Bạn đang xem bài viết Smt Là Gì? Công Nghệ Smt Trong Ngành Sản Xuất Linh Kiện – Điện Tử được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Vxsc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Công nghệ SMT là một thuật ngữ phổ biến trong ngành sản xuất bảng mạch điện tử và dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử. Trong bài viết này, Autorobot sẽ giúp bạn hình dung về SMT là gì? và những so sánh về công nghệ SMT so với các kỹ thuật truyền thống.
SMT (Surface Mount Technology) được hiểu là gắn kết bề mặt. Trong đó các thành phần điện, linh kiện điện tử được gắn trực tiếp lên bề mặt của bảng mạch in (PCB). Đây là một phương pháp chế tạo bảng mạch phổ biến trên các dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử tự động, bán tự động.
Trước khi công nghệ SMT xuất hiện, người ta phải gia công cơ khí để đính thêm một mẩu kim loại vào hai đầu sao cho có thể hàn trực tiếp lên trên bề mặt mạch in. Khi SMT ra đời, mỗi linh kiện sẽ được cố định trên bề mặt bằng chì, và ở mặt kia của tấm PCB linh kiện cũng chỉ được cố định bằng một chấm kem hàn tương tự.
Dây chuyền công nghệ SMT là dây chuyền hiện đại, được ứng dụng phổ biến trong quy trình sản xuất mạch điện tử. Với yêu cầu nhỏ, gọn, di động của các sản phẩm điện tử ngày nay, dây chuyền SMT giúp tối ưu hóa kích thước của các PCB. Đồng thời, cũng giúp gắn thêm nhiều thiết bị như Diot, điện trở, tụ điện. Tùy theo mức độ tự động hóa, dây chuyền SMT được chia thành 2 loại:
Dây chuyền SMT tự động
Dây chuyền SMT bán tự động.
Có khá nhiều khái niệm khác nhau về SMT thụ động. Và để thống nhất trong ngành công nghiệp sản xuất, các kĩ sư đã thống nhất SMT thụ động là các điện trở SMT hoặc tụ điện SMT có kích thước được gói tiêu chuẩn hoá.
Về điện trở và tụ điện sẽ có nhiều kích cỡ gói khác nhau, bao gồm: 1812, 0805, 1206, 0603, 0402 và 0201. Và những kích thước được đề cập có thể lên tới hàng trăm inch. Hiện tại thì chúng không được sử dụng phổ biến bởi có nhiều linh kiện nhỏ hơn, tuy nhiên vẫn có thể tìm thấy SMT thụ động trong các ứng dụng khi cần đến nguồn năng lượng lớn hơn.
Thông thường, các bóng dẫn và Diode sẽ được chứa trong các gói nhựa có kích thước tương đối nhỏ. Các Diode sẽ cho phép dòng điện chạy theo một hướng và được vẽ trên đầu. Một bóng bán dẫn là khối xây dựng cơ bản cho các mạch máy tính và một số thiết bị điện tử khác, nó phản ứng nhanh và sử dụng với chức năng điều chỉnh điện áp, chuyển mạch, dao động, khuếch đại và điều chế tín hiệu.
Các mạch tích hợp bên trong công nghệ SMT sẽ được trang bị các gói tích hợp và được thiết kế tùy biến theo mức độ kết nối cần thiết. Tùy vào đặc thù từng doanh nghiệp cũng như từng loại chip khác nhau mà hệ thống SMT cũng có những sự thay đổi nhất định:
Các con chip nhỏ sẽ sử dụng các gói tích hợp SOIC – mạch tích hợp phác thảo nhỏ) – được sử dụng cho các chip logic 74 series quen thuộc. Bên cạnh đó các gói phiên bản nhỏ hơn bao gồm TSOP và SSOP.
Các con chip lớn hơn và đòi hỏi tiếp cận trực tiếp hơn sẽ sử dụng gói tích hợp VLSI – với đặc trưng là dấu chân hình vuông hoặc hình chữ nhật.
Bên cạnh đó là chip BGA (Ball Grid Array) được sử dụng trong nhiều ứng dụng. Thay vì có các kết nối ở bên cạnh thì chúng ở bên dưới gói. Vì toàn bộ mặt dưới của gói có thể được sử dụng khoảng cách của các kết nối rộng hơn và nó được cho đáng tin cậy hơn nhiều.
Quét hợp kim hàn: Kem hàn sẽ được công nhân quét qua lỗ của một mặt nạ kim loại (metal mask hoặc stencil). Sau đó được đặt trên PCB để tránh dính vào bộ phận khác của linh kiện. Sau đó, chuyển sang công đoạn gắn linh kiện.
