Bạn đang xem bài viết Tập Yoga Ấn Độ Và Yoga Phương Tây Khác Nhau Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Vxsc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Yoga có nguồn gốc từ tiếng Phạn yuj có nghĩa là gần lại, đoàn kết và Ấn Độ là “cái nôi” đầu tiên sản sinh là phương pháp tập luyện này. Yoga Ấn Độ “hoạt động” dựa trên nguyên tắc “hòa quyện” giữa thể xác và tâm hồn để chạm đến hạnh phúc thật sự.
Chưa có văn bản nào đề cập đến “cha đẻ” của yoga. Trước khi được biết đến trên sách vở hay bất cứ phương tiện thông minh nào, yoga đã được truyền bá bởi những nhà thiền sinh uyên bác. Theo dòng chảy của thời gian, rất nhiều trường phái yoga đã phát triển ở các vùng khác nhau của Ấn Độ, du nhập vào nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Khi du nhập vào phương Tây, yoga đã được thay đổi để phù hợp hơn với nền văn hóa phương Tây vốn khao khát một phương pháp tập luyện mang lại kết quả nhanh chóng và có mục tiêu cuối cùng cụ thể.
Đối với nhiều nước phương Tây, yoga được xem là một hình thức tập thể dục tuyệt vời thường được thực hành bằng cách áp dụng các động tác tập luyện nhằm khiến cơ thể đổ mồ hôi một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, đây hoàn toàn không phải là cách mà yoga được thực hành ở Ấn Độ. Người Ấn Độ không coi yoga là một môn thể dục có mục tiêu cuối cùng mặc dù chúng có tác động và cần đến sức mạnh thể chất.
Trên thực tế, yoga Ấn Độ là một phần quan trọng của cuộc sống, giúp bạn hoàn thiện mình bằng cách xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh. Yoga Ấn Độ “chính thống” là “món quà” cho sức khỏe tâm hồn và thể chất, khiến bạn tôn trọng thế giới xung quanh.
Mục đích của các bài tập yoga Ấn Độ là để thư giãn tâm trí và là bước chuẩn bị cho việc thiền định, nơi bạn có thể tìm kiếm sự bình yên và hạnh phúc tận sâu trong tâm hồn mình.
Bởi vì yoga đã xuất hiện ở Ấn Độ hàng nghìn năm và nhiều loại hình khác nhau cũng đã được phát triển. Do đó, ở bài viết này, Phát Phát Sport sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số loại hình yoga Ấn Độ để có cái nhìn mới hơn, đúng hơn về bộ môn này.
Hatha có nghĩa là “lực” trong tiếng Phạn, là thuật ngữ chung bao gồm tất cả các bài tập yoga tập trung vào sức mạnh thể chất, được truyền cảm hứng bởi giáo viên, nhà triết học Krishnamacharya.
Mục tiêu của hatha yoga là thư giãn cơ thể và “điều hòa” tâm trí để chuẩn bị cho các bài tập thực hành khác như thiền định. Hầu hết yoga được dạy ở phương Tây là hatha yoga, rất phù hợp cho những người mới bắt đầu với tư thế yoga thoải mái hơn. Trong đó, mỗi tư thế được giữ trong một khoảng thời gian lâu hơn.
Hatha yoga bao gồm nhiều tư thế khác nhau (asana) như bài tập thở (pranayama) kết hợp với sức mạnh thể chất. Một buổi tập yoga hatha điển hình kéo dài khoảng 90 phút. Việc mã hóa hatha yoga đã khiến nó trở thành một trong những loại hình yoga phổ biến nhất trên thế giới. Với các tư thế thiền, thư giãn, tập trung và yoga, mọi người đều có thể sử dụng được.
Kundalini yoga là một trong những loại hình yoga có nguồn gốc từ Ấn Độ. Lấy cảm hứng từ Swami Vivekananda và được tạo ra bởi bậc thầy Bhajan vào những năm 1970.
Mục đích của loại hình này là thực hiện các tư thế yoga thường xuyên để việc tập luyện hiệu quả hơn. Loại yoga này phù hợp hơn với những thiền sinh có kinh nghiệm, những người hiểu rõ hơn về cách hài hòa giữa cơ thể và tâm trí của họ.
Nhiều người cho rằng, Kundalini Yoga tập trung vào cột sống – nơi được cho là trung tâm năng lượng của chúng ta. Không những vậy, Kundalini Yoga dựa trên chánh niệm, kết hợp các bài tập thở và thần chú Ấn Độ. Thuật ngữ “Kundalini” có nghĩa là “hình tròn” trong tiếng Phạn và xuất hiện thường xuyên trong các văn bản Hindu thiêng liêng.
