Bạn đang xem bài viết Sầm Sơn Có Gì Chơi Trong Hè Này ? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Vxsc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Sầm Sơn có gì ?
Thuộc tỉnh Thanh Hóa, bãi tắm Sầm Sơn là một trong những bài biển đẹp nhất và đông khách nhất Việt Nam.
Bãi tắm Sầm Sơn chỉ cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 16 km về phía Đông và cách Hà Nội 164km (2,5 giờ đi xe ô tô).
Bãi Sầm Sơn nhìn từ trên cao (ảnh: sưu tầm)
Bãi Sầm Sơn nhìn từ trên cao (ảnh: sưu tầm)
Ngược dòng lịch sử, trên thực tế, bãi tắm Sầm Sơn đã được đưa vào khai thác từ khá sớm, từ đầu thế kỉ XX. Nhận thấy ở đây có không khí và môi trường tuyệt vời cho việc nghỉ dưỡng, người Pháp nhanh chóng xây dựng Sầm Sơn thành nơi nghỉ mát nổi tiếng cả Đông Dương – “Sầm Sơn là địa điểm nghỉ dưỡng lý tưởng nhất Đông Dương”.
Bãi biển Sầm Sơn đẹp theo cách riêng trong từng thời điểm trong ngày. Nếu bình minh ló rạng với vẻ ồn ã náo nhiệt của tiếng thuyền đánh cá đêm về bờ bán cá tươi thì buổi chiều, Sầm Sơn lại mang trong mình vẻ mát dịu, hiền hòa, là một bến đỗ yên ả để đến tắm biển.
Sầm Sơn buổi sáng (ảnh: sưu tầm)
Đặc biệt, ngoài tắm biển, các du khách còn rất ưa thích các trò chơi giải trí được khai thác trên bờ biển hoặc chỉ đơn giản là đi dạo bên bờ biển cùng người thương của mình.
2. Thời điểm lý tưởng du lịch Sầm SơnChắc chắn rồi, mùa hè chính là thời điểm thích hợp nhất để du lịch Sầm Sơn. Biển Sầm Sơn chính là một địa điểm tránh nóng tuyệt hảo vào mùa hè khi nơi đây mát mẻ với nước biển mát lạnh.
Sầm Sơn (ảnh: sưu tầm)
Nhìn chung, đa số du khách du lịch Sầm Sơn trong khoảng tháng 5 – tháng 8 vì Sầm Sơn trong khoảng thời gian này đẹp nhất. Tuy vậy, đây cũng là thời gian cao điểm du lịch của Sầm Sơn. Bởi vậy, giá cả dịch vụ và chất lượng dịch vụ cũng không được như bình thường.
Nếu vẫn muốn du lịch Sầm Sơn từ tháng 5 đến tháng 8 thì bạn nên đi trong ngày thường để đỡ đông đúc.
3. Sầm Sơn có gì chơi ? 3.1 Núi Trường LệNúi Trương Lệ là một trong những địa điểm tham quan nổi tiếng nhất ở Sầm Sơn. Mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ, nơi đây hút hồn các du khách bằng những cung đường quanh co uốn lượn và những dãy núi xếp liên tiếp nhau.
Núi Trường Lệ hoang sơ (ảnh: sưu tầm)
Núi Trường Lệ hoang sơ (ảnh: sưu tầm)
Cái tên Trường Lệ còn gắn liền với một thần thoại cổ: Ngày xửa ngày xưa, tại một ngọn núi, có một cậu bé mất mẹ từ thuở lọt lòng vì mẹ cậu bị khó sinh. Thương mẹ, cậu nhặt đất đá đắp mộ cho mẹ. Nấm mồ của mẹ cứ lớn dần, lớn dần rồi thành núi Trường Lệ. Cậu bé sau này cũng trở thành một chàng trai khổng lồ, dũng mãnh giúp dân làng đánh tan loài quỷ biển. Chàng trai này về sau thành thần Độc Cước và đã được nhận dân tôn kính và xây dựng đền thờ để tỏ lòng biết ơn.
3.2 Đền Độc CướcLà một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Thanh Hóa, Đền Độc Cước còn có cái tên khác là đền Thượng. Ngôi đền này nằm trên hòn Cổ Giải, dãy núi Trường Lệ.
Gắn liền với sự tích núi Trường Lệ, đền Độc Cước là đền thờ vị thần cùng tên – một vị thần linh thiêng trong tín ngưỡng Việt.
3.3 Đền Cô TiênĐến Cô Tiên là đền thờ chúa Liễu Hạnh, nằm trên hòn Đầu Voi ở phía Tây núi Trường Lệ, phía trên Vụng Ngọc.
Đền Cô Tiên (ảnh: sưu tầm)
Đền Cô Tiên (ảnh: sưu tầm)
Trước đây, nơi đây là nơi thờ vọng thần Độc Cước.
3.4 Hòn Trống MáiHòn Trống Mái thực ra là hai hòn đá vôi có hình thù độc đáo, gồm có 3 tảng đá lớn, một tảng lớn nằm ở dưới, bên trên là hai tảng đá nhỏ hơn đứng đối diện nhau, với hình thù giống với một cặp gà trống mái.
Hòn Trống Mái (ảnh: sưu tầm)
Hòn còn gắn liền với một sự tích cổ về hai vợ chồng nọ.
Hòn Trống Mái là biểu tượng của sự chung thủy, khát khao hạnh phúc và ước mơ được sống trong tình yêu đôi lứa.
3.5 Đền Tô Hiến ThànhĐền thờ – Tô Hiến Thành nằm ở xã Hoằng Tiến, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Đền Tô Hiến Thành (ảnh: sưu tầm)
Đền hiện đang thờ Thái Phó Tô Hiến Thành, một bậc đại thần dưới triều Lý (thế kỷ XII), có tài trị nước, thẳng thắn, cương trực và biết dùng người. Không những là một võ quan giỏi ông còn chú trọng cả văn hóa và Nho học.
4. Đến Sầm Sơn ăn gì ? 4.1 Hải sảnLà miền biển, nơi đây có nhiều loại hải sản ngon tuyệt và đáng thử. Hải sản nơi đây thường rất tươi và ngon.
Thanh Hóa có nhiều hải sản ngon (ảnh: sưu tầm)
Một số hải sản nổi bật có thể kể tên là sò huyết, gỏi cá, rạm biển, mực trứng, ốc hương nướng, mực nhồi thịt…
4.2 Nem chua Thanh HóaKhông cần phải nói quá nhiều về nem chua Thanh Hóa khi món ăn này vốn đã vô cùng nổi tiếng. Vị nem chua ở đây luôn có đặc sắc riêng so với các vùng khác khi là sự kết hợp hài hòa của vị ngọt ngọt chua chua của thịt lên men cùng sự cay cay tê tê của tỏi, tiêu, ớt và hương liệu.
Nem chua Thanh Hóa (ảnh: sưu tầm)
Nem chua Thanh Hóa rất phù hợp để ăn cùng với bia và thường là món quà tuyệt vời để mua về biếu bạn bè.
4.3 Chè lam Phủ QuảngChè lam Phủ Quảng là đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa.
Chè lam Phủ Quảng (ảnh: sưu tầm)
Gọi là chè lam, nhưng trên thực tế, vẻ ngoài của chè lam không hề giống với những loại chè thông thường chúng ta hay ăn. Mang vẻ ngoài giống một chiếc bánh nhỏ xinh, chỉ khi thật sự nếm thử, người ta nới có thể thấm được hương vị riêng rất riêng của từng miếng chè lam.
Chè lam rất hợp để nhâm nhi bên một tách trà nóng.
4.4 Gỏi cá Sầm SơnĐược ăn kèm với ngò, răm, húng, đinh lăng, lá mơ tam thể, khế chua, gỏi cá Sầm Sơn cũng là một món đặc sản nổi tiếng.
Gỏi cá Sầm Sơn (ảnh: sưu tầm)
Cá dùng làm gỏi phải là các tươi sống, ít xương và nặng ít nhất 3 cân. Cá sẽ được tẩm ướp ra vị và bày ra đĩa khi đã được lóc hết xương. Nước chấm của gỏi được pha theo công thức truyền thống của người Thanh Hóa xưa nên vô cùng đậm đà, đưa miệng.
4.5 Cháo lươnCháo lươn là món ăn không quá xa lạ với du khách Sầm Sơn. Không đặc sệt như cháo sườn Hà Nội, cháo lươn Thanh Háo hơi loãng với nước cháo trong và hạt cháo còn nguyên, hòa quyện với thịt lươn tạo nên vị ngon khó cưỡng.
4.6 Bánh răng bừaBánh răng bừa hay còn gọi là bánh tẻ. Đây là sự kết hợp dân gian giữa bột tẻ, nhân thịt, mộc nhĩ và được gói bằng lá dong.
Bánh răng bừa (ảnh: sưu tầm)
Bánh răng bừa ngon bởi lớp vỏ bánh dẻo giòn, mềm mịn, nhân bánh đậm đà cùng nước chấm chanh ớt ăn mãi không ngán.
4.7 Mắm tépThời phong kiến, mắm tép từng được coi là đồ “tiến vua” – chắc chắn đây là một món ăn bạn nên thử khi du lịch Thanh Hóa.
Mắm tép (ảnh: sưu tầm)
Tuy vậy, dù là món ăn đặc sản, mắm tép hơi kén người ăn do mùi nồng. Nhưng nếu bạn đã ngửi quen mùi, chắc chắn bạn sẽ chết mê món này cho mà xem!
Được làm từ những con tép sống. Mắm tép được chế biến công phu khi phải ủ tép rất khéo cùng muối và thính trong một tháng. Chỉ những người làm quen tay mới có thể làm ra những mẻ mắm tép thực sự ngon miệng.
5. Lưu ý du lịch Sầm SơnĐể có một chuyến đi trọn vẹn, bạn nên lưu ý những điều sau:
– Nhớ mang kem chống nắng: Vì Sầm Sơn nằm ở vùng biển, mặt trời và tia UV có thể gây hại cho da. Hãy đảm bảo mang theo kem chống nắng, nón và áo khoác để bảo vệ da khỏi ánh nắng mạnh.
– Hỏi giá trước khi mua: Khi mua hàng hoặc sử dụng các dịch vụ du lịch tại Sầm Sơn, hãy hỏi giá. Điều này giúp bạn tránh bị trường hợp áp giá cao hơn hoặc mất tiền không đáng.
– Bảo vệ môi trường: Sầm Sơn là một điểm đến du lịch phổ biến, do đó, cần có những hành động để bảo vệ môi trường. Hãy giữ sạch bãi biển, không bỏ rác bừa bãi, sử dụng túi tái sử dụng thay vì túi nhựa một lần, và tôn trọng các quy định bảo vệ môi trường địa phương.
Ngoài ra, Bạn có thể tham khảo một số tour team building dành cho công ty Bạn
Đăng bởi: Văn Xuân Lê
Từ khoá: Sầm Sơn có gì chơi trong hè này ?
Kinh Nghiệm Du Lịch Sầm Sơn (Thanh Hóa) Đầy Đủ Nhất
1. Thời gian nào bạn nên đi Sầm Sơn?
Phần lớn mọi người đi du lịch biển Sầm Sơn để tắm biển nên thời gian thích hợp nhất để đến đây là từ tháng 5 đến tháng 8 dương lịch. Tuy nhiên, đây cũng là mùa cao điểm nên lượng khách rất đông và giá cả các dịch vụ cũng khá cao, đặc biệt là dịp cuối tuần, do đó nếu có thể sắp xếp thời gian, bạn nên chọn những ngày giữa tuần để có một chuyến đi thoải mái nhất.
