nghiệm nước tiểu cũng có thể dùng để xác định mức natri máu cao gián tiếp qua nồng độ natri trong nước tiểu. Cả hai xét nghiệm máu và nước tiểu có ưu điểm là nhanh, ít xâm lấn, không cần chuẩn bị gì trước.
Tăng natri máu thường được xem là hậu quả của các bệnh lý nền. Các xét nghiệm khác tùy thuộc vào tiền căn y khoa và triệu chứng kèm theo.
Tăng natri máu có thể xuất hiện nhanh (trong vòng 24 giờ) hoặc chậm hơn (24 đến 48 giờ). Thời gian khởi phát sẽ giúp xác định kế hoạch điều trị.
Tất cả các phương pháp điều trị đều dựa trên việc điều chỉnh cân bằng nước và natri trong cơ thể. Nếu diễn tiến nhanh sẽ cần điều trị tích cực hơn.
Trường hợp nhẹ, điều trị có thể là uống nhiều nước.
Trường hợp nặng hơn cần phải truyền dịch qua đường tĩnh mạch. Bác sĩ sẽ theo dõi nồng độ natri máu và điều chỉnh nồng độ dịch cho phù hợp.
Tiên lượng
Tiên lượng của bệnh thường rất tốt, trong trường hợp phát hiện sớm hoặc kiểm soát được bệnh lý nền. Tăng natri máu thường có thể điều trị ngoại trú. Nếu cần phải nhập viện sẽ được đánh giá và theo dõi tích cực.
Tăng natri máu do nhiều nguyên nhân, thường nhẹ và không gây ra triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, để phòng ngừa hậu quả, cần phải điều chỉnh nồng độ natri về bình thường. Nếu như bạn có các triệu chứng nghi ngờ, hãy liên hệ với bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Ths.BS Vũ Thành Đô
Ra Máu Nâu Có Phải Là Dấu Hiệu Bệnh Lý Nguy Hiểm?
Nội dung bài viết:
Hiện tượng ra máu nâu và có mùi hôi có phải là bất thường?
Ra máu nâu là bị gì?
Xử lý thế nào khi bị ra máu nâu thường xuyên?
Hiện tượng ra máu nâu và có mùi hôi có phải là bất thường?Theo các chuyên gia sinh sản, có khoảng 10% phụ nữ gặp phải tình trạng âm đạo ra máu nâu trước, trong hoặc sau kỳ kinh nguyệt. Với nhiều chị em, đây là hiện tượng hết sức bình thường nhưng với một số khác, máu nâu có thể báo hiệu những dấu hiệu bệnh lý bất thường hoặc biểu hiện ban đầu của việc mang thai.
Chị em thắc mắc ra máu nâu là bị gì?Tình trạng ra máu nâu và dịch trở nên thường xuyên hoặc kéo dài thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Một trong số đó có thể là:
1. Máu báo thaiLà hiện tượng chảy máu âm đạo trước kỳ kinh, thường xuất hiện khoảng 7-14 ngày sau khi quan hệ tình dục hoặc 2-4 tuần sau khi trứng rụng.
Máu báo thai xuất hiện khi trứng được thụ tinh thành công và di chuyển vào buồng tử cung, làm tổ và phát triển thành thai nhi.
Trong quá trình làm tổ, phôi thai bám vào niêm mạc tử cung khiến lớp niêm mạc bị bong ra gây chảy máu và hình thành nên lớp máu nâu hoặc hồng.
Tuy nhiên nếu lượng máu nâu ra nhiều kèm theo đau bụng dữ dội thì bạn nên đi khám vì đây có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung.
2. Ra máu nâu dài ngày có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phụ khoaCó tới 70% phụ nữ mắc bệnh viêm âm đạo. Triệu chứng ban đầu của bệnh là ngứa ngáy vùng kín, khí hư ra nhiều và có màu sắc bất thường. Ban đầu, khí hư có thể có màu vàng nhạt không mùi, màu xanh, màu trắng đục…
Ra dịch máu nâu kéo dài, sẽ xuất hiện khí hư màu nâu đen, có mùi hôi kèm theo tình trạng đau bụng dưới, tiểu buốt, tiểu rắt.
Viêm âm đạo là một bệnh phụ khoa nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể lây lan sang các cơ quan khác trong bộ phận sinh dục, đe dọa đến khả năng sinh sản. Ngoài ra, viêm âm đạo là một bệnh rất dễ tái phát nếu không được vệ sinh sạch sẽ, đúng cách.