Gắn chíp, gắn IC: Công nghệ SMT tự động gỡ linh kiện từ băng chuyền hoặc khay và đặt vào vị trí tương ứng đã được quét kem hàn. Sau khi lớp kem được sấy khô, các PCB sẽ được lật mặt và tiến hành gắn lặp lại.
Gia nhiệt – làm mát: Trong mỗi nhà máy, công đoạn gia nhiệt sẽ được thực hiện ở các lò sấy – khu vực có nhiệt độ tăng dần để linh kiện có thể thích ứng. Đến mức nhiệt độ đủ lớn, lớp kem hàn sẽ nóng chảy, dán chặt lớp linh kiện lên PCB. Sau đó chúng được làm mát bằng cách rửa với một số hóa chất, dung môi và nước, rồi dùng khí nén làm khô nhanh.
Kiểm tra và sửa lỗi: Trong các phân xưởng ngành linh kiện điện tử, người ta sử dụng máy AOI (Automated Optical Inspection) quang học hoặc X-ray để kiểm tra chất lượng thành phẩm. Các thiết bị này cho phép phát hiện các lỗi vị trí, lỗi tiếp xúc của các linh kiện và kem hàn trên bề mặt của mạch in.
Nội dung so sánh Công nghệ SMT Kỹ thuật xuyên lỗ cũ
Kích thước thành phần gia công (Tụ điện, điện trở, thiết bị bán dẫn khác…) Giảm kích thước các thành phần trên bo mạch. Linh kiện nhỏ nhất được lắp đặt bằng công nghệ SMT có kích thước 0.1×0.1mm. Các thành phần trên bo mạch đòi hỏi kích thước tương đối lớn để có thể thực hiện xuyên lỗ thủ công.
Mật độ thành phần Khả năng kết nối linh kiện trên mỗi thành phần tương đối cao. Ngoài ra, mật độ kết nối cao hơn vì các lỗ không chặn không gian định tuyến trên các lớp bên trong Số lượng linh kiện trên một đơn vị diện tích ít hơn.
Khả năng gắn kết Các thành phần có thể được gắn trên cả hai mặt của bảng mạch. Các thành phần chỉ được gắn trên một mặt của bảng mạch.
Vấn đề lỗi Các lỗi nhỏ trong vị trí linh kiện được sửa tự động khi sức căng bề mặt của vật hàn nóng chảy. Kéo các thành phần vào vị trí thẳng hàng với miếng hàn Khi xuyên lỗ, đòi hỏi sự chuẩn xác rất lớn. Bởi vì một khi các dây dẫn xuyên qua các lỗ, các thành phần được căn chỉnh hoàn toàn và không thể di chuyển theo chiều ra khỏi sự thẳng hàng. Vì vậy nếu có lỗi xảy ra, linh kiện sẽ bị loại bỏ hoàn toàn, gây tốn kém.
Hiệu suất cơ học Hiệu suất cơ học tốt hơn trong các điều kiện va đập và rung động. Không đảm bảo so với công nghệ SMT.
Điện trở và điện cảm so với mối hàn Thấp hơn. Do đó, ít hiệu ứng tín hiệu RF không mong muốn hơn và hiệu suất tần số cao tốt hơn. Cao hơn.
Số lượng lỗ khoan Ít hơn. Nhiều hơn, gây tốn thời gian và ảnh hưởng chi phí sản xuất.
Mức độ chuyên môn hóa Đạt tỷ lệ 100% do thực hiện hoàn toàn tự động. Còn xảy ra sai sót, không đảm bảo chất lượng.
Công nghệ SMT đòi hỏi sự chú ý đến chi tiết cao hơn nhiều so với lắp ráp xuyên lỗ. Ngay cả với quy trình phần lớn được tự động hóa, việc đổ kem hàn luôn là vấn đề hàng đầu khi mà các lỗ hàn ngày càng nhỏ hơn, đòi hỏi ít chất hàn hơn. Chính điều này cũng dẫn tới khó khăn tiếp theo là các mối hàn có thể bị hỏng do các hợp chất bầu trải qua chu trình nhiệt.
Ngoài ra vấn đề chi phí đầu tư của doanh nghiệp sẽ là rất lớn khi triển khai công nghệ SMT. Bởi việc lắp ráp/sửa chữa linh kiện có nhiều thành phần khó hơn sẽ đòi hỏi người vận hành có tay nghề cao và các công cụ đắt tiền hơn, do kích thước nhỏ và khoảng cách hẹp của SMT.