Để có thể thoải mái hòa mình trong nước biển mát lạnh, tham gia các hoạt động vui chơi một cách trọn vẹn cũng như đảm bảo đi hết được các danh thắng tại Sầm Sơn, bạn nên đi trong khoảng thời gian 3 ngày 2 đêm là hợp lý nhất.
2. Du lịch Sầm Sơn cần chuẩn bị những gì?
Cũng như các điểm du lịch biển khác, khi đến Sầm Sơn bạn nên chuẩn bị đầy đủ những đồ dùng cần thiết như:
Nên mang theo áo mưa, ô vì có thể mưa hoặc nắng quá to.
Nên chuẩn bị khăn tắm cỡ lớn để che nắng, lót nằm tại bãi biển, kính râm
Nên chuẩn bị một ít đồ ăn tinh bột để tránh đói khi đi lại nhiều
Và đặc biệt là một ít tiền mặt, thẻ ngân hàng để phòng bị sự cố hoặc nhu cầu cần thiết cho cá nhân
3. Phương tiện xe, xe cộ đi đến Sầm Sơn và di chuyển
Có 2 cách đi Sầm Sơn đơn giản nhất đó là phương tiện xe khách hoặc tàu hỏa! Còn nếu bạn muốn đi phượt thì đi xe máy cũng Ok. Từ Hà Nội đến Sầm Sơn hết 170km, nếu đi xe máy vào mùa hè cũng hơi mệt vì thế tốt nhất là đi xe khách hoặc tàu hỏa là an toàn nhất.
Đi bằng tàu hỏa: Tại ga Hà Nội hay ga Long Biên luôn có sẵn những chuyến tàu với vé từ 70.000 – 150.000 đồng ( tùy ghế ngồi) cho bạn. Tuy nhiên, nhược điểm của việc đi tàu hỏa đó là tàu chỉ dừng ở ga Thanh Hóa, sau đó bạn phải tiếp tục bắt xe bus hoặc taxi để đến bãi biển Sầm Sơn. Bạn có thể dễ dàng thấy bến xe bus ở ngay trước ga Thanh Hóa, với giá vé là 10.000đ/lượt, cứ 10 – 15 phút lại có 1 chuyến.
4. Khách sạn, nhà nghỉ tại Sầm Sơn
Đúng là đi đâu cũng vậy, đến các điểm du lịch đặc biệt là dịp lễ, hè tình trạng cháy phòng, giá vé tăng cao đặc biệt là điều không tránh khỏi, Sầm Sơn cũng không ngoại lệ. Vì thế một là đặt phòng sớm, hai là đặt phòng vào ngày đầu tuần. Nếu thanh toán trước được để giữ phòng thì càng tốt.
Khách sạn thì bạn nên chon những khách sạn có view đẹp, hướng nhìn ra biển, cảnh đẹp gió mát. Bạn nên lựa chọn những khách sạn 3 sao để có thể có được mức giá cả hợp lý.
5. Ngoài tắm biển thì Sầm Sơn có thể chơi gì?
Ngoài tắm biển tại bãi tắm A, B, C của biển Sầm Sơn bạn có thể tham quan khám phá một số điểm du lịch khác như sau:
Núi Trường Lệ: Cao 76m so với với mặt cát biển, núi Trường Lệ với những vách đá dựng đứng, hùng vĩ. Đến đây bạn còn có thể tham quan đền Độc Cước, Cô Tiên, Tô Hiến Thành. Một số nền móng còn sót lại của biệt thự thời Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ 20.
Đền Độc Cước: Đền nằm ở trên đỉnh núi Cổ Giải, thuộc dãy Trường Lệ, gắn liền với truyền thuyết về người khổng lồ đã xẻ đôi thân mình để vừa đánh quỷ biển ngoài khơi, vừa đánh giặc trong đất liền cứu dân làng. Để tưởng nhớ công ơn to lớn của chàng, người dân đã lập đền thờ chàng ở ngay bên tảng đá có vết lõm dấu chân khổng lồmà tương truyền đó chính là bàn chân của chàng.
Đền Cô Tiên: Được xây dựng trên đỉnh hòn Đầu Voi cuối dãy Trường Lệ về phía Tây Nam vào thời Lý theo kiểu kiến trúc cổ. Trải qua bao thăng trầm thời gian, đền đã nhiều lần phải tu sửa lại nhưng vẫn giữ được nét cổ kính ngày xưa.
Khu vui chơi cảm giác mạnh: Ở Sầm Sơn bạn cũng có thể trải nghiệm thêm trò chơi, cảm giác mạnh đến thót tim ngay trên bãi biển. Khu vui chơi này nằm trên trục đường chính Nguyễn Du, gần khuôn viên tại chợ Sầm Sơn, kết hợp tắm biển và vui chơi thì cảm giác tuyệt vời.
Bên cạnh những địa điểm trên, du khách có thể kết hợp du lịch Sầm Sơn và khám phá những điểm đến hấp dẫn khác ở Thanh Hóa như: suối cá thần Cẩm Lương, động Từ Thức, thành Nhà Hồ,…..Hay ghé chơi chợ cá ở Sầm Sơn với 2 chợ chính ( chợ trong và chợ ngoài ) nhưng các bạn nên đi chợ trong nếu bạn có ý định mua thủy hải sản về làm quà. Chợ trong có rất nhiều đồ hải sản tươi ngon mà giá cũng rẻ hơn đại lý hải sản nhiều.
6. Ăn uống gì tại Sầm Sơn.
Đi sầm sơn những năm trước, nhiều du khách sợ nhất là cảnh chặt chém tại các điểm ăn uống, nhà hàng. Tuy nhiên gần đây với sự vào cuộc mạnh tay của chính quyền địa phương, các điểm ăn uống kinh doanh cũng đã thay thói quen kinh doanh chộp giật. Ăn uống ngoài khách sạn bạn cũng có thể thưởng thức các hải sản hấp dẫn tại các nhà hàng.
Ngoài ra có một số đặc sản nổi tiếng của Sầm Sơn cũng như của Thanh Hóa bạn không thể bỏ qua như:
Nem chua: Món nem chua nổi tiếng của xứ Thanh trở thành hương vị không thể thiếu của các du khách khi đi du lịch tại Sầm Sơn. Chiếc nem chua với vị cay cay, ngọt ngọt của ớt tỏi tạo nên hương vị rất khác so với những nơi khác.
Cháo lươn: Nếu bạn không có điều kiện để đến xứ Nghệ để thưởng thức cháo lươn thì tại xứ Thanh cũng có nhiều cửa hàng bán món cháo lươn khá hấp dẫn. Cháo không sánh đặc nhưng thơm ngon, ngọt của vị lươn đồng sẽ khiến bạn ngây ngất.
Gỏi cá Sầm Sơn: Ở Sầm Sơn có một món ăn nổi tiếng đó chính là gỏi cá, nếu đến đây bạn không được thưởng thức thì thật là đáng tiếc, cá làm gỏi được làm từ cá ít xương, tươi ngon, loại cá nặng từ 3-5kg, cá được ướp với nhiều gia vị như chanh, đường, tỏi ớt … Và đặc biệt món gỏi cá không thể thiếu một vị nước chấm đặc biệt làm từ da, gan cá, thịt ba chỉ, tỏi khô, mẻ …
Sò huyết nướng mỡ hành: Sò huyết tại Sầm Sơn rấ béo và ngon, thưởng thức những con sò huyết trên bếp than hồng, chấm với muối chanh thì tuyệt vời.
7. Mua quà gì khi đi Sầm Sơn?
Nếu muốn tìm mua quà tại Sầm Sơn, trước hết bạn có thể chọn mua Hải Sản tại chợ Sầm Sơn, sau đó có thể tham quan các gian hàng lưu niệm tại chợ Cột Đỏ, chợ Chùa, Chợ Đón, hàng lưu niệm tại đường Lê Lợi, Tây Sơn, đường Hồ Xuân Hương …
Sầm sơn nổi tiếng với những dịch vụ đắt đỏ và chặt chém, đôi khi khó có thể tránh khỏi việc mất tiền oan, chính vì vậy bạn nên tham khảo, hỏi kỹ rồi mới mua đồ.
8. Một số lưu ý quan trọng để tránh bị chặt chém khi du lịch Sầm Sơn
Trên bãi biển Sầm Sơn thường có những lâu đài cát rất đẹp của các thợ ảnh. Nếu bạn đứng cạnh để chụp ảnh, họ sẽ đòi nhiều tiền. Nếu muốn chụp, hãy hỏi trước, khi đó chỉ phải trả 5.000-10.000 đồng cho một kiểu ảnh.
Nếu bạn muốn thuê xe điện để đi đến các điểm tham quan như hòn Trống Mái, đền Độc Cước,…thì nhớ hỏi giá trước khi lên xe. Nếu không rất có thể bạn sẽ phải trả một cái giá “trên trời” khi đến nơi.
Du lịch biển thì tất nhiên việc mua hải sản về làm quà là điều tất yếu, tuy nhiên đừng quên hỏi và trả giá trước khi mua để tránh tình trạng phải mua hải sản với giá ” cắt cổ”. Đồng thời, cũng không nên nhờ taxi hay xe điện đưa đến các cửa hàng hải sản vì họ thường ăn phần trăm của cửa hàng nên giá sẽ bị đội lên cao, có khi lên đến 20%.
Nếu đã thuộc hết những “mẹo” kể trên mà vẫn bị chặt chém, hãy gọi ngay đến số điện thoại 0913.568.937. Đây là số điện thoại do đích thân Chủ tịch và Phó chủ tịch TX.Sầm Sơn túc trực để xử lý các tiêu cực trong hoạt động du lịch, nhất là các vụ chặt chém, ép khách. Trước khi đến Sầm Sơn, hãy “thủ” sẵn số điện thoại này, phòng các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Đăng bởi: Xuân Viễn Ngô
Từ khoá: Kinh nghiệm du lịch Sầm Sơn (Thanh Hóa) đầy đủ nhất
Giới Thiệu Về Bãi Biển Sầm Sơn Thanh Hóa – Hotline: 0943.39.8288 – 0943.59.8288
Giới thiệu về bãi biển Sầm Sơn Thanh Hóa
Bãi biển Sầm Sơn Thanh HóaBãi biển Sầm Sơn Thanh Hoá thuộc thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Đây là một trong những khu du lịch nghỉ mát nổi tiếng của Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 20.
Bình mình biển Sầm Sơn Thanh Hóa – đẹp ấn tượng lạ lùng!!!
Bờ biển cách thành phố Thanh Hóa 16 km về phía Đông, cách Hà Nội 164 km tương đương 2,5 giờ đi xe. Bãi tắm Sầm Sơn được khai thác khá sớm, từ năm 1906 bởi người Pháp vì nhận thấy ở đây hội tụ nhiều ưu điểm thích hợp cho nghỉ dưỡng, từ đó Sầm Sơn đã nhanh chóng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng cho cả Đông Dương.