3. Rối loạn kinh nguyệtChu kì kinh nguyệt của chị em có thể bị rối loạn do nhiều nguyên nhân. Điều này sẽ dẫn tới hiện tượng kinh nguyệt có màu nâu nhạt, vón cục, loãng, ra dịch màu nâu kéo dài…
Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Hương Linh – Bác sĩ Sản Phụ Khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City thông tin thêm: Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, số ngày có kinh và lượng máu kinh so với những chu kỳ thông thường trước đó. Rối loạn kinh nguyệt có thể do nhiều nguyên nhân như sự thay đổi của nội tiết tố theo độ tuổi, thai nghén bất thường, bệnh lý phụ khoa hoặc do nhiễm khuẩn, viêm nhiễm đường sinh dục.
Đây là tình trạng có thể gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe của chị em phụ nữ, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây thiếu máu, tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa, ảnh hưởng nhiều đến tinh thần và thể chất phái nữ và nặng hơn, có thể gây vô sinh. Do đó khi bị rối loạn kinh nguyệt, chị em nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và tư vấn cụ thể.
Với những người bị rối loạn kinh nguyệt thì bạn cần xem xét lại chế độ ăn uống, việc tăng giảm cân nặng đột ngột hay những căng thẳng trong sinh hoạt hàng ngày… Điều chỉnh được các yếu tố này sẽ giúp kinh nguyệt của bạn sớm điều hòa trở lại.
4. Ung thư buồng trứng cũng có dấu hiệu ra máu nâuTrong tình trạng mắc phải hội chứng này thì ra máu màu nâu là triệu chứng rất tiêu biểu cũng như hay thấy. Tình trạng của khí hư cảnh báo cơ quan sinh nở đang mắc nhiễm khuẩn tại mức độ khá trầm trọng và khiến cho xuất huyết âm hộ tại giữa chu kì nguyệt san.
Ngoài ra khí hư còn có mùi hôi trầm trọng, có lẫn mủ kèm theo dấu hiệu đau bụng dưới.
5. Hiện tượng ra máu nâu do quan hệ tình dụcQuan hệ tình dục quá thô bạo và mạnh mẽ cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị ra máu nâu. Khi quan hệ sẽ có sự va chạm mạnh ở tử cung va âm đạo dễ bị tổn thương. Với trường hợp này, bạn nên ngừng quan hệ tình dục và thăm khám bác sĩ sản phụ khoa.
Xử lý thế nào khi thấy bạn bị ra máu nâu thường xuyên?Máu nâu kéo dài thường là do một số bệnh lý hoặc biểu hiện của tình trạng mang thai. Vì vậy để biết chính xác nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này thì chị em cần đi khám phụ khoa hoặc xét nghiệm khám thai.
Ngoài ra, bạn cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như giữ gìn vệ sinh vùng kín, tập thể dục hàng ngày và giữ cho tinh thần thoải mái để có được sự cân bằng tốt nhất về nội tiết trong cơ thể.
Đăng bởi: Kdytnghean1 Nghean1
Từ khoá: Ra máu nâu có phải là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm?
Tiêm Botox Có Nguy Hiểm Không?
Quy trình tiêm botox được thực hiện rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần sử dụng một cây kim tiêm để tiêm sản phẩm Botulinum toxin vào trong cơ. Vì vậy phương pháp này được thực hiện nhanh chóng, ít gây xâm lấn và ít gây đau cho khách hàng.
Các nghiên cứu cho thấy sản phẩm botox trong điều trị thẩm mỹ an toàn và không gây tác hại ngiêm trọng cho người sử dụng. Tuy nhiên để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, không nên thực hiện tiêm botox cho các đối tượng sau đây:
Da đang bị nhiễm trùng: Tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn khi tạo các vết thương hở trên da. Tốt nhất, chúng ta nên thực hiện tiêm botox sau khi điều trị khỏi vấn đề nhiễm trùng.
Bệnh lý máu khó đông, rối loạn đông máu: Sẽ làm tăng thời gian chảy máu tại các điểm tiêm. Chảy máu sau tiêm sẽ khó cầm nếu khách hàng có bệnh lý rối loạn đông máu.