Swami Vishnudevahanda, một học trò của Swami Sivananda đã tạo ra loại hình yoga này vào những năm 1960. Đây là loại hình yoga tập trung vào hơi thở, thư giãn và suy nghĩ tích cực. Phong cách yoga ngày càng phổ biến này dựa trên 5 yếu tố quan trọng như sau:
Luyện tập thường xuyên
Thở
Thư giãn
Một chế độ ăn chay lành mạnh
Suy nghĩ tích cực thông qua thiền định
Dựa trên Hatha Yoga, loại yoga này sử dụng các asana, các bài tập thở và thực hành thiền định. Thường xuyên tập Sivananda yoga có thể mang đến sự ổn định về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
5/5 – (1 bình chọn)
Visa Và Hộ Chiếu Khác Nhau Như Thế Nào?
Visa và Hộ chiếu khác nhau như thế nào?
Visa chỉ có giá trị sử dụng với mục đích nhập cảnh và lưu trú tại nước ngoài (nước cấp visa) còn hộ chiếu thì ngoài mục đích sử dụng như vậy còn dùng như một loại giấy tờ tùy thân, nhân thân và trong một số trường hợp có thể thay thế CMND.
Visa là gì?Visa (thị thực hay thị thực nhập cảnh) là giấy chứng nhận của cơ quan nhập cư thuộc một quốc gia để xác minh bạn (hoặc một người nào đó) được cấp phép nhập cảnh vào quốc gia đó trong một khoảng thời gian quy định tùy trường hợp như nhập cảnh 1 lần hay nhiều lần.
Các loại Visa:
Visa di dân: Dùng để nhập cảnh và định cư tại một nước theo các diện như Cha mẹ bảo lãnh con cái, diện vợ chồng…
Visa không di dân: Dùng nhập cảnh một nước trong 1 khoảng thời gian cho phép, tạm thời gồm các loại: du lịch; công tác, làm việc; kinh doanh; điều trị, chữa bệnh; lao động thời vụ; học tập; các chương trình trao đổi; ngoại giao, chính trị.
Những ai cần Visa? Hộ chiếu là gì?Passport (hay còn gọi là hộ chiếu) là giấy chứng nhận do chính phủ một nước cấp (ở đây là Việt Nam) để công dân nước đó có quyền xuất cảnh đi nước khác và nhập cảnh trở về nước mình.
Hiện tại có 3 loại passport thông dụng:
Loại phổ thông (Popular Passport): Được cấp cho công dân Việt Nam có thời hạn là 10 năm kể từ ngày cấp. Bạn sẽ phải xuất trình khi nhập cảnh vào một quốc gia khác. Du học sinh và công dân định cư cũng được dùng loại này.
Hộ chiếu công vụ (Official Passport): Được cấp phép cho cá nhân trong cơ quan, chính phủ nhà nước đi công vụ ở nước ngoài.
Hộ chiếu ngoại giao (Diplomatic Passport): Được cấp cho quan chức ngoại giao của chính phủ công tác ở nước ngoài.
Visa và Hộ chiếu khác nhau như thế nào?Visa và Hộ chiếu là do hai cơ quan hoàn toàn khác nhau của các quốc gia khác nhau cấp. Hộ chiếu thường được đóng thành quyển, được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của quốc gia mà người được cấp là công dân. Trong khi đó visa là loại giấy tờ mà một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác nơi người xin cấp không phải là công dân cấp với mục đích nhập cảnh và lưu trú trong khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ, công dân Việt Nam A muốn xuất nhập cảnh sang Trung Quốc với thời gian 3 tháng thì:
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ cấp hộ chiếu cho Công dân A với thời hạn 10 năm;
Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sẽ cấp visa với thời hạn 3 tháng.
Như vậy, ta thấy hộ chiếu và visa là do hai cơ quan hoàn toàn khác nhau của các quốc gia khác nhau cấp. Một tài liệu là do Việt Nam cấp, một tài liệu là do Trung Quốc cấp.
Passport (Hộ chiếu) là loại giấy tờ cần có trước, visa có sau. Nếu không có passport bạn sẽ không thể xin được visa. Visa thường được đóng hoặc dán vào một hoặc một số trang của hộ chiếu. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ cấp visa rời tuy nhiên dù rời nhưng visa luôn phải kẹp cùng hộ chiếu để thực hiện các thủ tục xuất nhập cảnh.
Dù khác nhau nhưng visa và hộ chiếu có mối liên hệ mật thiết với nhau vì cả hai đều được sử dụng với mục đích là xuất nhập cảnh đến một hoặc một số quốc gia khác
Tư Vấn (Tham Vấn) Và Trị Liệu Tâm Lý Khác Nhau Như Thế Nào?
Tư vấn (tham vấn) và Trị liệu tâm lý khác nhau như thế nào?