Theo như chúng tôi được biết, ngay từ năm 1907, người Pháp đã bắt đầu khai thác du lịch Sầm Sơn cùng bãi biển chân núi Sầm phục vụ quan chức Pháp và quan lại Nam triều. Le Breton, một học giả người Pháp đã có nhận xét khá xác đáng về bãi biển Sầm Sơn “đây là bãi tắm tốt nhất để phục hồi sức khỏe…”. Với bãi tắm có dãi cát trắng mịn chạy thoai thoải ra khơi, sóng vỗ vừa phải, không có đá ngầm và người tắm có thể ra xa bờ đến hàng trăm mét mà vẫn an toàn…khu nghỉ mát này đã nhanh chóng trở thành bãi tắm lý tưởng thu hút du khách thập phương. Đó chính là bãi biển Sầm Sơn mà chúng ta đã từng khám phá khi đi du lịch biển hàng năm.
Du lịch Sầm Sơn Thanh Hóa trong những ngày cao điểm của mùa hè sôi động
Từ đó đến nay, Sầm Sơn vẫn được xem là một trong những bãi biển nổi tiếng nhất nước. Sau khi thị xã Sầm Sơn được thành lập ngày 18-12-1981 đến nay, Sầm Sơn đã thực sự trở thành thị xã du lịch và nghỉ mát nổi tiếng của tỉnh Thanh Hóa. Một điểm du lịch chính của hành trình du lịch Sầm Sơn 2 ngày 1 đêm.mà khiến nhiều du khách đã lựa chọn cho kỳ nghỉ hè của bản thân và gia đình.
Cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có ở biển Sầm SơnBãi biển Sầm Sơn chạy dài gần 6 km từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ vì vậy, nó khoác trên mình 1 bãi cát thoai thoải, sóng êm, nước trong xanh và nồng độ muối vừa phải rất phù hợp với sức khoẻ con người. Ngoài bãi tắm đẹp, thiên nhiên còn phú cho Sầm Sơn nhiều danh lam – thắng cảnh nổi tiếng và lung linh sắc màu huyền thoại. Vì thế, nơi đây chính là 1 điểm du lịch được các đơn vị lữ hành kết hợp, lồng ghép vào các chương trình du lịch Sầm Sơn trọn gói.
Tôm Sú nướng Sầm Sơn ngon tuyệt cú mèo
Núi Trường Lệ
Tại phía Nam, dãy núi Trường Lệ còn có một bãi tắm đẹp với cảnh quan môi trường còn rất nguyên sơ. Đó là bãi tắm Tiên ẩn vào chỗ lùi của chân dãy Trường Lệ như một thung lũng nhỏ, hứa hẹn trở thành khu nghỉ dưỡng đầy triển vọng trong tương lai.
Xuôi về phía Bắc, du khách còn có dịp tham quan khu sinh thái Vạn Chài với những ngôi nhà lá đậm đà bản sắc Việt. Một trải nghiệm tuyệt vời khác khi đến khu sinh thái trong hành trình tour du lich Sam Son 2 ngay 1 dem là cùng những chiếc xích lô xinh xắn đi dạo theo con đường ven biển. Chủ nhân của loại phương tiện này vừa thân thiện vừa mến khách, rất sẵn lòng giới thiệu những thắng cảnh của Sầm Sơn giúp khách có dịp hiểu hơn về con người và ngoại cảnh nơi đây.
Hơn thế nữa, thiên nhiên đã ưu ái cho vùng đất Sầm Sơn một bãi biển kỳ thú, nên thơ. Bên cạnh biển là núi Trường Lệ sừng sững. Cùng với những hàng dừa, những rặng phi lao, ngọn núi Trường Lê đã tạo cho bãi biển Sầm Sơn những khoảnh khắc tuyệt vời khi hoà mình vào thiên nhiên.
Chỉ có thể đặt chân đến với bãi biển Sầm Sơn thì bạn mới cảm nhận và biết được vào mỗi thời khắc trong ngày lại có những vẻ đẹp khác nhau. Cụ thể: Sầm Sơn khi bình minh lên, bầu trời ửng hồng phía chân trời, từng đoàn thuyền đánh cá của ngư dân làng Núi trở về sau một đêm đánh bắt ngoài khơi xa, những nụ cười rạng rỡ, tràn đầy hạnh phúc báo hiệu một đêm ra khơi thành công. Và chợ hải sản Sầm Sơn được họp ngay bên bờ biển, với nguồn hải sản vô cùng phong phú của biển Sầm Sơn, du khách có thể chọn lựa và thưởng thức tôm, cua, ghẹ, mực, cá thu… vừa mới được đánh bắt trong đêm. Đây cũng chính là một trong những trải nghiệm tuyệt vời của du khách khi đến với biển Sầm Sơn.
Vẻ đẹp Sầm Sơn về đêm đẹp lung linh!
Khi đi tour du lịch Sầm Sơn, chúng tôi tin rằng bạn sẽ không quên mang về tặng người thân, bè bạn những món quà lưu niệm đầy ý nghĩa đến từ biển. Ví dụ, nhiều du khách đã mua các sản phẩm lưu niệm được người dân địa phương nơi đây chế tạo và làm handmade từ vỏ sò, vỏ ốc…hay có thể mua các loại hải sản tươi ngon được chính người dân Sầm Sơn đánh bắt mang về bán.
Trải nghiệm bằng xe đạp để khám phá vẻ đẹp của biển Sầm Sơn
Còn gì tuyệt vời bằng trong những nắng nóng của mùa hè sôi động, bạn cùng gia đình thả mình vào làn nước trong mát của biển Sầm Sơn, thưởng thức những món ăn đặc sản của vùng đất Sầm Sơn hiếu khách. Để có được cảm giác đó, đơn giản bạn chỉ cần “ring” ngay một tour du lịch Sầm Sơn 2 ngày 1 đêm trọn gói của chúng tôi với giá vô cùng ưu đãi chỉ 1.xxxxxx/1 người hoặc có thể đi tự túc sẽ được chúng tôi đặt dịch vụ phòng khách sạn Sầm Sơn cùng với những thông tin tư vấn hữu ích cho chuyến đi của bạn.
Tham khảo
Đăng bởi: Tú Nguyễn
Từ khoá: Giới thiệu về bãi biển Sầm Sơn Thanh Hóa – Hotline: 0943.39.8288 – 0943.59.8288
Lạng Sơn Có Lễ Hội Gì?
Lễ hội Chùa Tiên – Lạng Sơn
Chùa Tiên nằm trong lòng núi Đại Tượng, thuộc địa phận phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn. Lễ hội Chùa Tiên xuất phát từ tín ngưỡng thờ đá và thờ nguồn nước của cư dân nông nghiệp.
Lễ hội Chùa Tiên – Lạng Sơn
Đây là một trong những mô típ hình thành lễ hội rất phổ biến ở Việt Nam. Trong dịp đầu năm mới, lễ hội Chùa Tiên là ngày hội văn hóa truyền thống đặc sắc được tổ chức đông vui, nhộn nhịp và điển hình nhất ở Lạng Sơn. Lễ hội được diễn ra trong ngày 18 tháng giêng. Phần lễ, bao gồm: các nghi lễ thờ Phật, với nghi thức khai hội và phần nghi lễ tế. Điều đặc biệt ở lễ hội Chùa Tiên, các đồ lễ vật đặt lên các bàn thờ không được dâng lợn quay – vật lễ thường được dâng cúng ở các lễ hội khác.
Hội Chùa Tiên ngày nay mang tính chất là ngày hội cầu tài, cầu lộc, du xuân vãn cảnh. Chính vì vậy, lễ hội đã vượt khỏi khuôn khổ lễ hội làng. Nhiều du khách ở các vùng lân cận và các tỉnh miền xuôi nô nức đến trẩy hội. Không chỉ thế, Chùa Tiên còn là danh lam thắng cảnh vào bậc nhất của thành phố Lạng Sơn. Hội cũng là nơi gặp gỡ của đồng bào các dân tộc Lạng Sơn, nơi diễn ra các trò chơi, diễn xướng dân gian như: múa sư tử, đánh cờ người, hát sli, hát lượn… những hoạt động mang đậm dấu ấn của văn hóa truyền thống xứ Lạng.
Lễ hội Đền Kỳ Cùng – Tả Phủ – Lạng SơnLễ hội đền Kỳ Cùng trong dịp đầu năm là một trong những ngày hội văn hóa đặc sắc của Xứ Lạng. Đây là dịp để nhân dân các dân tộc Xứ Lạng gặp gỡ tụ hội vui chơi, ca hát, thực hiện những nghi lễ cầu cúng, mong đạt những ước vọng về nột cuộc sống tốt đẹp may mắn cho một năm mới no đủ, hạnh phúc. Qua lễ hội này, những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc nhất của Xứ Lạng được thể hiện một cách sống động. Lễ hội Kì Cùng, Tả Phủ kéo dài một phiên chợ (chợ phiên Lì Lừa), là một trong những lễ hội được tổ chức đông vui, nhộn nhịp và điển hình nhất của Xứ Lạng.
Lễ hội Đền Kỳ Cùng – Tả Phủ – Lạng Sơn
Ngày 22 tháng giêng, vào giờ thìn trước cửa sân đền, mọi người cùng nhau ôn lại truyền thống lễ hội văn hóa đặc sắc của đền Kỳ Cùng. Sau đó mọi người vào đền dâng hương cầu mong an khang thịnh vượng, cuộc sống ấm no hạnh phúc và có một năm mới đầy may mắn.
Trong thời gian diễn ra nghi thức khai hội đón tiếp đoàn rước kiệu đền Tả Phủ đến xin bát hương quan lớn Tuần Tranh từ đền Kì Cùng lên chơi đền Tả Phủ với ý nghĩa mời ngài lên chơi hội và thăm hỏi tạ ơn Tả Phủ Thân Công Tài. Nghi thức này được thực hiện rất cầu kỳ, trang trọng. Ngày 27 tháng giêng là ngày kết thúc lễ hội Kì Cùng. Đúng giờ chính Ngọ (12 giờ trưa), đám rước bát hương quan lớn Tuần xuất phát từ đền Tả Phủ hồi cung.
Hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ đã trở thành điểm hẹn của nhân dân các dân tộc Xứ Lạng. Buổi chiều, tại đền Kì Cùng vẫn đón tiếp khách hành hương đến làm lễ đông vui. Sau đó đền tổ chức mọi người tham dự lễ hội thụ lộc. Đây là một hình thức tín ngưỡng dân gian được nhân dân quan niệm đầu xuân mới được Thánh ban lộc thì cả năm đó sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống và trong công việc làm ăn buôn bán.
Lễ hội Chùa Tam Thanh – Lạng SơnChùa Tam Thanh nằm trong động Tam Thanh, đây là một di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của Xứ Lạng. Di tích chùa Tam Thanh, là một địa điểm tham quan thu hút khách du lịch thập phương. Trải qua sự thăng trầm của thời gian và lịch sử, di tích Tam Thanh nay vẫn giữ được nhiều dáng vẻ ban đầu, hấp dẫn du khách gần xa bằng vẻ đẹp tự nhiên vốn có của di tích.