Phụ nữ mang thai và đang cho cho con bú: Tuy chưa có đủ dữ liệu về tính an toàn của Botulinum toxin trên đối tượng này.
Bệnh lý cơ mắc phải: Do Botulinum toxin có tác dụng làm yếu cơ và teo cơ. Vì thế các đối tượng mắc bệnh nhược cơ, xơ hóa teo cơ hay bất kì tình trạng giảm hoạt động của cơ thì không nên áp dụng phương pháp này.
Dị ứng với các thành phần có trong sản phẩm botox: Không nên thực hiện tiêm vì nguy cơ bị sốc phản vệ.
Tiêm botox là một phương pháp thẩm mỹ an toàn trong điều trị da. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì kỹ thuật này có thể tiềm ẩn một số tác dụng phụ và biến chứng sau:
1. Dị ứngBotulinum toxin có nguồn gốc từ vi khuẩn sau đó được tinh chế và kết hợp với một số thành phần tạo nên tính hiệu quả. Tuy nhiên vì có nguồn gốc ngoại lai nên có thể gây phản ứng dị ứng với cơ địa nhạy cảm. Để phòng ngừa tác dụng này thì cần sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Ngoài ra bạn cần thông báo với bác sĩ điều trị nếu bạn có cơ địa dễ dị ứng.
2. Sưng, bầm daBầm máu có thể xảy ra sau khi tiêm nhưng thường rất nhẹ. Tác dụng phụ này là do kim tiêm chạm phải các mạch máu nhỏ dưới da. Vết bầm có thể tự hết tự nhiên hoặc dùng thuốc để vết bầm máu nhanh tan hơn.
3. Mất đối xứng hai bên khuôn mặtXảy ra khi tiêm không đúng vào vị trí cơ cần tiêm hoặc tiêm quá liều lượng. Khi đó khách hàng có thể gặp phải tình trạng cung mày xếch, sụp mi dẫn đến mất đối xứng. Tác dụng phụ này chỉ xảy ra tạm thời và gương mặt sẽ trở lại cân đối khi botox phân hủy.
4. Phản ứng toàn thânCó thể gặp phải tình trạng nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, phát ban tại chỗ tiêm. Những tác dụng phụ này thường là thoáng qua, tự hết và không cần can thiệp gì. Một số tác dụng phụ nghiêm trọng như nói lắp, chảy nưới dãi khi tiêm vào vùng cạnh môi.
Tiêm botox là kỹ thuật đem lại hiệu quả điều trị thẩm mỹ cao. Để thực hiện phương pháp thẩm mỹ này một cách an toàn mọi người nên:
1. Tư vấn cẩn thậnNắm rõ các tác dụng phụ có thể xảy ra để biết cách phòng ngừa và xử lý. Ngoài ra khách hàng nên được tư vấn kĩ càng về cách chăm sóc sau đó sao cho đạt được hiệu quả và duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.
2. Sản phẩm an toànBotox được lưu trữ trong điều kiện nhất định để tránh bị phân hủy và mất tác dụng. Khách hàng nên lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín có sản phẩm xuất xứ rõ ràng nhằm tránh tác dụng phụ dị ứng có thể xảy ra.
3. Người thực hiện được đào tạoBác sĩ thẩm mỹ thực hiện tiêm phải được đào tạo chuyên môn về kỹ thuật tiêm. Bác sĩ cần phải nắm vững giải phẫu các nhóm cơ vùng mặt và tuân thủ liều lượng khi tiêm. Việc này giúp hạn chế rủi ro mất đối xứng sau khi tiêm.
4. Chuẩn bị trước khi tiêmCần phải lau sạch lớp trang điểm trước khi tiêm để làm lộ rõ các mạch máu nhỏ dưới da. Việc này giúp hạn chế tiêm vào mạch máu gây ra sưng bầm da. Ngoài ra cần phải đảm bảo vô khuẩn vùng tiêm để tránh bị nhiễm trùng.
5. Không lạm dụngThực hiện tiêm botox theo chỉ định của bác sĩ thẩm mỹ. Botox không phải là kỹ thuật điều trị duy nhất. Chúng ta có thể kết hợp các phương pháp thẩm mỹ khác nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Tiêm botox là phương pháp điều trị thẩm mỹ ít xâm lấn được ưa chuộng. Phương pháp này đem lại hiệu quả, an toàn và dễ thực hiện. Điều quan trọng để làm đẹp với botox một cách an toàn là thực hiện với bác sĩ được huấn luyện bài bản. Ngoài ra, áp dụng đúng trường hợp, tư vấn cẩn thận và kết hợp với các phương pháp khác sẽ mang đến hiệu quả thẩm mỹ và sự hài lòng cao nhất.