Chiết Xuất Là Gì ? Quy Trình, Phương Pháp Và Công Nghệ Chiết Xuất
1. Theo bạn chiết xuất hay chiết suất?
2. Chiết xuất là gì?
Có thể hiểu ý nghĩa đơn giản của chiết xuất như là quá trình trích xuất một phần của nguyên liệu thô, bằng những cách khác nhau như sử dụng dung môi để tạo nên những chất chiết xuất dưới dạng ngâm trong rượu, cô đặc hoặc ở dạng bột.
Chiết xuất mỹ phẩm là gì ?
Chiết xuất dược liệu là gì ?
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất
3.1. Những yếu tố thuộc về thành phần, cấu tạo của dược liệu
Có thể với những dược liệu còn non, màng tế bào sẽ có cấu tạo không ổn định, chủ yếu là cellulose. Cellulose có tính chất không tan trong nước và không tan trong các dung môi khác.
Đối với những dược liệu già, rắn chắc, màng tế bào bị hóa cutin, rất rắn chắc. Khi xay nhỏ dược liệu, tạo điều kiện cho dung môi dễ thấm ướt dược liệu, chất tan dễ khuếch tán vào dung môi.
– Một số tạp chất khác ở trong dược liệu: Đó là những chất mà cây thải ra, có thể cản trở hoặc xúc tác quá trình chiết xuất.
Đối với những dược liệu chứa nhiều tinh bột:
Đối với những dược liệu chứa enzyme: Với bản chất tương tự protein, nó dễ bị mất hoạt tính khi ở nhiệt độ 60-70 độ C, với nhiệt độ lạnh thì nó sẽ ngưng hoạt động. Vậy nên cần có các phương pháp để xử lý enzyme tốt khi chiết xuất.
3.2. Những yếu tố thuộc về dung môi
– Độ phân cực: Cần chú ý đến các nhóm dung môi phân cực yếu, vừa và mạnh. Vì nó ảnh hưởng đến quá trình hòa tan các chất trong quá trình chiết xuất.
3.3. Những yếu tố thuộc về kỹ thuật
– Nhiệt độ chiết xuất: Nhiệt độ tăng dẫn đến độ nhớt của dung môi giảm, do đó sẽ tạo điều kiện cho quá trình chiết xuất. Tuy nhiên, tăng nhiệt độ cũng có mặt hại:
Đối với hợp chất kém bền ở nhiệt độ cao: Nhiệt độ tăng thì gây sai lệch, phá hủy các hoạt chất như vitamin, glycosid…
Đối với dung môi dễ bay hơi: Nhiệt độ tăng kéo theo việc dung môi dễ bị hao hụt, vì bị bay hơi nhiều.
– Thời gian chiết xuất: Với khoảng thời gian dài, dịch chiết sẽ bị lẫn nhiều tạp, còn với thời gian ngắn, sẽ không thể chiết hết được hoạt chất có trong dược liệu.
4. Các công nghệ chiết xuất hiện nay
Phương pháp ngâm chiết:
– Ưu điểm: Đây là phương pháp đơn giản nhất, dễ thực hiện và với thiết bị đơn giản, tiết kiệm chi phí
– Nhược điểm: Năng suất của phương pháp này thấp, làm theo kiểu thủ công. Không thể một lần mà chiết xuất hết các hoạt chất trong dược liệu.
Chiết xuất saponin
Chiết saponin bằng dung môi
Chiết saponin bằng cách tủa trong môi trường acid
Chiết saponin bằng sóng siêu âm
5. Giới thiệu một số chiết xuất từ thiên nhiên phổ biến
Hiện nay, những thực vật có công dụng làm đẹp được khai thác trong công đoạn chiết xuất rất nhiều. Đặc biệt những chiết xuất từ thiên nhiên mang lại sự an toàn, có tác dụng làm đẹp, tăng cường sức khỏe.
Với những chia sẻ của chiết xuất 3C về khái niệm chiết xuất là gì, quy trình, công nghệ chiết xuất. Hy vọng sẽ đưa đến cho bạn những thông tin bổ ích nhất.