THÔNG TIN CHUYÊN GIA TÂM LÝ TRẦN THỊ TUYẾT HỒNG
Chuyên viên tham vấn & trị liệu tâm lý, Chuyên viên tham vấn hướng nghiệp, Công ty TNHH Phát triển Tâm lý, Giáo dục và Truyền thông ứng dụng Việt Nam (VECAB) (2023 – nay)
Chuyên viên tham vấn tâm lý học đường, Trường THCS &THPT Lương Thế Vinh – HN (2023 – 2023)
Tư vấn (tham vấn) tâm lý
Các vấn đề tham vấn thường là các vấn đề ngắn hạn, xảy ra vào một khoảng thời gian nhất định trong cuộc sống. Thông thường, tư vấn (tham vấn) tâm lý sẽ được dùng trong các trường hợp sau:
Vấn đề tình cảm, hôn nhân gia đình: Tiền hôn nhân, căng thẳng, xung đột, bạo hành, các mối quan hệ trong gia đình, ngoại tình, ly thân, ly hôn, sức khỏe sinh sản, tình dục; vấn đề giáo dục con cái và phát triển nhân cách của trẻ,…
Vấn đề công việc: Stress trong công việc, xung đột trong môi trường làm việc, khó khăn trong quá trình xây dựng bầu không khí tâm lý trong nhóm và phát triển tổ chức…
Trị liệu tâm lý
Trị liệu tâm lý là một phương pháp điều trị dài hạn tập trung vào nhận thức, cảm xúc và hành vi lâu dài được điều trị bởi các chuyên gia đã được đào tạo chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng.. Trọng tâm của trị liệu là tác động vào các quá trình suy nghĩ của một người, và những quá trình này có thể bị ảnh hưởng như thế nào bởi các sự kiện trong quá khứ để chúng gây ra các vấn đề trong hiện tại.
Thông thường, trị liệu tâm lý dùng cho các vấn đề tâm bệnh như:
Trầm cảm
Rối loạn hành vi
Hoang tưởng….
So sánh Tư vấn (tham vấn) và Trị liệu tâm lý
Giống nhau
Phát triển mối quan hệ tin cậy, thấu hiểu, an toàn giữa chuyên gia trị liệu và khách hàng.
Hiểu được cảm xúc và hành vi của một người và giải quyết các vấn đề với mục tiêu cải thiện cuộc sống của người đó.
Khác nhau
Liệu pháp trò chuyện
Có thể bao gồm các bài test (chẳng hạn như tính cách),trò chuyện, các liệu pháp khác như liệu pháp hành vi nhận thứcHướng dẫn, hỗ trợ và giáo dục để giúp mọi người xác định và tìm ra giải pháp của riêng họ cho các vấn đề hiện tạiTập trung sâu vào những suy nghĩ/ cảm xúc bên trong (các vấn đề cốt lõi) dẫn đến sự phát triển cá nhân qua từng giai đoạn trị liệu
Làm thế nào để lựa chọn Tham vấn tâm lý hay Trị liệu tâm lý?
Tuy nhiên, bước quan trọng nhất là tìm một nhà tâm lý mà bạn có thể tin tưởng. Thực tế, mức độ tin tưởng của một người đối với chuyên viên/chuyên gia chăm sóc sức khỏe tinh thần của họ đóng vai trò lớn nhất trong việc liệu pháp điều trị có thành công hay không.
Ngoài ra, có thể bạn sẽ cần gặp chuyên gia tâm lý để xem rằng hình thức nào mới là phù hợp với tình trạng của mình nhất, đôi khi sự đánh giá chủ quan của chính bản thân bạn chưa mang tính khách quan, hơn nữa, khi gặp người có đào tạo chuyên sâu thì việc đánh giá đủ chính xác và đề cao lợi ích của chính bản thân bạn lên hàng đầu.
Khi nào nên chọn Tham vấn tâm lý?
Bạn có vấn đề cụ thể hoặc vấn đề ngắn hạn mà bạn muốn giải quyết.
Bạn muốn học các kỹ năng đối phó để giúp kiểm soát căng thẳng tốt hơn và cải thiện các mối quan hệ.
Bạn đang tìm kiếm một người về cơ bản là một “huấn luyện viên” có thể hướng dẫn và hỗ trợ bạn khi bạn học cách nhận ra vấn đề và tự hình thành các giải pháp lành mạnh.
Khi nào nên chọn Trị liệu tâm lý?
Một nhà trị liệu tâm lý có thể là một lựa chọn tốt hơn nếu:
Bạn đang đương đầu với chấn thương trong quá khứ, hoặc nếu bạn tin rằng những tình huống trong quá khứ có thể đóng một vai trò nào đó trong các vấn đề hiện tại.
Các vấn đề hiện tại của bạn là mối quan tâm đã diễn ra trong thời gian dài hoặc tái diễn.
Bạn đang đối mặt với các vấn đề nghiện ngập.
Bạn có một tình trạng sức khỏe tâm thần được chẩn đoán như rối loạn lưỡng cực hoặc rối loạn lo âu nghiêm trọng.
Tham vấn và Trị liệu Tâm lý cho bệnh Trầm cảm
Cả tư vấn và liệu pháp tâm lý đều được sử dụng trong điều trị trầm cảm, và sự lựa chọn có thể phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chứng trầm cảm, cho dù đó là một vấn đề mới hay là vấn đề đã diễn ra trong thời gian lâu dài.