Chùa Tam Thanh – Lạng Sơn
Chùa Tam Thanh gắn liền với danh thắng tượng đá nàng Tô Thị, đã đi vào câu ca dao muôn thuở. Tượng đá Nàng Tô thị đứng chếch trên sườn núi trước mặt là một biểu tượng của lòng chung thủy sắt son của người phụ nữ ngàn xưa. Di tích Tam Thanh, ngoài ý nghĩa là một danh thắng, nó còn là một di tích tôn giáo tín ngưỡng (thờ Phật, Mẫu).
Lễ hội Chùa Tam Thanh – Lạng Sơn
Cùng với danh thắng Nhị Thanh, thành nhà Mạc, tượng đá nàng Tô thị, chùa Tam Giáo… Hang động chùa Tam Thanh xứng đáng là một trong những thắng cảnh của thị xã Lạng Sơn như danh nhân Ngô Thời Sĩ đã từng ca ngợi trong bài thơ “Trần doanh bát cảnh ”. Nằm trong một môi trường có bề day lịch sử và thẫm đẫm văn hóa dân gian truyền thống của một đô thị miền núi phía Bắc biên giới nước ta, lễ hội chùa Tam Thanh đã được hình thành và phát triển như một nét đẹp văn hóa đặc sắc của địa phương. Theo thông lệ hàng năm cứ đên ngày rằm tháng giêng hàng năm, dân chúng Lạng Sơn lại mở hội chùa Tam Thanh.
Vào ngày hội sáng sớm các cụ già tập hợp trước Tam Bảo tụng kinh gõ mõ cầu đức Phật phù hộ cho dân chúng một năm mới bình an khỏe mạnh, cầu cho ngày hội được vui vẻ… lúc này các đội sư tử phường Tam Thanh lên chùa múa lễ, mọi người dân cùng theo sau sư tử lên thắp hương lễ Phật, thánh, Mẫu trong chùa. Lễ vật dâng cúng trên ngôi Tam bảo, Thánh tăng, Đức ông là những lễ chay: Hương, hoa , oản. Còn ở ban thờ Thánh Mẫu ngoài đồ chay còn dâng lễ mặn, nhiều năm đồ lễ mặn có từ 5 – 7 con lợn quay. Đội sư tử Phường sau khi múa lễ trên chùa liền ra cổng múa đón chào các đội sư tử ở các làng, xã bên cạnh đến chúc mừng và vui chơi trong hội.
Lễ hội Chùa Tam Thanh – Lạng Sơn
Khoảng 8 giờ sáng ban tế nữ quan bắt đầu thực hiện nghi lễ tế thánh trong lễ hội. Quy trình tế lễ gồm các tuần dâng hương, hoa trà, tửu đọc chúc văn, hóa vàng… Trình tự tế giống như tế ở các đình đền chùa khác. Vì thực tế cá nghi lễ này cũng được tham khảo và lấy từ những quy định nghi lễ tế cổ xưa của bộ lễ, hoặc trong sách “Việt Nam phong tục ” của Phan Kế Bính. Thời gian diễn ra buổi lễ khoảng một giờ. Sau đó đến các con hương ở chùa vào gõ mõ tụng kinh niệm phật làm tăng thêm sự trang trọng, linh thiêng trong ngày lễ hội.
Về phần hội, đây là những hoạt động phong phú về trò chơi và diễn xướng…Lễ hội Tam Thanh được tổ chức các trò chơi như đấu cờ người , thi múa võ, ném còn, chơi trò cua cá… và các làn điệu sli, then, lượn, quan họ, chèo hòa cùng những tiếng đàn then, đàn nhị… tạo nên một không khí ngày hội sôi động, hào hứng.
Lễ hội Tam Thanh tổ chức hàng năm được mọi người tìm đến để cầu mong những điều may mắn, tìm đến vui chới giải trí, gặp gỡ bạn bè. Lễ hội Tam Thanh cũng là dịp giao lưu văn hóa nghệ thuật giữa các dân tộc, vùng miền.
Vượt qua ranh giới địa phương, lễ hội chùa Tam Thanh đã trở thành nơi thu hút đông đảo khách thập phương. Để nghe câu ca dao thủa xưa về miền đất Xứ Lạng:
“Đồng Đăng qua phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
Ai lên Xứ Lạng cùng anh
Mảng vui quên hết lời em dặn dò…
Lễ hội Bủng Kham – Lạng SơnBủng Kham là một vũng nước ở thôn Nà Phái xã Đại Đồng huyện Tràng Định. Xưa kia nơi đây là vũng nước rộng, nước chảy trong vắt quanh năm. Hiện nay Bủng Kham chỉ còn là một vũng nước nhỏ, dấu tích còn lại là cồn cát phía Đông và gò đá phía Tây, trên mặt có dấu vết các bàn “ô ăn quan” tương truyền là nơi chơi đùa của các nàng Tiên xưa kia.
Lễ hội Bủng Kham – Lạng Sơn
Lễ hội được tổ chức tại hai khu vực gần nhau. Bên gò đá phía Tây Bủng Kham và miếng đất thoai thoải trước mặt là nơi tổ chức hành lễ và hát dân ca. Bậc trên cùng là để ba bàn thờ và con lợn tế thiên thần. Từ sáng sớm, thầy Mo và đoàn tùy tùng đem theo mâm lễ đến miếu thờ Thổ công thắp hương hành lễ. Bàn thờ của thầy Mo kèm theo thúng mủng được bày sẵn trong lán. Ba bàn thờ Thần tiên trên gò đá cũng đã đặt mỗi bàn một mâm lễ gồm: 1 con gà thiến luộc, 1 bát bánh khô, 1 bát Khẩu Sli, 1 bát thóc théc, 1 chai rượu, 1 ấm chè và vài cái chén, vài đôi đũa. Bàn thờ nàng Tiên Cả đặt giữa có lọng che.
Các già làng cúng lễ xong, sư tử làng vào múa chào Thần Tiên, Thần Nông, rồi ra đầu làng múa đón các đội sư tử bạn về dự hội. Nhân dân các thôn lên hát then, sli, lượn, phong slư… cùng với các trò chơi, tung còn, đánh cờ, gieo lộc, thụ lộc cấy lúa… Trọng tâm của lễ hội “Bủng Kham” là trò gieo lộc và thụ lộc. Đây là trò chơi dân gian rất độc đáo, đặc sắc duy nhất được tổ chức tại lễ hội “Bủng Kham”. Lộc vãi xuống, bà con cô bác và du khách trẩy hội thi nhau kẻ nhặt, người hứng, kẻ hứng, người ngồi chạy đi chạy lại, tay chân thoăn thoắt cùng nhau thụ lộc thánh. Bà con quan niệm ai nhặt được nhiều lộc thánh thì năm đó làm ăn sẽ phát đạt, gia đình ấm no, hạnh phúc, bình yên.
Lễ hội Chùa Bắc Nga – Lạng SơnChùa Bắc Nga nằm trên địa phận thôn Bắc Nga, xã Gia Cát huyện Cao Lộc, chùa nằm trên sườn đồi rộng thoải, mặt hướng ra đường Quốc lộ 4b và dòng sông Kỳ Cùng. Truyền thuyết kể rằng: Xưa lâu lắm thủa Người và Tiên thường gặp nhau trên trái đất.Tiên nữ thấy cảnh nhà trời cung đình nguy nga tráng lệ nhưng vô cùng tẻ nhạt, thường rủ nhau bay về nơi đây vui chơi. Thủa ấy ở nơi này rừng xanh tươi tốt có nhiều hoa thơm cỏ lạ. Dòng sông Kỳ Cùng uốn lượn theo triền núi, nước trong xanh mát lành. Bầy Tiên nữ sau những giờ vui chơi đuổi chim bắt bướm trên núi thường rủ nhau xuống sông tắm mát. Đến chiều tà mới rủ nhau bay về thượng giới.
Chùa Bắc Nga – Lạng Sơn
Trong vùng núi này có một cụ bà sống độc thân thưng lên đây hái củi. một hôm giữa trưa nắng đẹp bà tựa lưng vào gốc cây đa hóng mát, bà thiu thiu ngủ bỗng tháy một bầy Tiên nữ bay lượn, múa hát trước khoảng rừng trước mặt ,có một nàng Tiên tiến tới nói với cụ rằng: “nơi đây đất lành, cảnh đẹp ta ở lại đây không về thượng giới nữa”. Nói đoạn Tiên nữ quấn giải lụa vào người bà. Cụ bà tỉnh dậy trong giấc mơ lành, vội về báo với dân làng. Dân làng luôn thấy Tiên bay về phía rừng đó, tin rằng Tiên ở lại, bèn cùng nhau góp công, góp của dựng miếu thờ Tiên. Với mong muốn Tiên nữ phù hộ cho dân làng một cuộc sống bình an hạnh phúc. Sau này có nhiều tiền nhân, công thần, văn sĩ ngưỡng mộ cảnh đẹp đã phát tâm bỏ tiền của xây miếu thờ Tiên, sau xây thành chùa thờ Tiên, thờ Phật gọi là chùa Bắc Nga, đặt tên chữ là “Tiên Nga Tự”.
Lễ hội Chùa Bắc Nga – Lạng Sơn
Dân trong vùng lấy ngày 15 tháng giêng hàng năm để tổ chức lễ hội. Ngày hội có cúng tế trong chùa mời Tiên, mời Phật về phù hộ cho dân làng được bình an, hạnh phúc. Ở đây trên các ban lễ thờ Phật được cúng chay gồm xôi trắng, xôi đỏ, hoa quả, hương vàng.Trên ban thờ Tiên, Thánh có thờ lễ mặn gồm lợn quay cả con, gà luộc, rượu trắng. Buổi sáng vào giờ Thìn một cụ già gióng trống khai lễ và vào làm lễ cúng khấn xin âm dương trình Tiên thánh, Phật cho dân làng mở hội được vui vẻ. Các hoạt động hội tổ chức gồm múa sư tử và hát sli, hát lượn. Hát sli, lượn ở lễ hội chùa Bắc Nga là đặc trưng cho hát trong lễ hội ở Lạng Sơn. Trên sườn đồi, từng tốp trai, gái dân tộc Nùng Phàn Slình với trang phục dân tộc sặc sỡ đứng hát đối nhau, họ hát một cách say sưa hào hứng vui vẻ và hẹn nhau đi hát trong lễ hội khác.
Một nét độc đáo trong lễ hội chùa Bắc Nga là hầu hết mọi người, ai đã đến hội Bắc Nga đều tổ chức mua thịt lợn quay và các đồ ăn khác tập trung nhau thành từng nhóm, tưng tốp trên sườn đồi liên hoan vui vẻ. Đây là một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực, và là một thú vui dã ngoại đầu xuân của người dân Lạng Sơn.
Lễ hội Ná Nhèm – Lạng SơnLễ hội Ná Nhèm là nghi thức, nghi lễ thờ cúng Thành Hoàng gắn liền với sự tích đánh giặc giữ làng và các hoạt động văn hóa, các trò chơi, trò diễn của người Tày xã Trấn Yên huyện Bắc Sơn. Trong lễ hội các thành viên bôi nhọ lên mặt thể hiện khuôn mặt giặc “Sấc Tài Ngàn” khi còn sống. Đó cũng là quan niệm của đồng bào về linh hồn, thế giới tâm linh. Người tham dự lễ hội phải bôi nhọ mặt bởi họ tin rằng làm như thế sẽ đánh lạc hướng những linh hồn ma giặc, qua lễ hội sẽ không còn ma nào biết ai đã diễn lại hình dạng và sự thất bại của chúng trước dân làng mà bắt về gây tai họa, dịch bệnh cho họ cùng gia đình, người thân của họ.