Các Nghiệp Vụ Kế Toán Trong Công Ty Sản Xuất
Tài khoản 111 – Tiền mặt
Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng
Tài khoản 142 – Chi phí trả trước
Tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Tài khoản 153 – Công cụ, dụng cụ
Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Tài khoản 155 – Thành phẩm
Tài khoản 214 – Hao mòn TSCĐ
Tài khoản 334 – Phải trả công nhân viên
Tài khoản 335 – Chi phí phải trả
Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác
Tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung. -Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinhKhi xuất nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu cho phân xưởng sản xuất để sản xuất sản phẩm, ghi:
Nợ TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
-Khi xuất vật liệu để dùng chung cho phân xưởng sản xuất hay phục vụ cho công tác quản lý phân xưởng, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
-Khi tính ra tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân phục vụ và nhân viên quản lý phân xưởng, ghi:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 334 – Phải trả CNV.
-Khi trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, ghi:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 338 – Phải trả phải nộp khác.
Xem Thêm:
Nghiên cứu các kỹ thuật áp dụng trong kế toán quản trị chiến lược
-Khi trích hảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phần được trừ vào tiền lương phải trả của cán bộ công nhân viên, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả CNV
Có TK 338 – Phải trả phải nộp khác.
-Khi xuất công cụ, dụng cụ cho phân xưởng sản xuất, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.
-Trường hợp giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn cần phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ khác nhau, ghi:
(1) Nợ TK 142 – Chi phí trả trước
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ (100% giá trị).
(2) Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 142 – Chi phí trả trước (theo mức phân bổ cho từng kỳ).
-Khấu hao TSCĐ đang dùng ở phân xưởng sản xuất, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 111, 112, 331.
-Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp nhân viên quản lý phân xưởng trong kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK 622 – Chi phí NC trực tiếp
Nợ TK 627 – Chi phí SX chung
Có TK 335 – Chi phí phải trả.
-Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định đang dùng ởphân xưởng sản xuất, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 335 – Chi phí phải trả.
-Cuối kỳ, kết chuyển các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung sang tài khoản Chi phí SXKD dở dang để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, ghi.
Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang
Có TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp
Có TK 622 – Chi phí NC trực tiếp
Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung.
-Nếu có phế liệu thu hồi nhập kho, ghi:Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang.
Xem Thêm:
Kế toán tài chính là gì? Công việc của kế toán tài chính cần làm
-Giá thành sản xuất thực tế của những sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ, ghi:
Nợ TK 155 – Thành phẩm
Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang.
-Trường hợp sản phẩm hoàn thành.không nhập kho, mà được giao ngay cho khách hàng tại phân xưởng, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang.
Sơ đồ kế toán
Sơ đồ 6.2: Hạch toán quá trình sản xuất
Chú thích:
(1) Chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm hay quản lý phân xưởng.
(2) Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng và các khoản chi phí tính theo tiền lương.
(3) Chi phí về công cụ, dụng cụ ở phân xưởng.
(4) Phân bổ chi phí trả trước cho kỳ này.
(5) Khấu hao tài sản cố định ở phân xưởng sản xuất.
(6) Chi phí khác ở phân xưởng trả bằng tiền hay chưa thanh toán.
(7) Chi phí phải trả được nhận trong kỳ
(8) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
(9) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
(10) Kết chuyển chi phí sản xuất chung.
(11) Giá trị phế liệu thu hồi nhập kho.
(12) Giá thành sản xuất thực tế của những sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ.
(13) Giá vốn sản phẩm sản xuất xong chuyển thẳng bán cho khách hàng
Chuyên Ngành Công Nghệ Thông Tin
Đánh giá
Review ngành Công nghệ thông tin – Học viện ngân hàng (BA): Học Công nghệ thông tin ở trường Kinh tế có tốt ???1. Tổng quan ngành Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin có tên tiếng anh là Information Technology, gọi tắt là IT. IT là một ngành học đào tạo sử dụng máy tính, kết cấu phần cứng và phần mềm máy tính nhằm mục đích lưu trữ, phân tích và xử lý các dữ liệu thông tin bằng các thuật toán, các công cụ kỹ thuật.
Công nghệ thông tin được phân làm 2 lĩnh vực: khoa học máy tính và kỹ thuật máy tính. Công nghệ thông tin mang lại cho con người các thành quả nghiên cứu, phát minh hiện đại trong việc xử lý thông tin, truyền tải thông tin, đồng thời giúp con người tối ưu hóa hiệu quả công việc và thời gian trong việc kết nối, trong công việc quản lý, hay trong sản xuất.