Polyp Đại Trực Tràng Có Nguy Hiểm Không?
Bài viết được tư vấn chuyên môn chúng tôi Vũ Văn Quân – Bác sĩ Ngoại Tiêu Hóa – Khoa Ngoại Tổng hợp & Gây mê – Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng
Polyp là những khối u lành tính. Khi có quá nhiều khối u dạng này xuất hiện trong ruột già thì bệnh mang tên là đa polyp đại trực tràng. Tuy đa số polyp đại trực tràng là lành tính nhưng người bệnh đa polyp đại trực tràng có nguy cơ tiềm ẩn ung thư vì khi có một trong các khối u tăng sinh quá mức và không được biệt hóa sẽ trở nên ác tính.
Bạn đang đọc: Polyp đại trực tràng có nguy hiểm không?
1. Polyp trực tràng có nguy hiểm không?Polyp trực tràng được định nghĩa là những khối u lồi vào bên trong lòng của trực tràng, chúng được hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc trực tràng. Đây là sự phì đại của biểu mô tuyến quanh một trục liên kết mạch ở trực tràng.
2. Polyp đại tràng có nguy hiểm không?Bản chất của polyp đại tràng không phải u, mà là một tổn thương có hình dạng giống như một khối u, có cuống hoặc không, tổn thương này do niêm mạc đại tràng và tổ chức triển khai dưới lớp niêm mạc tăng sinh tạo thành .
Đa số polyp đại tràng là lành tính nhưng một số trường hợp có khả năng trở thành ác tính (ung thư). Vì vậy, một người càng xuất hiện nhiều polyp đại tràng hoặc có một vài polyp nhưng kích thước càng lớn càng cần phải lưu tâm, cảnh giác, không được chủ quan, bởi vì, rất có thể diễn biến thành ung thư bất cứ lúc nào.
Trong thực tế các chuyên gia y tế chia làm hai loại polyp đại tràng phổ biến nhất, đó là polyp tăng sản và polyp u tuyến. Các polyp tăng sản không có nguy cơ bị ung thư. Các polyp u tuyến được cho là tiền thân cho phần lớn bệnh ung thư đại tràng, mặc dù cơ bản các u tuyến không phải bao giờ cũng trở thành ung thư, nhưng các khối polyp có kích thước lớn có nhiều khả năng trở thành ung thư và một số những polyp với kích thước rất lớn (hơn 2cm) có thể có những vùng nhỏ bị ung thư hóa.
Mặt khác những polyp có chân rộng, không có cuống, năng lực ác tính cao hơn những loại có chân nhỏ hay cuống dài và trên một khung hình càng có nhiều polyp, năng lực ác tính càng cao, đặc biệt quan trọng những trường hợp nhiều polyp đại tràng di truyền, năng lực trở thành ung thư là rất lớn. Vì vậy, người bệnh không được chủ quan với căn bệnh này .
Để chẩn đoán polyp đại tràng, cần chụp X-quang đại tràng có chuẩn bị, tốt nhất là nội soi đại tràng. Nội soi là phương pháp tốt nhất để kiểm tra đại tràng vì nó giúp quan sát được toàn bộ lớp niêm mạc của đại tràng và có thể sinh thiết để xét nghiệm phát hiện tế bào lạ (tế bào ác tính). Ngoài ra có thể chụp cộng hưởng từ.
Trên trong thực tiễn, polyp đại tràng cần được cắt bỏ để ngăn ngừa ung thư. Những khối u nhỏ hoàn toàn có thể được cắt qua soi đại tràng hoặc soi đại tràng sigma. Những khối u lớn hoặc khó hoàn toàn có thể cần phẫu thuật mở ổ bụng. Trong một số ít trường hợp bị hội chứng polyp đại tràng có tính mái ấm gia đình, hoàn toàn có thể phải cắt bỏ hàng loạt đại tràng và trực tràng .