Lễ hội Ná Nhèm – Lạng Sơn
Lễ hội Ná Nhèm – Lạng Sơn
Cùng với các hoạt động nghi lễ trong Lễ hội Ná Nhèm còn có rất nhiều trò chơi trò diễn đặc sắc như: Trò đánh trận tập và tiến cống lễ vật, Sau trò này trong lễ hội Ná Nhèm còn tổ chức them trò Trò Sỹ – Nông – Công Thương; Ngư – Tiều – Canh – Mục ( kén dâu, kén rể); đánh đu, đánh cờ… nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, giao lưu văn hóa của cộng đồng.
Lễ hội Ná Nhèm là lễ hội với hình thức sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa cộng đồng nên thấm đượm tinh thần dân chủ và nhân văn sâu sắc. Đồng thời thể hiện một quá trình giao lưu văn hóa lâu dài giữa người Tày và người Việt, văn hóa Tày và văn hóa Trung Hoa. Hiện nay sau hơn 50 năm gián đoạn Lễ hội Ná Nhèm đã được khôi phục và tổ chức lại hàng năm để đáp ứng nhu cầu giao lưu, hưởng thụ văn hóa của nhân dân.
Lễ hội Phài Lừa (Bơi Bè) – Lạng SơnLễ hội Phài Lừa – Bơi bè ở vùng Văn Mịch huyện Bình Gia, là một lễ hội độc đáo hội tụ đầy đủ các yếu tố truyền thuyết, tín ngưỡng văn hóa và tinh thần thể thao, thượng võ. Lễ hội Bưa lừa được tổ chức vào ngày 4 tháng 4 âm lịch của năm nhuận (tức là 3 năm tổ chức 1 làn) tại đình Bà, thôn pò Kù, đình Ông ở phố Văn Mịch và đua bè trên đoạn sông trước đình Ông.
Lễ hội Phài Lừa (Bơi Bè) – Lạng Sơn
Xuất phát từ truyền thuyết, Lễ hội Phài Lừa được tổ chức với ý nghĩa đón thần Rắn trở về Văn Mịch thăm bố mẹ và bà con dân bản, để luôn nhớ công ơn và thán phục cái sức mạnh phi thường cùng với ý chí, quyết tâm cao độ đã dũng mãnh tiêu diệt toàn bộ lũ Thuồng luồng độc ác kia. Đua thuyền đây chính là để chào đón, để tưởng nhớ ngày rắn xuống sông đánh nhau với Thuồng luồng giữ yên cuộc sống cho dân bản.
Trước ngày đua thuyền các thân bản chuẩn bị việc chọn thuyền là những nghệ nhân nghề mộc trong vùng. Tiếp theo là việc tuyển chọn các tay đua là nam giới, không phân biệt tuổi tác, có sức khỏe tốt, có kinh nghiệm bơi thuyền và điều quan trọng nhất là người đó không làm những việc xấu việc trái với thuần phong mỹ tục của dân bản. Ngày 4/4 âm lịch lễ hội được tổ chức. Nhân dân vùng ven sông Văn Mịch và các làng bản lân cận đến tập trung Đình Ông. Đồ tế lễ gồm bàn thờ tế một chiếc kiệu trong có tượng rắn (làm bằng các vật liệu tượng trưng), có thịt lợn, gà, xôi, rượu. Pú mo làm lễ tế thần Rắn mời thần về dự hội, về thăm bố mẹ nuôi và dân bản và phù hộ cho mọi người khỏe mạnh bình an, cho mùa màng bội thu, chăn nuôi trâu bò, lợn gà được đầy đàn đầy lũ.
Lễ hội diễn ra cả ngày với các nghi thức trang nghiêm, các trò chơi hấp dẫn thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Sau phần lễ là hội đua thuyền. Dân bản kéo xuống tập trung hai bờ sông để chứng kiến cuộc đua tài và cổ vũ cho thuyền mà mình hâm mộ.
Lễ hội Phài Lừa (Bơi Bè) – Lạng Sơn
Cũng trong ngày hội hát Sli, hát lượn của các nhóm thanh niên nam, nữ Tày – Nùng được diễn ra hết sức tự nhiên nhất là vào ban đêm. Thanh niên nam, nữ có dịp làm quen với nhau qua Sli, lượn:
“Hội Phài Lừa – Văn Mịch vui lai
Slao slương vạ Báo quai Sli, Lượn”
(Hội đua thuyền Văn Mịch vui nhiều
Gái sắc cùng Trai tài Sli, Lượn)
Lễ hội Phài Lừa – Văn Mịch sau một thời gian gián đoạn, hiện nay đã được khôi phục lại để đáp ứng nhu cầu giao lưu, hưởng thụ văn hóa của nhân dân trong và ngoài tỉnh.
Lễ hội Quỳnh Sơn – Lạng SơnTrong lễ hội Quỳnh Sơn diễn ra lễ rước kiệu ông Dương Tự Minh người dân dộc Tày làng Quan Triều, tỉnh Thái Nguyên ông là thủ lĩnh của Phủ Phú Lương. Đời nhà Lý Ông là người có công trong cuộc chinh chiến chống quân xâm lược nhà Tống, giữ vững vùng biên cương phía Bắc của nước Đại Việt đầu thế kỷ thứ XII.
Lễ hội Quỳnh Sơn – Lạng Sơn
Sau khi dẹp giặc xong, núi rừng bình an, Quốc Thái dân an cùng với việc xây dựng vùng đất phồn thịnh. Ông luôn quan tâm đến đời sống của các dân tộc nông thôn nghèo khó. Cuối đời ông trở về Điểm Sơn và mất ở đấy – nay là núi Đuổm, ông được nhà Lý phong sắc “Uy viên đôn kính cao sơn quảng độ chi thần” các đời sau đều ghi nhận ông là Cao Sơn Quý Minh.
Khi được biết tin ông mất để nhớ ơn công đức của Dương Tự Minh người dân tổng Quỳnh Sơn đã lập đền thờ tại Đẳng Rử Thôn bên sườn núi đá nước nguồn. Phía sau có giếng tiên thuộc Quỳnh Sơn. Trải qua nhiều năm phát triển dân số Quỳnh Sơn ngày càng đông địa điểm chật hẹp, dân làng đã cùng nhau chuyển Đền đến một địa điểm mới cách địa điểm cũ 400m về phía Đông giữa thôn Thâm Pác, Nà Riềng 1 và Nà Riềng 2. Đây là nơi để nhân dân thờ cúng, sinh hoạt văn hóa tâm linh hướng nguyện cầu sự giúp đỡ của thánh thần nhằm có cuộc sống ấm no hạnh phúc, qua đó gắn kết tinh thần cộng đồng và giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Lễ hội Quỳnh Sơn – Lạng Sơn
Bên cạnh phần lễ, phần hội với nhiều trò chơi, trò diễn dân gian vui nhộn, thể hiện được những ý nghĩa triết lý nhân văn sâu sắc về một lễ hội cầu mùa, cầu mưa, cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, người người, nhà nhà no ấm, hạnh phúc. Tiêu biểu đó là trò đánh cờ tiên, đánh đu, ném còn, giã gạo, gói bánh chưng đen… Theo tín ngưỡng dân gian thì, nhiều trò chơi, trò diễn trong lễ hội cầu mùa còn là biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực – cầu mong cho vạn vật sinh sôi, nảy nở nhiều; thể hiện sự giao hòa của âm – dương, trời – đất; mối quan hệ hữu cơ của các yếu tố “Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa”…
Hiện nay, khi Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn đi vào hoạt động thì lễ hội không chỉ là điểm đến của du khách trong tỉnh mà ngày càng thu hút khách thập phương, thật sự trở thành một điểm đến trong hành trình du lịch tâm linh nơi cửa ngõ phía Bắc nước ta mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Lạng Sơn.
Lễ hội Nàng Hai – Lạng SơnLễ hội Nàng Hai thường được tổ chức vào ngày 4 tháng 2 âm lịch hàng năm ở bản Nà Cạo, xã Chí Minh để cầu khấn các nàng tiên phù hộ cho một năm mưa thuận gió hòa, cầu cho mùa màng tươi tốt bội thu, cuộc sống yên vui.
Lễ hội Nàng Hai – Lạng Sơn
Có nhiều truyền thuyết về lễ hội Nàng Hai, nhưng truyền thuyết sau đây được đánh giá là tiêu biểu hơn cả. Chuyện kể rằng: “Xưa kia vùng núi Nà Cạo hạn hán, ngô lúa mất mùa, cây cối khô cằn, bà con dân bản rủ nhau làm lễ cầu trời giúp cho nhân dân thoát khỏi đại hạn. Trước tình hình đó, trời cho 7 nàng tiên ở mặt trăng làm phép cho mưa thuận gió hòa, dạy dân làng cách xẻ ruộng trồng lúa nước, trồng bông lấy sợi dệt vải, trồng dâu nuôi tằm kéo tơ dệt lụa,… Ngoài ra, các nàng tiên còn dạy các chàng trai, cô gái hát các lời lượn tâm giao. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, 7 nàng tiên chia tay về mặt trăng, dân làng lưu luyến tiễn đưa. Vì thế, đến ngày 4 tháng 2 âm lịch hàng năm, dân làng tổ chức đón nàng Tiên (còn gọi là Nàng Hai – nàng Tiên Trăng), ngày 18 tháng 3 âm lịch làm lễ tiễn nàng về trời”.
Lễ hội Nàng Hai – Lạng Sơn
Lễ đón Nàng Hai được tổ chức ở miếu thờ thổ công ở làng Nà Cạo. Trong 6 cô gái được tuyển chọn đóng vai các nàng tiên, có 2 người làm mẹ Nhất, mẹ Nhì, 4 người còn lại chuyên hát những lời lượn. Ngoài ra, dân làng cũng chọn 4 chàng trai gọi là Hai Pò để hát đối với 4 Nàng Hai tại nhà sàn ở cạnh làng, đây cũng là nơi để các bà Nhất, bà Nhì đến thắp hương hàng ngày và là nơi bà Then đến dạy các Nàng Hai hát lượn.
Lễ tiễn Nàng Hai được tổ chức trang trọng với nghi lễ thành kính, các gia đình trong làng đều soạn mâm lễ gồm xôi cẩm đen, gà luộc, các loại bánh nhuộm đủ màu sắc được gắn kết tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng và các sao. Bà Then cùng với bà Nhất, bà Nhì và các Nàng Hai đi chấm cỗ, những mâm nào thiếu lễ các Nàng Hai sẽ hát lời tạ, giải hạn với trời. Sau đó, các Nàng Hai vừa đi, vừa vãi những nắm hạt bông, nắm thóc, phát cành dâu,… và cùng ra bến sông hát lời thả thuyền trên sông. Kết thúc, bà Then làm lễ trả hồn cho các Nàng Hai về trời, gọi hồn cho các bà, các chị đóng vai Nàng Hai trở về. Toàn bộ diễn biến lễ hội được gắn liền với giai điệu mượt mà của các bài hát lượn.