2. Đào tạo ngành Công nghệ thông tin tại Học viện Ngân hàng (BA)
Học viện Ngân hàng là một trường có thế mạnh về sự tiếp cận và bắt kịp xu hướng thời đại. Trong những năm gần đây, Học viện Ngân hàng đã mở rộng đầu tư đào tạo thêm các chuyên ngành đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế hiện đại (Luật kinh tế, Công nghệ thông tin,..) chứ không chỉ dừng lại đào tạo các chuyên ngành về kinh tế, tài chính hay ngân hàng.
Học viện Ngân hàng tự tin khẳng định chương trình đào tạo ngành CNTT tại Học viện thực sự rất cập nhật và rất chất lượng.. Chương trình đào tạo ngành CNTT được thiết kế dựa trên cách tiếp cận Đào tạo theo chuẩn đầu ra tên tiếng anh là Outcome-based Education (OBE) và nhu cầu của xã hội.
Tại BA, sinh viên chuyên ngành CNTT được đào tạo và trang bị các kiến thức chuyên môn sâu về phân tích thiết kế phần mềm, kỹ thuật lập trình, phân tích dữ liệu, phát triển và triển khai các dự án phần mềm, đánh giá thẩm. Đồng thời, các bạn cũng được rèn luyện kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, tư duy hệ thống và tư duy phản biện.
Ngoài ra, sinh viên ngành CNTT tại BA còn có cơ hội trải nghiệm, tiếp xúc với các chuyên gia tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, các ngân hàng; tham gia thực tập thực tế tại các doanh nghiệp lớn, thậm chí những sinh viên ưu tú có thể được nhà trường giới thiệu và tuyển dụng trực tiếp vào các Ngân hàng lớn phụ trách quản lý mảng kỹ thuật công nghệ; hay các doanh nghiệp lớn ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Học viện thường xuyên liên kết với các tập đoàn, công ty (Viettel, Công ty TNHH SAP Việt Nam – Công ty phần mềm quản lý tốt nhất trong nước) mở ra các buổi Talkshow giao lưu cùng sinh viên BA, đàm luận về kiến thức, trào lưu, cơ hội việc làm tương lai trong lĩnh vực công nghệ.
3. Điểm chuẩn ngành Công nghệ thông tin tại Học viện Ngân hàng
TrườngChuyên ngànhNgành20232023 Học Viện Ngân Hàng
Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin 27.7527.7526.226.226Ghi chú
Đánh giá
Xét học bạ
Đánh giá
Định hướng Nhật Bản, Xét học bạ
Đánh giá
Điểm thi TN THPT
Đánh giá
Định hướng Nhật Bản, Điểm thi TN THPT
Đánh giá
Điểm TN THPT
4. Cơ hội việc làm dành cho cử nhân Công nghệ thông tin tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành CNTT tại Học viện Ngân hàng có thể ứng tuyển các vị trí sau:
– Công ty phần mềm (Viettel, VNPT, CMC,..) : Kỹ sư lập trình, Chuyên viên tư vấn và triển khai phần mềm, Kỹ sư thiết kế và quản lý các dự án, Kỹ sư phát triển phần mềm.
– Các công ty sản xuất phần cứng, linh kiện điện tử (Samsung, LG,…): Kỹ sư thiết kế, chế tạo, sửa chữa linh kiện; Kỹ sư nghiên cứu và phát triển (RND).
– Tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học.
Nhiệt Kế Điện Tử Là Gì? Các Tiêu Chí Cần Biết Khi Chọn Mua Nhiệt Kế Điện Tử
Nhiệt kế điện tử là gì? Khái niệm
Nhiệt kế điện tử là một loại nhiệt kế dùng công nghệ cảm ứng bức xạ hồng ngoại để đo nhiệt độ. Ngày nay, loại nhiệt kế này được tin dùng vì tính chính xác và tốc độ đo nhanh của nó.
Nhiệt kế điện tử hồng ngoại Microlife FR1MF1 đo nhiệt độ cơ thể nhanh, chính xác
Cấu tạoVề cấu tạo của nhiệt kế điện tử cơ bản gồm 3 phần:
Bộ phận cảm biến: Là nơi để tiếp nhận bước sóng của cơ thể.
Bộ phận màn hình LCD: Là nơi trả về kết quả nhiệt độ trên cơ thể của bạn.
Nút nguồn: Để bật nhiệt kế điện tử khi sử dụng.
Nhiệt kế điện tử hồng ngoại Kachi JXB-315 có màn hình LED LCD trả kết quả đo
Nguyên lý hoạt độngNhiệt kế điện tử được thiết kế để sử dụng cảm biến nhiệt để đo nhiệt độ. Cảm biến được kết nối với một bảng vi mạch điện tử được lập trình sẵn.