Những người trầm cảm nặng được hưởng lợi nhiều nhất từ các liệu pháp tâm lý, trong khi những người ở mức nhẹ và trung bình sẽ nhận được nhiều lợi ích từ việc tham vấn.
Chuẩn bị những gì trước khi Tham vấn và Trị liệu tâm lý?
Trước cuộc hẹn, bạn hãy lập danh sách:
Tất cả các loại thuốc, vitamin hoặc các chất bổ sung khác mà bạn đang dùng, nếu có thể bạn nên liệt kê cả liều lượng.
Các câu hỏi mà bạn dự định sẽ hỏi chuyên gia tâm lý trong quá trình tham vấn/trị liệu.
Biên Dịch Là Gì? Thông Dịch Là Gì? Thông Dịch Và Biên Dịch Khác Nhau Như Thế Nào
Nhiều người bởi vì không thực sự hiểu biết về ngành dịch nên sẽ thường xuyên sử dụng nhầm hai từ thông dịch và biên dịch. Tuy nhiên, để có thể tìm được việc làm nhân viên biên dịch hoặc là thông dịch như mong muốn bạn cần hiểu được 2 từ này.
Đầu tiên cùng tìm hiểu về thông dịch và biên dịch khác nhau như thế nào về mặt phương tiện và kỹ năng của mỗi công việc. Thông dịch là gì thì nó nghĩa là dịch ngôn ngữ nói, còn biên dịch là gì thì nó là dịch văn bản viết. Cả hai hình thức dịch này sẽ đều đòi hỏi cần phải có vốn hiểu biết sâu rộng về ngôn ngữ và cũng như là văn hóa, kiến thức về chuyên môn về lĩnh vực được dịch và cả kỹ năng giao tiếp tốt được cả bằng ngôn ngữ nói và viết. Vậy cùng tìm hiểu kỹ hơn thông dịch và biên dịch khác nhau như thế nào?
Thông dịch là gì? (Hay còn được gọi là phiên dịch)
Thông dịch là gì thì nó là việc dịch từ ngôn ngữ này nguồn sang ngôn ngữ đích ngay ở tại thời điểm nói. Bản dịch thì nó sẽ được phát đồng thời với bản gốc (việc dịch song song) hoặc là ngay sau bản gốc (gọi là dịch nối tiếp). Người thông dịch sẽ không có được sự hỗ trợ của kịch bản, từ điển hay là bất cứ loại tài liệu tham khảo nào khác.
Các thông dịch viên chuyên nghiệp thì họ cần phải dịch ngôn ngữ nguồn (là ngôn ngữ được dịch) tùy theo từng ngữ cảnh và cũng như mục đích cụ thể của người nói. Đối với các thành ngữ, tục ngữ hoặc là các từ ngữ mà mang yếu tố văn hóa, người dịch cần phải tìm các cụm từ có ý nghĩa tương đương ở trong ngôn ngữ đích để giúp cho người nghe có thể hiểu được. Tài nguyên duy nhất mà người thông dịch viên sẽ có đó là có thể sử dụng là kinh nghiệm, có trí nhớ tốt và khả năng phản xạ nhanh.
Thông dịch viên sẽ thường làm việc ở trong các dự án đòi hỏi phải phiên dịch trực tiếp như cuộc họp, hội nghị, hoặc là phỏng vấn, truyền hình trực tiếp,…
Có lẽ thông dịch và biên dịch khác nhau như thế nào thì đó chính là biên dịch viên có thể sử dụng được các công cụ để hỗ trợ vào trong công việc của họ. Biên dịch là gì? Thì biên dịch viên sẽ có thể sử dụng từ điển, hoặc phần mềm hỗ trợ dịch thuật, hay là tài liệu tham khảo,… trước và trong quá trình dịch. Trong quá trình dịch, họ sẽ còn có thể tham khảo ý kiến của những người khác để có thể đảm bảo chất lượng bản dịch (nó được gọi là hiệu đính bản dịch).
Biên dịch viên sẽ làm việc với các loại tài liệu viết cho website, cho tạp chí, hoặc làm phụ đề video, phần mềm, sách báo,…
5 điểm khác biệt chính giữa thông dịch và biên dịch là gì
Đến đây chắc hẳn các bạn đã hiểu được cách so sánh thông dịch và biên dịch. Nói tóm lại, có 5 điểm khác biệt chính để so sánh thông dịch và biên dịch như sau:
Định dạng của ngôn ngữ: Thông dịch là gì thì đó là dịch ngôn ngữ nói theo thời gian thực, còn với biên dịch viên thì sẽ dịch ngôn ngữ viết.
Cách truyền đạt: Thông dịch sẽ được diễn ra ngay tại thời điểm nói. Việc dịch này có thể diễn ra trực tiếp, thông qua điện thoại hoặc là video. Ngược lại, biên dịch thì có thể xảy ra một thời gian dài sau khi mà tài liệu gốc được soạn thảo. Chính nhờ điều này đã mang lại cho các biên dịch viên một khoảng thời gian đáng kể để có thể sử dụng công nghệ và cũng như tài liệu tham khảo để tạo ra được những bản dịch chính xác và có được chất lượng cao hơn.