Lễ hội Đền Mẫu – Lạng SơnĐền Mẫu nằm ở trung tâm thị trấn Đồng Đăng thuộc huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn, cách cửa khẩu Hữu Nghị 4km. Đây là ngôi đền lớn có giá trị đặc biệt về kiến trúc, tín ngưỡng tôn giáo và lịch sử, là nơi nhân dân các dân tộc trong tỉnh, du khách trong nước và quốc tế đến để thờ cúng, sinh hoạt văn hóa tâm linh, nguyện cầu sự che chở của các đấng linh thiêng cho cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc, qua đó gắn kết tinh thần cộng đồng và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Đền Mẫu – Lạng Sơn
Lễ hội đền Mẫu được tổ chức hàng năm vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch với các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng cầu mong sự an bình thịnh vượng, bên cạnh đó là các trò chơi cổ truyền như múa sư tử, võ dân tộc, thi đấu các môn thể thao như Đẩy gậy, Kéo co, Ném còn… và hoạt động ẩm thực truyền thống với các món ăn đặc sản tiêu biểu của Xứ Lạng: Lợn quay, Vịt quay, Khau nhục, Phở chua, Mía…
Lễ hội Đền Mẫu – Lạng Sơn
Vào ngày chính hội, hàng chục nghìn du khách từ khắp nơi (đặc biệt là khách Trung Quốc) cùng đến đây để dự lễ, tham gia các hoạt động văn hóa tâm linh truyền thống, nhiều du khách trong nước nhân dịp này đã kết hợp tham gia các tuor du lịch quốc tế (Trung Quốc).
Lễ hội Trò Ngô – Lạng SơnTruyền thuyết kể lại: Làng Giàng có hội Trò Ngô mô tả lại quá trình đánh giặc cứu dân giúp nước thoát khỏi ách thông trị Tây Hán (quân Phục Ba Tướng Quân). Nên địa phương có hai vị thượng đẳng thần là Đức Thanh Lãng Cao Diệu Địch Cát và ông nghè Vũ Lôi Quận Công.
Khi đánh giặc, 2 vị thánh cử 8 tướng chia làm 2 đội quân theo hai hướng đánh giặc. Đạo quân thứ nhất do Đức Thanh Lãng cùng 4 tướng chặn đánh giặc ở đèo “Cây Vông”. Đạo quân thứ hai do Vũ Lôi Quận Công cùng 4 tướng tiến quân đến cánh đồng “Hữu Liên” để đánh giặc. Hai vị tướng này đã có công đánh giặc thắng trận, bắt được tướng giặc Ngô, sau đó hiển thánh tại chùa Sơn Lộc (Sơn Lộc Tự) và nghè Vũ Lôi Quận Công.
Anh linh của 2 vị thánh phù hộ dân làng cầu được ước thấy. Nên làng Giàng cách hai năm mở hội trò Ngô để mừng thắng lợi, tưởng nhớ các vị tướng lính đã có công đánh giặc cứu dân giúp nước. Đến ngày hội, tám thanh gươm được tám trai định tập múa tái hiện lại trận đánh. Tám thanh gươm từ đó đấn này là mấy trăm năm vẫn dùng để làm trò trong hội và rất linh ứng hiệu nghiệm nên làng Giàng phải cha truyền con nối bảo vệ vật đời đời về sau.
Lễ hội Trò Ngô – Lạng Sơn
Theo phong tục, cứ 2 năm một lần, làng Giàng tổ chức hội trò Ngô vào ngày 10 tháng giêng âm lịch. Lễ hội được diễn ra trên cánh đồng rộng, nằm giữa trung tâm làng Giàng được bao bọc bởi bốn phía núi non hùng vỹ. Sáng ngày 10 tháng giêng, đám rước cùng 8 tướng Kim Cương gióng cờ, chiêng, trống, kèn, thanh la đến chùa và nghè rước ngai thần về dự hội.
Sau khi kết thúc phần lễ, là diễn các trò hội, bắt đầu là trò Nhảy dậm (Múa gươm) với nội dung: Quyết tâm luyện tập để đánh giặc; Luyện tập võ nghệ thành thạo để đi đánh giặc. Trò đánh đồn giặc, Trò tiến cống, trò Kén rể, trò tái hiện sấm chớp mưa, Trò tái hiện nghề trồng lúa nước, Trò tái hiện nghề trồng dâu nuôi tằm. Cùng với các trò diễn trên, lễ hội trò Ngô còn có các trò chơi đánh đu, ném còn, đi cà kheo. Đến đêm dân làng tổ chức hát chèo với các tích tuồng cổ như: Lưu Bình – Dương Lễ; Tống Trân – Cúc Hoa; Kiều…
Đăng bởi: Kiên Nguyễn
Từ khoá: Lạng Sơn có lễ hội gì?
Những Bể Bơi Tốt, Chất Lượng Ở Hà Đông Nên Tới Trong Hè Này
Những bể bơi nổi tiếng ở Hà Đông
Bể bơi tốt quận Hà Đông
Bể bơi Rainbow – Bể bơi tốt nhất ở Văn Quán Hà Đông
Địa chỉ: Tầng 6 Tòa nhà Cầu Vồng Văn Quán, Phường Văn Quán, Hà Đông Hà Nội
Thời gian mở cửa: 6h – 20h
Vé bán vé: 120k bao gồm hơi nước, vé tháng 2000k, bên ngoài các gói sau đây là tháng dành cho gia đình và gia đình.
Bể bơi Rainbow Văn Quán Hà Đông là một trong những bể bơi tốt nhất ở Hà Đông. Bể bơi còn tích hợp phòng tập thể dục, thể dục, yoga, massage, xông hơi, bể bơi, bể sục, … Đến đây bạn sẽ thực sự thoải mái và tránh xa được cái oi nóng khắc nghiệt của mùa hè Hà Nội.
Bể bơi bốn mùa – Bể bơi nên tới ở Văn Quán Hà Đông
Địa chỉ: TH2A (hệ thống giáo dục CGD Victory) Khu đô thị Văn Quán – Hà Đông
Thời gian mở cửa: 6h30 – 20h
Vé: Vé lượt 40.000đ – 60.000đ / lượt hoặc 700.000đ – 1.000.000đ / 30 lượt
Bể bơi bốn mùa như tên gọi rằng bạn có thể tới đây bơi vào 4 mùa trong năm. Bể bơi được cam kết về chất lượng nước của nước trong bể. Đây cũng chính là một trong những ưu điểm lớn của bể bơi nổi tiếng ở Hà Đông này. Bể rộng, thoáng, nước sạch, giá cả phù hợp nên luôn trong tình trạng đông khách.
Bể bơi tốt quận Hà Đông
Bể bơi Nguyễn Huệ – Bể bơi tốt chất lượng ở Hà Đông
Địa chỉ: Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Quang Trung, La Khê, Hà Đông
Thời gian mở cửa: 6h30 – 20h
Vé bán vé: 400k / tháng
Bơi lội THPT Nguyễn Huệ là bơi lội bơi lội chất lượng của các em học sinh cũng như người dân tìm khu vực bể bơi ở Hà Đông. Bể bơi với giá phải lớn hơn và mở rộng chiều rộng, nhịp đập của học sinh.
Bể bơi khách sạn Mường Thanh – Bể bơi 5 sao tại Hà Đông
Địa chỉ: Xã La, Khu đô thị Xa La, Phúc La – ĐT: 04 3311 5555
Giá vé: Vé ngày: 40.000đ / trẻ em – 60.000đ / người lớn – Vé tháng: 1 triệu / trẻ em – 1 triệu / người lớn
Thời gian mở cửa: 6h00 – 22h00
Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La tự hào có bể bơi ngoài trời rộng và đẹp nhất khu vực Tây Nam Hà Nội. Bạn không được phép trong da và mát mẻ trong làn da của bạn sẽ là một sự nài nỉ khi sử dụng dịch vụ tại Mường Thanh Grand Xa La.
Bể bơi tốt quận Hà Đông
Bể bơi Xuân Mai Tower – Bể bơi bình dân chất lượng ở Hà Đông
Địa chỉ: CT2, Đường Tô Hiệu, Hà Đông
Thời gian mở cửa: Sáng: 6h-9h Chiều: 14h-20h
Giá vé: Vé ngày: 25.000đ / trẻ em, 40.000đ / người lớn – Vé tháng: 500.000đ / trẻ em, 900.000đ / người lớn (30 buổi)
Bể bơi Xuân Mai đã vô cùng nổi tiếng trong danh sách các bể bơi tốt ở Hà Đông. Bể bơi có thời gian mở cửa dài, giá vé phải chăng phục vụ cho mọi lứa tuổi. Với vô số những ưu điểm trên nên bể bơi luôn trong tình trạng đông khách đặc biệt vào mùa hè.
Đăng bởi: Trần Hoài
Từ khoá: Những bể bơi tốt, chất lượng ở Hà Đông nên tới trong hè này
Lai Châu Có Gì Chơi?
Đèo Ô Quy Hồ (Ô Quý Hồ) – Lai Châu
Tây Bắc biết đến như một chặng đường mang nhiều cảm xúc, với đặc điểm là núi non hiểm trở thì những con đường đèo chính là điểm nhấn cho sự hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc. Một trong những cung đường đèo hiểm trở bậc nhất của núi rừng Tây Bắc không thể không kể đến đèo Ô Quý Hồ.
Đèo Ô Quy Hồ (Ô Quý Hồ) – Lai Châu
Đèo Ô Quý Hồ nối liền 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai, nơi có đỉnh Fansipan huyền thoại. Nằm ở độ cao hơn 2000m giữa mây núi ngút ngàn, cung đường đèo hiện ra mềm mại, trải dài như dải lụa uốn mình sát những vách núi dựng đứng. Đèo Ô Quy Hồ còn có tên gọi là đèo Hoàng Liên, Đèo Hoàng Liên Sơn do đèo vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn, hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ, nhưng ít ai biết rõ xuất sứ cái tên “Ô Quý Hồ”. Ô Quý Hồ chính là tiếng kêu da diết của một loài chim mỗi khi hoàng hôn rơi trên đỉnh núi và ẩn sau tiếng kêu ấy là một câu chuyện tình yêu không thành của đôi trai gái.
Ngoài con đường mê hoặc bởi những khúc cua tay áo liên tục, Ô Quý Hồ còn hấp dẫn ở sự khác biệt rất lớn về nhiệt độ ở hai phía của con đèo. Nếu du khách đang chịu cái nóng ấm hơi khô của sườn Tây dãy Hoàng Liên (thuộc địa phận Lai Châu) thì sẽ ngạc nhiên thích thú khi vượt qua đỉnh đèo Cổng Trời của Ô Quý Hồ để đón nhận hơi gió lúc nào cũng ẩm và mát lạnh bên phía Sapa (Lào Cai).
Đèo Ô Quy Hồ (Ô Quý Hồ) – Lai Châu
Đứng trên đỉnh đèo hùng vĩ, cảnh sắc thiên thiên của đại ngàn được thu trọn vào tầm nhìn của du khách, khí hậu trong lành mang lại cho ta cảm giác thật dễ chịu. Đến Ô Quý Hồ vào mùa đông, nếu may mắn ta có thể được chiêm ngưỡng một cảnh tượng hiếm gặp ở Việt Nam đó là những bông tuyết và hiện tượng băng đá. Những giọt nước đọng lại trên những cành cây, bông hoa bị đóng băng tạo nên hình ảnh thật đẹp và độc đáo. Ở nơi cao hơn, ta có thể thấy được trên nền đất màu trắng xóa của những bông tuyết và bắt gặp hình ảnh của những đứa trẻ, các cặp tình nhân đang thích thú nô đùa cùng nhau và quên đi cái giá rét khắc nhiệt của thời tiết.