3. Tại sao polyp đại trực tràng nguy hiểmTuy đa số những khối u là lành tính nhưng người bệnh đa polyp đại trực tràng có nguy cơ tiềm ẩn mắc bệnh ung thư vì khi có một trong các khối u tăng sinh quá mức và không được biệt hóa sẽ trở nên ác tính.
Khoảng 90% trường hợp ung thư đại trực tràng phát triển từ polyp. Ung thư đại tràng là một trong những loại ung thư phổ biến nhất. Nó chỉ đứng sau ung thư phổi và ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới. Ở phụ nữ, tỉ lệ mắc ung thư trực tràng chỉ đứng sau ung thư vú (theo Globalcan 20124).
Để phòng bệnh polyp đại trực tràng, cần có chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Chú ý ăn đủ lượng canxi, ăn nhiều rau quả, ngũ cốc; hạn chế mỡ và rượu, bỏ thuốc lá; thường xuyên luyện tập thể dục và duy trì cân nặng bình thường. Những người có nguy cơ cao hoặc có tiền sử gia đình bị ung thư đại trực tràng nên làm xét nghiệm gen và đi khám sàng lọc định kỳ. Một số liệu pháp đã được chứng minh có thể làm giảm nguy cơ mắc polyp cũng như giảm tỷ lệ polyp tiến triển thành ung thư: liệu pháp hormon, thuốc aspirin, canxi, axit folic và vitamin B6. Tuy nhiên cần có chỉ định của bác sĩ.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Trầm Cảm Ở Trẻ Em Hậu Covid
Trầm cảm sau Covid-19 là gì?
Trầm cảm được định nghĩa là tình trạng rối loạn khí sắc, bao gồm các triệu chứng như buồn bã, mất hứng thú, chán nản, giảm tập trung, thiếu sinh lực,….
Trầm cảm sau Covid-19 là bệnh lý trầm cảm xảy ra sau 3 tháng kể từ lúc bệnh nhân khỏi Covid-19, khi đó bệnh nhân có đầy đủ các triệu chứng để có thể chẩn đoán trầm cảm.
Trầm cảm sau Covid-19 là bệnh trầm cảm xảy ra sau 3 tháng kể từ lúc bệnh nhân khỏi Covid-19
Trẻ em được coi là một trong những đối tượng nhạy cảm, dễ bị tổn thương nhất trong đại dịch Covid-19.
Việc mất đi những người thân yêu trong gia đình, đặc biệt là cha hoặc mẹ trong thời kỳ Covid-19 là một cú sốc lớn của trẻ. Chứng kiến và chấp nhận nỗi đau thương mất mát đã là điều khó khăn, thậm chí còn hơn như vậy đối với những trẻ chưa bao giờ chịu đựng nỗi đau tương tự.
Hơn nữa, trong thời buổi dịch bệnh, cả nước đã phải gồng mình chống dịch và thực hiện các chỉ thị của Chính phủ về việc hạn chế ra đường. Theo đó, trẻ phải ở trong nhà và không được tiếp xúc, chơi đùa với bạn bè. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về tâm thần đối với trẻ, nhất là ở trẻ trong độ tuổi phát triển.
Nhiều trường hợp bị hậu Covid-19 khiến trẻ đau ngực, sổ mũi, hụt hơi, chán ăn kéo dài. Lúc này, khi trẻ mắc chứng trầm cảm thì tình trạng này lại càng nặng nề hơn, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, hoạt động hằng ngày và khả năng học tập của trẻ.
Việc mất đi những người thân yêu trong gia đình do Covid-19 là một cú sốc lớn đối với trẻ
Nguyên nhân gây ra trầm cảm ở bệnh nhân hậu Covid-19 được cho là do tình trạng viêm nhiễm và phản ứng miễn dịch khi cơ thể bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Khi đó, hệ miễn dịch đồng loạt sản xuất ra các hóa chất trung gian như cytokines và chemokines để kích hoạt phản ứng viêm bảo vệ cơ thể.
Khi tình trạng của bệnh nhân ngày càng nặng nề thì các phản ứng viêm càng mạnh mẽ, nồng độ các cytokine càng cao, từ đó dẫn đến việc các tế bào viêm ở ngoại biên xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương.