Độ chính xác: Có lẽ rằng thông dịch sẽ không yêu cầu độ chính xác cao như biên dịch. Thông dịch viên thì nó thường hướng tới sự hoàn hảo; tuy nhiên rất khó để có thể làm được điều này khi mà họ không có quá nhiều thời gian để có thể suy nghĩ. Nhiều khi, thông dịch viên sẽ còn được phép bỏ qua những thông tin mà không quan trọng. Một lần nữa, thời gian sẽ lại đứng về phía các biên dịch viên khi mà họ sẽ có nhiều thời gian hơn để chỉnh sửa bản dịch.
Yêu cầu:Thông dịch viên sẽ cần phải thành thạo cả ngôn ngữ nguồn và cũng như ngôn ngữ đích bởi vì họ sẽ phải dịch hai chiều cùng lúc mà sẽ không có sự hỗ trợ của từ điển hay là các loại tài liệu tham khảo. Ngoài ra, họ còn cần phải có được vốn kiến thức sâu rộng về nhiều ngành nghề khác nhau, cũng như có khả năng phản ứng nhanh và có trí nhớ tốt.
Các yếu tố khác: Dịch các cụm từ ẩn dụ hay là tương đương như thành ngữ, tục ngữ,… làm sao để giúp cho người nghe, người đọc hiểu là một thách thức lớn đối với cả các biên dịch và với cả thông dịch viên. Trên hết, người phiên dịch thì họ sẽ phải nắm bắt được âm điệu và cũng như sự thay đổi trong giọng nói của người nói để có thể xác định ý mà họ định truyền đạt là gì, từ đó sẽ truyền đạt được một cách thật dễ hiểu cho người nghe.
Biên dịch hay là thông dịch khó hơn
Bạn phân vân về thông dịch và biên dịch? Phần so sánh thông dịch và biên dịch. Từ những thông tin trên chắc hẳn bạn đã hiểu được thông dịch là gì, phiên dịch là gì và cũng như so sánh thông dịch và phiên dịch. Trên thực tế, mặc dù cùng sử dụng một ngoại ngữ nhưng việc thông dịch sẽ thường khó hơn nhiều lần so với biên dịch. Có rất nhiều lý do khác nhau để có thể giải thích được cho điều này, ví dụ như:
Thông dịch sẽ cần phải có cả kỹ năng nghe nói tốt, phát âm chuẩn trong khi đó thì biên dịch sẽ chủ yếu thiên về viết lách.
Thông dịch viên sẽ cần phải lắng nghe và cũng như phải xử lý thông tin một cách tức thời trong khi biên dịch thì sẽ có nhiều thời gian hơn để tìm hiểu, và trau chuốt lời dịch của mình.
Thông dịch viên sẽ cần phải có vốn kiến thức cơ bản về nhiều lĩnh vực khác nhau, đồng thời với vốn từ vựng phong phú. Biên dịch thì họ cũng cần có nền tảng kiến thức rộng, nhưng yêu cầu sẽ ít khắt khe hơn bởi vì họ có nhiều thời gian để có thể tra từ, và tìm hiểu các thuật ngữ chuyên ngành,… trong khi dịch.
Thông dịch viên thì họ cần phải có trí nhớ tốt, sẽ vừa truyền đạt cho người nghe được những thông tin phía trước mà lại vừa phải lắng nghe và xử lý những thông tin đến sau từ phía diễn giả.
Thông dịch cũng cần phải có sự tự tin trong khi mà biên dịch sẽ thường là những người làm việc thầm lặng ở phía sau hậu trường.
Nhìn chung, công việc của thông dịch viên thì nó sẽ đòi hỏi phải có nhiều kỹ năng hơn là biên dịch. Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là công việc của biên dịch thì nó sẽ đơn giản dễ làm. Biên dịch sẽ luôn phải hướng tới sự hoàn hảo. Họ có được nhiều thời gian để có thể trau chuốt lời dịch và cũng có nghĩa là những yêu cầu về chất lượng bản dịch cũng sẽ cao hơn nhiều so với khi mà dịch nói. Nếu như thông dịch thì chỉ cần đảm bảo chính xác về mặt nội dung và cũng như thông điệp của diễn giả thì biên dịch, họ sẽ cần phải đảm bảo nội dung chính xác, có câu văn hay, và lời văn phải sắc sảo hay là thân thiện tùy vào đối tượng độc giả và đặc biệt là còn phải dùng được những từ ngữ “đắt giá” ở trong ngôn ngữ đích.
Học ngoại ngữ nên chọn làm Biên dịch hay là phiên dịch
Rất nhiều bạn trẻ sẽ băn khoăn không biết mình nên chọn theo ngành biên dịch hay là phiên dịch. Trên thực tế, cả 2 nghề thông dịch và biên dịch này thì nó đều có những ưu và nhược điểm trên. Nghề phiên dịch sẽ thường đòi hỏi khả năng về ngoại ngữ tốt hơn, do vậy, lựa chọn của bạn cũng phải phù hợp với trình độ ngôn ngữ thực tế của bạn. Nếu như bạn không quá xuất sắc trong khả năng về Nghe và Nói thì có thể nghề biên dịch sẽ phù hợp hơn.