Đèo Khau Cọ – Lai ChâuĐèo Khau Cọ – Lai Châu
Di tích đèo Khau Cọ nơi nghĩa quân Mường Lay, Mường Khoa ở địa phương chặn đánh bọn thực dân Pháp kịch liệt ngày 20/11/1886 khi chúng tấn công lên huyện Lai Châu, mở màn phong trào đấu tranh anh dũng đầy hy sinh gian khổ, tìm hiểu lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quật cường chống giặc ngoại xâm của nhân dân các dân tộc Lai Châu.
Đây từng là nơi đóng quân của trung đoàn 2 mở đường 279 trong cuộc chiến tranh biên giới 1979, nơi đây còn có nhiều vết tích của lần mở đường khi đó (Những đoạn đường mở sai trên vách núi). Từ đây có thể quan sát hầu hết cánh đồng Mường Than, là cánh đồng lớn thứ ba của vùng tây bắc.
Cánh đồng Mường Than – Lai ChâuNối huyện Mù Cang Chải, Yên Bái với huyện Than Uyên, Lai Châu là cánh đồng Mường Than mênh mông đẹp như tranh vẽ, mùa nước đổ thì lung linh những mảng màu, mùa lúa chín thì nhuộm vàng cả vùng trời. Cánh đồng Mường Than xứng danh trong câu nói nổi tiếng “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” về những đồng lúa đẹp nhất Tây Bắc.
Cánh đồng Mường Than – Lai Châu
Cánh đồng mênh mông không chỉ tạo vẻ đẹp nên thơ giữa núi rừng hùng vĩ còn là nơi cho ra nhiều sản vật nổi tiếng của địa phương như: Ngô non bao tử, khoai lang Hoàng Long, gạo Sén Cù, gạo Tám…
Đến Than Uyên, bạn được hòa vào một cuộc sống bản địa mộc mạc của những nhịp chân dệt thổ cẩm. Cảnh sắc và cả những món ngon cứ níu chân khách phương xa. Thả hồn trên cánh đồng Mường Than với nhịp sống lao động đầy sắc màu quyến rũ, bạn sẽ như lạc vào thảo nguyên bao la trong cổ tích. Thỉnh thoảng cơn gió ùa về lòng chảo tạo nên vùng tiểu khí hậu khá đặc biệt trên cánh đồng đẹp thứ ba vùng Tây Bắc.
Cao nguyên Dào San – Lai ChâuCao nguyên Dào San – Lai Châu
Dào San nằm cách trung tâm thành phố Lai Châu chừng 60km về phía Bắc, là nơi cư trú chủ yếu của các dân tộc Mông, Dao, Thái, Hà Nhì… Ấn tượng của du khách về Dào San là những cánh rừng xanh ngút ngàn, những đồi thảo quả trải dài đến vô tận, những con đường nhiều tầng xuyên qua mây trắng những dòng suối róc rách chảy, những thửa ruộng bậc thang leo lên đỉnh núi…
Không chỉ thế, khách du lịch còn có dịp trải nghiệm văn hóa vùng cao qua phiên chợ Dào San. Chợ được họp vào chủ nhật hàng tuần, đây cũng là phiên chợ mang đậm nét văn hóa chung của vùng cao Tây Bắc, nơi giao thoa những giá trị của bản sắc văn hóa truyền thống Việt.
Đồi chè Tân Uyên – Lai ChâuĐồi chè Tân Uyên – Lai Châu
Được trải dài dọc theo quốc lộ 32, chè có tuổi đời từ 40 – 50 năm với quy mô gần 2000 ha, nằm cách trung tâm thị trấn Tân Uyên không xa, đồi chè tân Uyên hiện là điểm đến yêu thích của nhiều người khi đến với Tân Uyên.
Tới đây bạn sẽ được tận hưởng cảnh vật và thiên nhiên trong lành. Đây cũng là nơi nhiều người chọn để chụp ảnh cưới, hoặc thực hiện một bộ ảnh lãng mạn trong đồng chè xanh mướt, giữa lấp lánh nắng vàng. Chè cũng là một trong những cây kinh tế chính của thị trấn với sản phẩm chè nổi tiếng khắp cả nước như chè San Tuyết, Ô long, Thanh Tâm….
Núi Đá Ô – Lai ChâuCách thành phố Lai Châu hơn 60km, Sìn Hồ là một vùng du lịch tiềm năng của tỉnh Lai Châu, một điểm đến còn tương đối mới mẻ với nhiều du khách. Đến với Sìn Hồ, du khách sẽ được nghe người già kể lại câu chuyện trên núi đá Ô, và thưởng thức những điều rất riêng chỉ Sìn Hồ mới có.
Núi Đá Ô – Lai Châu
Câu chuyện về sự tích núi đá Ô nói về cuộc gặp gỡ giữa người Dao Sìn Hồ và Tiên ông từ trời xuống chơi. Ông Tẩn Kim Phu – Một người già uy tín của đồng bào Dao Sìn Hồ kể lại rằng: Ngày xa xưa có một ông Tiên xuống trần gian du ngoạn. Từ trên trời, ông bay xuống đỉnh núi San Ta Ngai là đỉnh núi cao nhất ở vùng cao nguyên Sìn Hồ. Đứng trên núi, ông nhìn được rất xa, quan sát hết lượt, ông thấy ở phía Nam có một bãi bằng. Ông Tiên quyết định tới đó để tham quan nhưng không biết đi đường nào vì bốn phía là núi non trùng điệp, vách đá cheo leo. Suy nghĩ một lát rồi ông quyết định mở lối đi.
Với sức mạnh và phép thuật của mình, ông xẻ vách đá trước mặt làm đôi tạo ra khoảng trống để đi qua, khoảng trống đó là cánh cổng vào bản Sang Ta Ngai bây giờ. Ông Tiên tiếp tục đi về phía Tây Nam qua núi Ngọc rồi qua khe sâu về tới bãi bằng đó là bản Tả Phìn. Dân bản được biết có ông Tiên đến thăm thì rất mừng nên tổ chức mở tiệc liên hoan, múa hát để chào đón ông Tiên, cuộc vui kéo dài 7 ngày 7 đêm. Lần đầu tiên xuống trần gian ông Tiên được thưởng thức các món ngon vật lạ và được xem các tiết mục múa hát của dân bản nên ông say xưa theo dõi.
Đến ngày thứ 7, ông sực nhớ ra đã đến ngày mình phải trở về tiên giới. Ông vội vàng chào bà con rồi bay lên trời, do vội vã lên đường nên ông Tiên đã bỏ quên cái ô đang cắm giữa bản để che mưa, che nắng lúc xem hội, lâu ngày cái ô hóa đá. Từ đó người dân Tả Phìn coi ô đá là nơi linh thiêng và trở thành nơi thờ cúng.
Núi Đá Ô – Lai Châu
Cho đến bây giờ, vào các dịp lễ, tết, người Dao Khâu, người Mông đen ở xã Tả Phìn và các xã lân cận hàng năm có tục lệ đến núi đá Ô vui chơi và thắp hương cầu mong cho gia đình con cái được khỏe mạnh, người ốm sớm bình phục. Ông Tẩn Kim Phu cho biết, tục lệ này đã có từ rất lâu và được truyền từ đời này sang đời khác.
Nằm ở trung tâm xã Tả Phìn của huyện Sìn Hồ, núi đá Ô là một khối đá có hình dáng như một chiếc ô, đây là loại đá phong hóa từ đá ba zan, một phần của núi đá dựa vào 2 cây chò cổ thụ. Khối đá hình chiếc ô có chiều cao 3,7 mét được chia làm 3 phần. Phần chóp ô có thể che mưa che nắng cho nhiều người. Tảng đá màu xanh rêu với vô số hoa văn rất độc đáo. Phần thân gồm những phiến đá màu nâu đen xếp chồng lên nhau tạo nên những hình thù rất kỳ lạ. Tại những phiến đá là chỗ để người dân đặt các lễ vật dâng cúng. Hiện nay, núi đá Ô đã được huyện Sìn Hồ xây tường rào để bảo vệ cảnh quan và di tích.
Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành đã tạo cho quần thể di tích núi đá Ô trở thành danh lam thắng cảnh nổi tiếng nơi cao nguyên Sìn Hồ. Trên cung đường đến với Sìn Hồ, du khách còn được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp khó cưỡng như những biển mây, thung lũng vàng chói chang hay những tràn ruộng bậc thang vào mùa lúa chín, những bản làng nằm nép mình bên vách núi, giữa màu xanh của núi rừng… Tất cả tạo ra một sức rút rất riêng làm nao lòng du khách.
Đỉnh núi Pu Si Lung – Lai ChâuĐỉnh núi Pu Si Lung – Lai Châu
Pu Si Lung là ngọn núi nằm ở biên giới Việt Nam và Trung Quốc, cao 3080m. Phần Việt Nam của núi thuộc xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Để đến núi này ở phần Việt Nam, cần xin giấy phép tại Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Lai Châu tại thành phố Lai Châu, sau đó giấy sẽ được trình báo ở đồn biên phòng xã Pa Vệ Sử. Đồn này sẽ cho người dẫn đến núi.
Pu Si Lung được mệnh danh là một trong 3 nóc nhà của Việt Nam với chiều cao ước tính lên đến 3080m. So với Fansipan (3141m) và Pu Ta Leng (3096m), độ cao của Pu Si Lung xếp hàng thứ 3. Tuy nhiên, đây lại là đỉnh núi khó chinh phục nhất vì hành trình lên đỉnh núi quá dài. Đây cũng là đỉnh núi hoang sơ và quyến rũ nhất trong số các đỉnh núi cao của Tây Bắc nước ta đó nha!
Đá thiêng Hà Nhì – Lai ChâuA Pó Ủ Phú nghĩa là Ông già đá trắng, hay còn gọi là Thánh thạch đã có ở địa bàn từ rất lâu, từ khi xã được hình thành. Người Hà Nhì nơi đây coi đó là biểu tượng của niềm tin để cầu mong những điều may mắn, hạnh phúc cho dân bản. Hàng năm, lễ cũng “thánh thạch” là lễ hội được đón đợi nhất của người Hà Nhì nơi đây. Đây cũng là một nét văn hóa độc đáo của người Hà Nhì”.
Đá thiêng Hà Nhì – Lai Châu
Ngày trước, cả vùng đất Tây Bắc này là rừng già bao phủ. Thú hoang nhiều vô kể, khi đó cả xã Thu Lũm mới có vài hộ dân. Đêm đến bà con phải đốt lửa ngồi quây quần bên nhau xua thú dữ. Chuyện đôi vợ chồng, họ đi cả đêm để vượt qua trăm suối ngàn khe. Khi họ đi đến một đỉnh núi thuộc nước Việt thì người vợ mới sực nhớ là quên mất chiếc khăn đội đầu ở nhà. Thế là người chồng phải ngồi đợi người vợ về lấy khăn. Người vợ về đến nhà quay lại chỗ chồng đợi thì gà đã gáy sáng nên không vượt qua được rừng già nữa. Người chồng đợi mãi, không thấy người vợ quay lại cho đến khi mình hóa đá lúc nào không hay. Chỗ người chồng đợi vợ vốn là hòn núi đất giờ tự nhiên lại mọc lên một ụ đá giống thế người chồng ngồi chống cằm mắt hướng về phương Nam. Từ đó cho đến nay người Hà Nhì coi nơi đó là mảnh đất thiêng.