Hậu quả của việc này là gây ra sự rối loạn sự dẫn truyền thần kinh và trục nội tiết hạ đồi-tuyến yên, từ đó khiến bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trầm cảm như buồn bã, chán nản, mất hứng thú trong mọi việc, cảm giác cuộc sống không còn ý nghĩa nữa, cảm giác tội lỗi, nghĩ bản thân vô dụng, dư thừa,…
Ngoài các nguyên nhân do các yếu tố sinh học gây nên, trầm cảm sau Covid-19 còn do các yếu tố tâm lý, xã hội như:
Sự xa lánh, kỳ thị của xã hội đối với người nhiễm Covid-19.
Các sang chấn tâm lý khi chứng kiến cảnh mất người thân trong gia đình.
Sự cách ly hoàn toàn với xã hội khiến bệnh nhân cảm thấy cô đơn, lạc lõng.
Sự lo lắng, căng thẳng khi bị nhiễm Covid-19.
Sự lo âu về các vấn đề thất nghiệp, thu nhập,…
Sự lo lắng, căng thẳng của trẻ khi bị nhiễm Covid-19 góp phần gây tăng nguy cơ trầm cảm
Hầu như các triệu chứng trầm cảm của trẻ em đều tương tự với người trưởng thành, tuy nhiên cũng có nhiều điểm khác biệt. Do đó, trong quá trình nuôi dạy và chăm sóc trẻ, phụ huynh cần phải chú ý phát hiện để đưa trẻ đến khám bác sĩ kịp thời.
Một số dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em sau Covid-19 như:
Dễ cáu kỉnh hoặc thất vọng, ngay cả khi bệnh Covid-19 đã hồi phục hoàn toàn.
Cảm thấy bị cô lập, cô đơn.
Khó có thể tránh khỏi cảm giác buồn bã và mất đi sự hứng thú đối với những việc bình thường mà trẻ ưa thích.
Chán ăn, ăn ít hay thậm chí không ăn.
Khó khăn khi tập trung học tập, đọc sách hay xem tivi.
Nghĩ rằng mình có tội và tự làm bản thân đau, bị thương.
Các dấu hiệu ở trường như giảm đột ngột thành tích học tập, chán nản muốn nghỉ học,…
Buồn bã, chán nản là những dấu hiệu thường gặp ở trẻ bị trầm cảm
Giúp trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về cảm xúc của bản thânNhững bậc phụ huynh nên tạo cho trẻ một môi trường nuôi dưỡng và chăm sóc mà ở đó, trẻ có thể thoải mái bày tỏ những suy nghĩ và tình cảm của bản thân để giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về con cái của mình, biết được những suy tư, mong muốn của trẻ.
Qua đó các bậc phụ huynh có thể thấu hiểu và giải thích những vấn đề thắc mắc của trẻ, từ đó giúp gắn bó tình cảm gia đình hơn và cải thiện tình trạng trầm cảm ở trẻ.
Ở thời điểm đại dịch Covid-19 thì việc này càng phải được chú trọng nhiều hơn khi có quá nhiều điều tiêu cực xảy ra mỗi ngày. Cha mẹ nên dành thời gian ngồi xuống cùng chơi, cùng trò chuyện với trẻ để hỗ trợ tích cực cho tâm lý trẻ trong giai đoạn này.
Việc cố gắng cảm thông và lắng nghe một cách chân thành sẽ tạo cho trẻ cảm giác an toàn, từ đó cha mẹ sẽ là một điểm tựa vững chắc cho trẻ. Đây được xem là một cách hữu hiệu để giúp trẻ tránh xa những lo lắng, áp lực, giảm được nguy cơ mắc chứng trầm cảm.
Cha mẹ nên dành thời gian ngồi xuống cùng chơi, cùng trò chuyện với trẻ
Thực hiện các bước để thu hút trẻ bị trầm cảmAdvertisement
Khi trẻ bắt đầu có những dấu hiệu của chứng trầm cảm như mất hứng thú với những việc mà trẻ ưa thích, buồn bã, chán nản, ăn kém,… thì các bậc cha mẹ có thể áp dụng những cách sau đây để giúp trẻ giảm bớt được các triệu chứng cũng như ngăn chặn tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn:
Tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi sau khi hết giãn cách xã hội, đặc biệt là các phong trào ở trường lớp và địa phương.
Trấn an, giải thích cho trẻ về dịch Covid-19, đồng thời khuyến khích trẻ tập luyện thể dục thể thao, bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường hệ miễn dịch.