Khi quá trình đo diễn ra, cảm biến sẽ thu thập thông tin, truyền đến bảng điều khiển và sau đó được hiển thị trên màn hình kết quả đo.
Nhiệt kế điện tử sử dụng cảm biến nhiệt để đo nhiệt độ
Công dụng của nhiệt kế điện tửCông dụng chính của nhiệt kế điện tử là đo nhiệt độ của cơ thể người, động vật.
Không chỉ thế, nhiệt kế điện tử còn có tác dụng đo được nhiệt độ môi trường như đo được nhiệt độ nước để tắm cho bé, đo nhiệt độ phòng, nhiệt độ bề mặt của đồ ăn, sữa,… rất phù hợp với gia đình có trẻ nhỏ.
Nhiệt kế điện tử có thể đo được nhiệt độ cơ thể, bề mặt, phòng
Một số thương hiệu nhiệt kế điện tử uy tínNhiệt kế điện tử Microlife
Microlife là thương hiệu nổi tiếng sản xuất các thiết bị chẩn đoán y khoa sử dụng tại nhà và trong các cơ sở y tế của Thụy Sĩ. Nhiệt kế điện tử Microlife được biết đến nhờ công nghệ hiện đại, thiết kế bắt mắt và đặc biệt là giá thành tương đối phải chăng khoảng 500 ngàn – 1,5 triệu đồng.
Nhiệt kế điện tử hồng ngoại Microlife NC200 nhỏ gọn, dễ dàng sử dụng
Nhiệt kế điện tử Omron
Omron là một thương hiệu danh tiếng trong lĩnh vực sản xuất và phân khúc thiết bị y tế sức khỏe đến từ Nhật Bản với các sản phẩm như máy đo huyết áp, cân sức khỏe,… hay nhiệt kế điện tử với nhiều tính năng nổi bật, chất lượng và mức giá thành hợp lý.
Nhiệt kế điện tử Omron đo nhiệt độ cơ thể nhanh chóng, chính xác
Nhiệt kế điện tử Beurer
Nhiệt kế điện tử Beurer cao cấp với nhiều tính năng vượt trội
Các tiêu chí cần biết khi chọn mua nhiệt kế điện tử Kiểu dáng, thiết kếBạn nên lựa chọn những sản phẩm có thiết kế nhỏ gọn, dễ cầm nắm để có thể mang theo bên mình và sử dụng bất cứ khi nào cần và thuận tiện để đo nhiều vị trí khác nhau.
Nhiệt kế điện tử có trọng lượng nhẹ, dễ dàng cầm nắm
Sai số khi đoMột chiếc nhiệt kế điện tử được đánh giá là có chất lượng tốt khi và chỉ khi nó có thể cho ra được kết quả đo với độ chính xác cao, đồng nghĩa là sai số đo phải nhỏ, với nhiệt kế điện tử thì sai số đo dao động tầm khoảng 0.2 – 0.3 độ C là ổn.
Nhiệt kế điện tử có độ sai số khoảng 0,2 – 0,3 độ C
Dung lượng bộ nhớ lớnDung lượng bộ nhớ là số lượng kết quả đo mà nhiệt kế có thể lưu lại.
Dung lượng bộ nhớ càng lớn thì đương nhiên sẽ càng tốt, các dòng nhiệt kế điện tử hiện nay trên thị trường có bộ nhớ dao động từ 25 – 50 kết quả đo với thời gian ngày giờ rất rõ ràng và cụ thể sẽ giúp người dùng dễ dàng thống kê được kết quả.
Nên chọn mua nhiệt kế điện tử có dung lượng bộ nhớ lớn
Màn hình hiển thịNhiệt kế điện tử hồng ngoại Microlife FR1MF1 có màn hình LED LCD rõ nét
Thời lượng pinNhững sản phẩm có thời lượng pin dài sẽ giúp bạn tiện lợi hơn trong quá trình sử dụng, hầu hết các dòng nhiệt kế điện tử hiện nay đang sử dụng 2 pin AAA 1,5V loại pin này thường có tuổi thọ khoảng 6 tháng, sau khoảng thời gian này chúng ta bắt buộc phải thay pin lại một lần.