Bên cạnh đó, khi mà lựa chọn nghề biên dịch hay là phiên dịch bạn cũng phải cân nhắc đến cả vấn đề về tính cách và sở thích. Nếu như bạn hướng nội và ngại giao tiếp thì nghề phiên dịch cũng sẽ có thể khiến cho bạn bị quá tải. Cũng có trường hợp những người rất giỏi ngoại ngữ để có thể nhưng chọn trở thành Biên dịch viên bởi vì họ thích môi trường yên tĩnh hoặc là thích dịch sách, dịch báo chí,…
Ngày nay, rất nhiều người vừa làm Biên dịch viên và cũng đồng thời làm thông dịch viên ở trong một số trường hợp cụ thể và ngược lại. Nhìn chung việc phân chia rạch ròi về hai công việc thông dịch và biên dịch này đôi khi không thực sự cần thiết. Các doanh nghiệp chủ yếu là tuyển phiên dịch và biên dịch, do đó bạn cũng không cần phải băn khoăn quá nhiều.
Qua những thông tin trên chắc hẳn đã giúp cho các bạn hiểu được thông dịch là gì, biên dịch là gì, thông dịch và biên dịch khác nhau như thế nào; so sánh thông dịch và biên dịch, giải đáp được thông dịch hay biên dịch khó hơn và học ngoại ngữ nên chọn làm biên dịch hay phiên dịch. Rất hy vọng những thông tin trên do mangtuyendung cung cấp về biên dịch là gì, phiên dịch là gì, cách so sánh thông dịch và biên dịch; thông dịch và biên dịch khác nhau như thế nào sẽ thật sự hữu ích với bạn đọc.
Sự Khác Nhau Giữa Mùi Tây Và Rau Mùi
Mùi tây và rau mùi đều là những loại rau thơm, thoạt nhìn, hai loại thảo mộc xanh mướt này trông như anh em sinh đôi. Mọi người thường nhầm lẫn chúng với nhau và nhiều người tự hỏi liệu chúng có thể hoán đổi cho nhau hay không?
Lá rau mùi có hình tròn hơn, còn lá mùi tây thì nhọn
Mùi tây (Petroselinum crispum) và rau mùi (Coriandrum sativum) là hai loại rau thơm, lá màu xanh tươi, mọc trên thân dài và mảnh, chúng cùng thuộc họ Hoa tán (Apiaceae). Người dân một số vùng gọi rau mùi là ngò rí và mùi tây là ngò tây.
Mặc dù mùi tây và rau mùi có nhiều điểm giống nhau nhưng bạn có thể phân biệt bằng cách kiểm tra lá của chúng. Lá rau mùi có hình tròn hơn, còn lá mùi tây thì nhọn. Tuy nhiên, cách tốt nhất để phân biệt cả hai là ngửi chúng. Mùi tây có hương thơm của thảo mộc nhẹ nhàng tươi mát, trong khi rau mùi có hương cam quýt, cay nồng hơn nhiều. Một số người mô tả mùi và vị của lá rau mùi tươi giống như mùi xà phòng. Đó là bởi vì chúng chứa các hợp chất aldehyde.
Mọi người sử dụng cả hai loại thảo mộc thường xuyên để tạo mùi thơm và điểm nhấn trong các món ăn, nhưng chúng cũng có lịch sử sử dụng lâu dài trong y học cổ truyền.
Ngò tây và ngò tây đều giàu vitamin, rất ít calo, protein, carbs và chất béo
Giá trị dinh dưỡng Mùi Tây Rau mùi
Lượng calo 10 calo 6 calo
Chất đạm 1 gam 1 gam
Carbohydrate 2 gam 1 gam
Chất béo Rất ít Rất ít
Vitamin K 574% nhu cầu hàng ngày 109% nhu cầu hàng ngày
Vitamin C 62% nhu cầu hàng ngày 13% nhu cầu hàng ngày
Vitamin A 47% nhu cầu hàng ngày 38% nhu cầu hàng ngày
Vitamin B9 11% nhu cầu hàng ngày 4% nhu cầu hàng ngày
Hàm lượng vitamin K trong rau mùi tây rất đáng chú ý. Chỉ 28 gram cung cấp gần 6 lần nhu cầu hàng ngày được khuyến nghị cho loại vitamin này. Vitamin K đặc biệt quan trọng đối với quá trình đông máu khỏe mạnh và giúp xương chắc khỏe.
Ngoài các chất dinh dưỡng trên, cả hai loại thảo mộc đều giàu các hợp chất phenolic. Đây là những chất chống oxy hóa có thể bảo vệ tế bào và DNA của cơ thể tránh khỏi sự tổn thương do quá trình oxy hóa.