Ở thời điểm giãn cách xã hội, cha mẹ có thể giúp trẻ kết nối với bạn bè thông qua các ứng dụng online để cùng nhau học tập, trò chuyện. Điều này sẽ giúp trẻ không còn thời gian để nghĩ về những điều tiêu cực và bệnh tật.
Thường xuyên thăm hỏi trẻ, lắng nghe những mong muốn của trẻ như: trẻ muốn đi du dịch vào mùa hè sau khi giãn cách xã hội kết thúc,… Qua đó các bậc phụ huynh có thể đáp ứng giúp trẻ giảm bớt sự xa lánh với xã hội bên ngoài.
Động viên, khuyến khích trẻ học những điều mới mẻ để trẻ bớt cảm thấy nhàm chán trong lúc giãn cách như học đàn, học bơi tại nhà, học một ngôn ngữ mới.
Dạy cho trẻ học cách trân trọng và biết ơn những thứ xung quanh mình. Chẳng hạn như những bác sĩ đang phải gồng mình chống dịch ngoài kia, những anh bộ đội tiếp lương thực mỗi ngày cho cộng đồng,…
Cha mẹ có thể giúp trẻ kết nối với bạn bè thông qua các ứng dụng online để cùng nhau học tập
Điều trị trầm cảm sau Covid-19 không dùng thuốcKhi trẻ xuất hiện các triệu chứng của trầm cảm sau Covid-19, các bậc cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:
Hạn chế cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại di động, tivi, máy vi tính,…
Động viện trẻ nên ra ngoài để vui chơi, trò chuyện cùng các bạn.
Cho trẻ luyện tập thể dục thể thao vừa sức.
Hỗ trợ, nhắc nhở trẻ ngủ khoảng 8 tiếng mỗi ngày, ngủ đủ giấc.
Xây dựng cho trẻ một chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng.
Tránh sử dụng lời lẽ nặng nề, la mắng hay chỉ trích trẻ mà hãy nên cảm thông, giải thích cho trẻ hiểu vấn đề. Cha mẹ nên khen thưởng nhiều hơn là trách phạt trẻ.
Giúp trẻ tiếp tục hoặc quay lại các hoạt động mà trẻ cảm thấy ưa thích và thú vị.
Tránh gây áp lực cho trẻ hoặc để trẻ chứng kiến những cuộc cãi vã, xung đột trong gia đình.
Dành thời gian chơi với con cũng là một cách giúp hỗ trợ điều trị trầm cảm cho trẻ
Điều trị trầm cảm sau Covid-19 bằng thuốcViệc điều trị trầm cảm sau Covid-19 bằng cách sử dụng thuốc phải được sự tư vấn và chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không được tùy tiện mua thuốc cho trẻ uống mà không có sự tư vấn từ bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn.
Một số loại thuốc dùng để điều trị trầm cảm như:
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: hiệu quả chống trầm cảm của thuốc sẽ xuất hiện sau 2 đến 4 tuần điều trị. Tuy nhiên, thuốc có một số tác dụng phụ như khô miệng, rối loạn thị giác, táo bón, hạ huyết áp tư thế, chóng mặt, buồn nôn,…
Thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin: thuốc có ít tác dụng phụ hơn thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Tuy nhiên, tác dụng phụ chủ yếu là lên hệ tiêu hóa như gây đầy bụng, chán ăn và buồn nôn.
Sử dụng thuốc điều trị trầm cảm bắt buộc phải có sự tư vấn và chỉ định từ bác sĩ
Di chứng hậu Covid-19 ở mỗi người là khác nhau và mức độ nghiêm trọng có thể tùy theo từng cá thể riêng. Tuy nhiên, một khi các triệu chứng trầm cảm ở trẻ em sau Covid-19 xuất hiện với tần suất nhiều, kéo dài và ngày càng nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến các hoạt động xã hội và học tập của trẻ thì cha mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ để được can thiệp và điều trị kịp thời.
Khi các dấu hiệu trầm cảm ngày càng rõ rệt và kéo dài thì cha mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ
Chăm sóc trẻ bị Covid-19 đúng cách để mau hồi phục. Lưu ý khi chăm sóc
Bảo vệ bé trong thời điểm “dịch chồng dịch”
Nguồn: Verywell family, Cidrap
Cập nhật thông tin chi tiết về Tiểu Máu Ở Trẻ Em: Nguy Hiểm Chớ Xem Thường! trên website Vxsc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!