Nhiệt kế điện tử thường sử dụng 2 pin AAA 1,5V, có tuổi thọ khoảng 6 tháng
Các tiện ích đi kèmCác tiện ích đi kèm ở đây có thể kể đến như tính năng cảnh báo 10 tiếng bíp liên tục và màn hình hiển thị xuất hiện màu đỏ khi nhiệt độ lên quá cao tầm khoảng 37,5 độ C. Qua đó giúp bạn dễ dàng kiểm soát nhiệt độ cơ thể và đề ra những giải pháp xử lý.
Nhiệt kế có khả năng cảnh báo nhiệt sẽ giúp bạn bạn theo dõi nhiệt độ cơ thể nhanh chóng
Chế độ bảo hànhĐa số các sản phẩm nhiệt kế điện tử có thời gian bảo hành trung bình khoảng 1 – 2 năm, đây là thời gian bảo hành tương đối ổn.
Nhiệt kế điện tử Microlife MT550 bảo hành chính hãng 1 năm
Địa điểm uy tínNhiệt kế điện tử là một thiết bị y tế, dùng để xác định được tình trạng bệnh. Vì thế, bạn nên mua nhiệt kế ở các cửa hàng thuốc, hệ thống nhà thuốc uy tín, được cấp giấy phép kinh doanh, đạt chuẩn GDP, để đảm bảo chất lượng.
Không nên mua nhiệt kế điện tử không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có nhãn hiệu để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng không tốt đến việc xác định tình trạng bệnh.
Giá thànhNhiệt kế điện tử có rất nhiều loại, tùy vào chất lượng và tiêu chí bạn đặt ra mà có thể lựa chọn nhiệt kế điện tử phù hợp. Hiện nay, nhiệt kế điện tử có giá từ 210 ngàn – 1.5 triệu đồng.
Nhiệt kế điện tử có giá khoảng 200 – 300 ngàn đồng, thường là loại nhiệt kế có hình dáng giống với nhiệt kế thủy ngân, dùng để đo nhiệt độ ở miệng, nách, hậu môn.
Nhiệt kế điện tử có giá từ 700 ngàn đồng trở lên là loại nhiệt kế điện tử hồng ngoại, có thể đo nhiệt độ mà không cần tiếp xúc với cơ thể, có độ chính xác cao và đo nhanh chóng.
Advertisement
Nhiệt kế điện tử hồng ngoại Kachi JXB-315 hiện đang được bán tại chúng tôi với giá 790.000 đồng
Lưu ý khi chọn mua nhiệt kế điện tửƯu và nhược điểm khi sử dụng nhiệt kế điện tử:
Ưu điểm Nhược điểm
Nhiệt kế điện tử an toàn và phù hợp với mọi đối tượng.
Sử dụng chất liệu cao cấp có khả năng chống chịu va đập tốt không lo hiện tượng bị vỡ nứt.
Cho kết quả nhanh, chính xác chỉ sau 5 – 10 giây.
Đơn giản, dễ sử dụng. Các mẹ có thể dùng để đo ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể bé.
Giá thành cao hơn nhiệt kế thủy ngân.
Độ chính xác của nhiệt kế điện tử thường sai lệch so với nhiệt kế thủy ngân khoảng 0.2 – 0.5 độ C.
Tuy có giá thành cao hơn so với nhiệt kế thủy ngân nhưng tính tiện dụng của nhiệt kế điện tử rất đáng để bạn cân nhắc. Nhiệt kế điện tử rất thích hợp để dùng trong gia đình, đặc biệt là nhà có trẻ nhỏ, dùng để đo nhiệt độ cơ thể nhanh và chính xác.
Nhiệt kế điện tử sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật
Trong quá trình sử dụng nhiệt kế điện tử, bạn cũng nên lưu ý những vấn đề sau:
Tránh để nhiệt kế tiếp xúc vào trong nước hoặc các chất lỏng sẽ làm hư hại đến nhiệt kế.
Trong quá trình sử dụng nhiệt kế điện tử với em bé bạn cần lưu ý theo nguyên tắc các chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Nên bảo quản nhiệt kế ở những nơi khô thoáng, tránh độ ẩm và ánh nắng chiếu vào.
Chuyên Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Công Trình Xây Dựng
Đánh giá
Review ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng của Đại học Mở chúng tôi (OU): Chưa bao giờ hết “Hot”1. Giới thiệu ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng
Ngành Công nghệ Kỹ thuật công trình xây dựng là ngành học đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng, công trình xây dựng công nghiệp phục vụ đời sống con người. Bảo gồm các trung tâm thương mại, chung cư, bệnh viện, trường học, cầu đường,… Một trong những ngành học “đắt giá” của trường Đại học Mở TP.HCM.