Nhiều nghiên cứu cho thấy lợi ích sức khỏe của mùi tây và rau mùi
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng các hóa chất thực vật xuất hiện tự nhiên trong các loại thảo mộc này có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau [1], [2], [3] như:
– Giảm lượng đường trong máu
– Giảm cholesterol
– Giúp ngăn ngừa cục máu đông
– Ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn và nấm
– Giảm huyết áp và sỏi thận bằng cách hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu
– Giảm đau
– Giảm thiểu co thắt đường ruột
Advertisement
Phương pháp và các nguyên liệu trong món ăn có thể ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng của mùi tây và rau mùi
Cả hai loại thảo mộc đều tạo thêm màu xanh lá cây tươi sáng cho các công thức nấu ăn. Tuy nhiên, do bởi hương vị rất khác nhau mà không phải lúc nào vị này cũng có thể thay thế vị này cho vị kia trong công thức nấu ăn.
Thân và lá của rau mùi rất thơm, lá rất mềm trong khi thân cứng hơn một chút. Bạn có thể cắt nhỏ và sử dụng cả thân và lá của loại thảo mộc này. Hương vị rau mùi trọn vẹn nhất nếu ăn sống chứ không phải nấu chín hoặc sấy khô. Phổ biến nhất là thêm rau mùi vào bước cuối cùng khi nấu ăn hoặc dùng trang trí cho món ăn được đẹp mắt. Ngoài ra, một số nơi còn sử dụng để tạo hương vị cho nước sốt salad hoặc nước chấm rau.
Mùi tây là một loại thảo mộc linh hoạt hơn vì hương vị thân thảo, tươi mát. Nó là một thành phần chủ yếu trong các công thức nấu ăn của Trung Đông như tabbouleh, giúp bổ sung thêm hương vị cho hầu hết mọi món súp, món hầm, nước sốt hoặc nước xốt. Không giống như rau ngò, mùi tây vẫn giữ được hầu hết hương vị khi nấu chín. Vì vậy, bạn có thể thêm nó vào các món ăn trong quá trình nấu nướng hoặc sử dụng nó như một vật trang trí để tăng thêm hương vị và màu sắc. Thân cây có thể ăn được, nhưng một số người thấy dai hoặc đắng và chỉ thích dùng phần lá.
Khi bạn sử dụng 2 loại thảo mộc này trong công thức nấu ăn, phương pháp nấu ăn và các thành phần khác được sử dụng có thể ảnh hưởng đến hàm lượng chất dinh dưỡng và các hợp chất có lợi cho sức khỏe khác của các loại thảo mộc này. Nấu rau mùi tây và rau mùi làm giảm một số chất chống oxy hóa nhất định nhưng lại làm tăng lượng của chất chống oxy hóa khác. Đun nhỏ lửa làm tăng hàm lượng chất chống oxy hóa của chúng, trong khi xào và nướng sẽ làm giảm các chất đó.
Thêm chúng vào những công thức nấu ăn có chứa một số chất béo, chẳng hạn như dầu ô liu, bơ hoặc nước cốt dừa sẽ giúp làm tăng lượng vitamin Kmà cơ thể hấp thụ từ những loại rau này.
Hy vọng qua bài viết trên giúp bạn có thể phân biệt được rau mùi và mùi tây cũng như biết khi nào nên sử dụng chúng cho món ăn của mình để có được chất dinh dưỡng tối đa cũng như hương vị món ăn trọn vẹn nhất.
Nguồn: Healthline
Nguồn tham khảo
Bioactive Properties and Phenolic Compound Profiles of Turnip-Rooted, Plain-Leafed and Curly-Leafed Parsley Cultivars
Coriander (Coriandrum sativum L.) and its bioactive constituents
Parsley: a review of ethnopharmacology, phytochemistry and biological activities
6 Tư Thế Yoga Giúp Tăng Cường Sức Mạnh Thân Trên
Yoga tốt cho sức khỏe là điều ai cũng biết, thế nhưng ít ai nghĩ rằng những động tác yoga nhẹ nhàng lại có thể tăng sức mạnh thân trên cực kỳ hiệu quả.
Yoga nổi tiếng là bộ môn có tác dụng tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt và giúp cơ thể thoát khỏi sẽ sự cứng ngắc dưới tác động của thời gian. Thế nhưng, bạn có biết yoga cũng là một bài tập tuyệt vời để tăng cường cơ bắp và xây dựng sức bền ở hầu hết các cơ trên cơ thể bạn?
Tùy thuộc vào loại hình mà yoga có thể giúp bạn xây dựng sức mạnh thông qua chuyển động hoặc thông qua việc cố định và siết nhóm cơ khi thực hiện. Không những vậy, một số bài tập yoga còn tập trung vào việc xây dựng sức mạnh ở phần trên cơ thể. Song song với các bài tập này, bạn có thể tập thêm các bài tập yoga tăng sức mạnh của chân vào các ngày khác nhau trong tuần để cân bằng việc tập luyện.