Sinh viên theo học ngành này sẽ được cung cấp kiến thức về toán ứng dụng, vật ký kỹ thuật, những phần mềm thiết kế chuyên sâu cùng kiến thức về lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp. Bên cạnh đó, sinh viên cũng được trang bị kỹ năng kiểm tra vật liệu, chất lượng công trình và an toàn lao động, hiểu biết những giải pháp bảo vệ môi trường và quy định pháp luật khi tham gia hoạt động xây dựng.
2. Chương trình đào tạo
Thời gian đào tạo hệ đại học chính quy ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng của trường Đại học Mở chúng tôi có thời gian là 4 năm được chia thành 12 học kỳ. Mỗi năm trường tổ chức 3 học kỳ nên các bạn hàng toàn có thể học vượt để hoàn thành sớm chương trình học so với thời gian quy định. Sau khi tốt nghiệp sinh viên được cấp bằng kỹ sư Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng. Đồng thời có nền tảng tốt để tiếp tục học lên bậc học cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ tại trường hoặc các trường khác trong nước, cũng như nước ngoài. Đặc biệt, Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh có chương trình liên kết với một số trường ở Anh, Úc giúp sinh viên có thể lấy bằng Thạc sĩ của các trường này.
Trong khung chương trình đào tạo sinh viên sẽ được cung cấp cả khối kiến thức đại cương và kiến thức chuyên ngành. Với những học phần chuyên môn nổi bật như Vẽ kỹ thuật, Sức bền vật liệu, Cơ chất lỏng, Địa chất công trình, Cơ học đất, Vật liệu xây dựng, Thí nghiệm vật liệu xây dựng, Trắc địa đại cương, Đồ án bê tông, Kết cấu nền móng, Kỹ thuật thi công, Máy xây dựng và an toàn lao động, kiến trúc dân dụng, Giao tiếp và đàm phán trong xây dựng, Quản lý dự án xây dựng.
Có thế thấy chương trình học của sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng mạng tính ứng dụng và thực hành cao. Sinh viên thường xuyên thực hiện các đồ án và đi thực tế tại các công trình xây dựng. Điều này giúp các bạn nắm bắt được xu thế của ngành cũng như yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Bên cạnh kiến thức chuyên môn thì thông quá bài giảng trên giảng đường thì sinh viên còn được trau dồi qua các cuộc thi nghiên cứu khoa học, hội thảo, chương trình đàm thoại cùng với chuyên gia. Ngoài ra, các bạn cũng được chú trọng rèn luyện kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, đàm phán, đặc biệt là kỹ năng tiếng Anh để đáp ứng tốt các yêu cầu khắt khe của công việc và có nhiều cơ hội phát triển bản thân hơn.
3. Điểm chuẩn ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng
TrườngChuyên ngànhNgành20232023 Đại Học Mở TPHCM
Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng
Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng 2121161620232317Ghi chú
Đánh giá
Đánh giá
Học bạ
Đánh giá
CLC, Điểm thi TN THPT
Đánh giá
Điểm thi TN THPT
Đánh giá
Học bạ
Đánh giá
Học bạ
Đánh giá
Điểm thi TN THPT
Đánh giá
Điểm thi TN THPT
4. Cơ hội việc làm cho sinh viên mới ra trường
Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng là một ngành kỹ thuật, nên đặc thù công việc của người kỹ sư xây dựng thường xuyên phải đi công tác xa nhà, vì vậy ngành khá kén nữ giới. Tính chất công việc của người kỹ sư nhìn chung cũng khá vất vả. Tuy nhiên, các bạn sẽ nhận được mức thu nhập ổn định cùng chế độ ưu đãi khá tốt sau khi ra trường với nhiều cơ hội việc làm khác nhau.
– Cán bộ chuyên môn làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng gồm: Sở Xây dựng, Phòng công thương quận, huyện, Ban quản lý dự án xây dựng…
– Kỹ sư giám sát nội bộ, kỹ sư quản lý chất lượng làm việc trong các công xưởng.
– Bên cạnh những công việc tại các công trình thì các bạn cũng có thể chọn cho mình những công việc văn phòng như Chuyên viên tư vấn, lập dự toán, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế tại các công ty, tập đoàn xây dựng.
– Giảng viên, nghiên cứu viên tại các cơ quan nghiên cứu, cơ sở đào tạo chuyên ngành xây dựng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Smt Là Gì? Công Nghệ Smt Trong Ngành Sản Xuất Linh Kiện – Điện Tử trên website Vxsc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!