1. Tư thế chó cúi mặtĐây là tư thế có thể tăng sức mạnh đáng kinh ngạc cho phần ngực, vai và cơ lưng.
Cách thực hiện
Quỳ trên thảm bằng cả 2 chân và 2 tay, đầu gối mở rộng bằng hông, hai tay đặt dưới vai và mở rộng bằng vai, các ngón tay xòe rộng
Dùng lực cánh tay, từ từ đẩy người lên cao, chỉ giữ chân bàn tay và bàn chân chạm thảm. Hai chân duỗi thẳng.
Dịch chuyển tay lên phía trước, 2 chân lùi về phía sau để kéo dài thân người. Ép chặt bắp đùi khi di chuyển.
Thư giãn đầu và cổ, hít thở đều.
2. Tư thế tấm vánTư thế tấm ván nổi tiếng với tác dụng tăng sức mạnh cho cơ bụng, thế nhưng ít ai biết rằng tư thế này cũng rất có lợi cho cánh tay và vai.
Cách thực hiện
Từ tư thế chó cúi mặt, hít vào thật sâu và đẩy thân về phía trước sao cho cánh tay vuông góc với sàn, 2 vai thẳng phía trên 2 cổ tay, thân song song với sàn nhà, chân duỗi thẳng.
Ấn mạnh 2 tay xuống sàn, mở rộng bàn tay và vai
Nhẹ nhàng thả lỏng cổ, mắt nhìn xuống
Giữ chặt phần bụng và chân, đảm bảo lưng giữ thẳng
Nếu cố gắng giữ tư thế lâu hơn, bạn có thể hạ đầu gối xuống thảm. Giữ tư thế và hít thở đều.
3. Tư thế con cá sấuTư thế này không chỉ giúp tăng sức mạnh cơ tam đầu mà còn giúp bạn nói lời tạm biệt với tình trạng bắp tay chảy xệ.
Cách thực hiện
Bắt đầu ở tư thế tấm ván với hai tay đặt thẳng dưới vai và thân người duỗi thẳng hết cỡ
Từ từ hạ thấp ngực về phía mặt đất, kéo khuỷu tay về phía xương sườn và nhìn về phía trước. Giữ hông cao hơn ngực một chút và siết chặt cơ bụng.
Giữ nguyên tư thế và thở đều.
4. Tư thế chó ngửa mặtĐây là tư thế vừa giúp mở ngực vừa có thể làm tăng sức mạnh của phần thân trên cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra, tư thế này cũng rất hữu ích đối với việc kéo giãn 2 vai, tay, cổ tay và bụng.
Cách thực hiện
Nằm sấp trên thảm với đầu hơi nâng lên và đặt tay ngay dưới vai
Đặt bàn chân sao cho mu bàn chân nằm trên thảm
Thở ra, ấn 2 bàn tay xuống thảm, nhẹ nhàng nhấc thân lên khỏi thảm cho đến khi tay duỗi thẳng. Trọng lượng cơ thể dồn lên đầu bàn chân và bàn tay.
Thư giãn phần cổ. Giữ nguyên tư thế và hít thở đều.
5. Tư thế side plankĐây là biến thể của bài tập plank cơ bản, giúp tăng sức mạnh cho vai từ một góc độ khác. So với tư thế tấm ván, tư thế Side Plank có độ khó cao hơn nhiều bởi bạn chỉ được sử dụng một bên cánh tay và một bên chân để nâng đỡ cơ thể lên khi thực hiện bài tập. Việc này sẽ khiến một bên tay và vai hoạt động tối đa mà không cần phải hỗ trợ cho bên còn lại.
Cách thực hiện
Bắt đầu với tư thế tấm ván với tay đặt dưới vai, lưng và cổ giữ thẳng
Siết chặt cơ bụng sau đó kiễng 2 mũi chân chạm sàn
Từ từ nghiêng người sang phải, chân phải đặt lên chân trái. Tay trái giơ cao lên trên.
Hít thở đều từ 10 – 15 nhịp đếm và đổi bên.
6. Tư thế cái bànSau khi thực hiện nhiều tư thế với mặt hướng xuống sàn, tư thế cái bàn sẽ giúp mở ngực, cơ vai và giúp tăng sức mạng thân trên theo hướng đối diện với các tư thế trên.
Cách thực hiện
Ngồi trên thảm với bàn chân đặt trên thảm, đầu gối cong và hướng lên trần nhà
Đặt 2 tay ra sau lưng với các ngón tay hướng vào trong
Nhìn lên, siết chặt cơ bụng và mông, đồng thời nâng cơ thể lên nhẹ nhàng, để đầu thư giãn.
Thở đều và giữ nguyên tư thế trong vài nhịp thở.
Đăng bởi: Bảo Ngô Gia
Từ khoá: 6 tư thế yoga giúp tăng cường sức mạnh thân trên
Cập nhật thông tin chi tiết về Tập Yoga Ấn Độ Và Yoga Phương Tây Khác Nhau Như Thế Nào? trên website Vxsc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!