Hàng năm, sau Tết Nguyên Đán bản Pa Thắng lại đứng ra tổ chức lễ Thánh thạch. Ông Chu Cà Xá B (người nắm rõ nhất truyền thuyết về Ông già đá trắng) được giao trách nhiệm đứng ra chọn ngày tốt rồi dẫn trai tráng trong bản lên đó. Phụ nữ tại bản không được phép lên nhưng phụ nữ đến từ nơi khác vẫn có thể lên thăm.
Đỉnh núi Bạch Mộc Lương Tử – Lai ChâuBạch Mộc Lương Tử (hay Ki Quan San) là một trong 4 đỉnh núi cao nhất Việt Nam, nằm giữa hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Dãy núi Bạch Mộc Lương Tử có địa hình khá hiểm trở, là địa điểm phượt Tây Bắc hấp dẫn được dân phượt khai phá từ 2012. Ngọn cao nhất của dãy núi này cao khoảng 3046m so với mực nước biển. Quãng đường từ chân núi lên tới đỉnh dài khoảng 30km, qua nhiều địa hình khác nhau như đồi trọc, rừng tre nứa, rừng gỗ lớn, rừng trúc lùn cho đến những vách đá cheo leo toàn rêu phủ.
Đỉnh núi Bạch Mộc Lương Tử – Lai Châu
Là đỉnh núi cao thứ 4 ở Việt Nam với địa hình khá hiểm trở, thế nên hành trình leo Bạch Mộc Lương Tử không phải là sự lựa chọn thích hợp cho những người sợ độ cao hay dễ nản chí. Tuy nhiên chính sự kì vĩ, hoang sơ nhưng đầy thơ mộng và kì ảo của Bạch Mộc Lương Tử lại là điểm hấp dẫn với những ai đam mê du lịch mạo hiểm, thích thử thách ý chí của bản thân.
Thời gian để leo Bạch Mộc Lương Tử trung bình hết từ 2-4 ngày. Nếu là lần đầu tiên bạn chinh phục Bạch Mộc Lương Tử thì tốt nhất nên đi cùng với người đã có nhiều kinh nghiệm leo núi ở đây hoặc thuê người hướng dẫn với mức giá khoảng 250.000đ/ngày.
Bản Nà Luồng – Lai ChâuNhờ cảnh đẹp hoang sơ cùng với các giá trị văn hóa truyền thống còn lưu giữ lại, bản Nà Luồng, xã Nà Tăm (Tam Đường, Lai Châu) đã trở thành điểm du lịch thu hút khách đến thăm chúng tôi lời giải thích của người dân địa phương nơi đây, dịch theo nghĩa của tiếng dân tộc Lào thì từ “Luồng” có nghĩa là “con rồng”, “Nà” có nghĩa là “ruộng”.
Bản Nà Luồng – Lai Châu
Tương truyền, nơi đây là mảnh đất trù phú, địa hình bằng phẳng có núi non xanh biếc lại có dòng Nậm Mu trong vắt, hiền hòa chảy quanh năm, thuận lợi cho việc cấy lúa, trồng ngô. Cảnh sắc thơ mộng con người lại chân thật, giàu lòng mến khách, nên rồng thường xuống tắm và nằm nghỉ trên bãi ruộng…
Để giữ gìn các làn điệu dân ca, dân vũ, đặc biệt là điệu múa xòe và lăm vông; đã hơn 10 năm nay, người dân trong bản thành lập đội văn nghệ với sự đóng góp công sức của 20 thành viên, thường xuyên mang lời ca tiếng hát để động viên, cổ vũ tinh thần lao động, cầu cho mưa thuận gió hòa, xây dựng cuộc sống văn hóa ở bản làng.
Bản Hon – Lai ChâuNằm cách thành phố Lai Châu 20km, trên tuyến du lịch vòng cung Tây Bắc, đường đi thuận lợi cộng với nguồn tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo, Bản Hon đang dần trở thành một điểm đến ưa thích của hàng ngàn lượt khách quốc tế mỗi năm.
Bản Hon – Lai Châu
Điểm du lịch văn hóa cộng đồng Bản Hon nằm trên xã Bản Hon gồm Bản Hon 1 có gần 90 hộ và Bản Hon 2 có gần 70 hộ sinh sống. Đây là nơi cư trú của cộng đồng dân tộc Lự và Mông, trong đó, dân tộc Lự chiếm 90%. Điểm đặc trưng ở Bản Hon là nơi đây vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn bản sắc văn hóa phong phú, đặc sắc, tiêu biểu là kiến trúc nhà ở, ẩm thực, trang phục và nghề thủ công truyền thống của đồng bào Lự.
Với chủ trương phát triển du lịch cộng đồng nhưng không làm mất đi nét đẹp văn hóa bản làng truyền thống, du lịch văn hóa cộng đồng Bản Hon được hình thành hy vọng sẽ trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước ở Lai Châu.
Bản San Thàng – Lai ChâuBản San Thàng – Lai Châu
Đây là địa bàn cư trú của khoảng 70 hộ gia đình người Giáy với những nét văn hóa đậm đà bản sắc. Lối kiến trúc cảnh quan lạ, hấp dẫn với hàng rào đá bao quanh, bản San Thàng 1 là một điểm đến không thể bỏ qua mỗi khi du khách đến với thành phố Lai Châu.
Đến với San Thàng vào thứ 5 và chủ nhật, du khách sẽ được tham gia vào phiên chợ đặc trưng của vùng cao – Chợ phiên San Thàng. Không chỉ là nơi trao đổi mua bán các nông sản vật của bà con nhân dân mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, gắn kết tình cảm của đồng bào các dân tộc trên địa bàn thành phố Lai Châu.
Bản Gia Khâu 1 – Lai ChâuBản Gia Khâu 1 – Lai Châu
Bản văn hóa du lịch Gia Khâu 1, thuộc xã Nậm Loỏng, thành phố Lai Châu. Cách thành phố Lai Châu chừng 10km, là một thung lũng nhỏ, bao bọc xung quanh là các dãy núi cao. Với 100% dân số là dân tộc Mông Trắng, với những nét văn hóa truyền thống, phong tục tín ngưỡng độc đáo như Lễ hội Grâu Taox, phong tục cưới hỏi,… Từ trang phục, nếp nhà truyền thống, làn điệu khèn, dân vũ…đến ẩm thực truyền thống, nghề dệt thổ cẩm đều mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị và ấn tượng khó quên…
Với hệ sinh thái trong lành, môi trường tại bản du lịch cộng đồng Gia Khâu rất thích hợp cho các loại chim công, đà điểu sinh trưởng và phát triển. Gia Khâu 1 còn được biết đến với Lễ hội Grâu Taox là một trong những lễ hội cổ truyền của đồng bào người Mông, được tổ chức thường niên tại bản Gia Khâu 1 – xã Nậm Loỏng – thành phố Lai Châu vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch. Lễ hội Grâu Taox là dịp để nhân dân trong vùng dâng lễ vật lên các thần linh với mong muốn một năm mới bình yên, no ấm, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Trong lễ hội diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như giã bánh giày, múa khèn, đi cà kheo, nhảy bao bố, đánh tù lu đặc biệt là phần thi chọi trâu…thu hút đông đảo nhân dân và du khách.
Bản Phiêng Phát – Lai ChâuQuần thể danh lam thắng cảnh Phiêng Phát thuộc bản Phiêng Phát I, II xã Trung Đồng, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu gồm: hệ thống hang động Pu Lán Bó (bản Phiêng Phát I) và suối nước nóng Nậm Ún (bản Phiêng Phát 2).
Bản Phiêng Phát – Lai Châu
Ẩn mình trong núi đá vôi được che chở bởi những cánh rừng nhiệt đới, quần thể danh lam thắng cảnh Phiêng Phát đã thực sự trở nên nổi tiếng bởi sự hào phóng của tạo hoá đã ban tặng cho vùng đất Tây Bắc nói chung và Lai Châu nói riêng một hệ thống hang động thật lộng lẫy kỳ vĩ và huyền bí mà chúng ta chưa thể khám phá hết được.
Quần thể danh lam tháng cảnh Phiêng Phát thuộc bản Phiêng Phát 1, 2 gồm hệ thống hang động Pu Lán Bó (bản Phiêng Phát 1) và suối nước nóng Nậm Ún (bản Phiêng Phát 2). Hệ thống hang động Pu Lán Bó với nhiều cung, động và nhũ đá hình thành, kiến tạo từ hàng trăm năm trước, được bao bọc bởi hệ thống rừng tái sinh với hệ sinh thái đa dạng, phong phú. Suối khoáng nóng Nậm Ún có hàm lượng khoáng chất cao và đa dạng với nhiệt độ nước đạt trên 70 độ C.
Bản Phiêng Phát – Lai Châu
Tới thăm quần thể danh lam thắng cảnh Phiêng Phát ngoài được thưởng ngoạn vẻ đẹp của hang động Pu Lán Bó, thư giãn khi đắm mình trong làn nước ấm của suối khoáng nóng Nậm Ún, du khách còn được thưởng thức ẩm thực của đồng bào dân tộc Thái nơi đây với những món ăn truyền thống đặc sắc như xôi màu, cơm lam, cá nướng, rêu nướng…
Hiện nay, bản Phiêng Phát I, II vẫn giữ được nhiều nhà sàn và nhiều bản sắc văn hóa của dân tộc Thái đen. Nơi đây có những điệu khắp hòa trong tiếng nhạc khua luống dưới ánh trăng, trộn trong men say chất ngất của những vò rượu ngô, men rừng có thể làm say lòng người. Đến Phiêng Phát du khách sẽ được thưởng thức những điệu múa Thái, được chào đón bằng những nụ cười trên khuôn mặt thiếu nữ đẹp và dịu như ánh trăng rằm dưới chiếc khăn Piêu.
Bản Vàng Pheo – Lai ChâuBản Vàng Pheo thuộc xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Đây là vùng đất sinh sống lâu đời của đồng bào dân tộc Thái trắng. Dân bản Vàng Pheo mến khách, cảnh sắc núi rừng thơ mộng, nên đã cuốn hút biết bao du khách đến với nơi này.
Bản Vàng Pheo – Lai Châu
Nằm cách trung tâm thành phố Lai Châu khoảng 30km, bản Vàng Pheo hiện lên trong một chiều nắng thật đẹp. Bản có vị trí thiên thời, địa lợi, nằm ngay bên núi Phu Nhọ Khọ, ngọn núi được ví như một mĩ nhân. Đây là nơi giao thoa giữa hai dòng suối Nậm So và Nậm Lùm. Vàng Pheo có nhiều ngôi nhà cổ nằm nép mình bên những ruộng lúa xanh trong không gian thanh bình, yên tĩnh.
Bản Vàng Pheo – Lai Châu
Bản Vàng Pheo là nơi còn lưu giữ nhiều ngôi nhà sàn cổ, một nét đặc biệt làm nên bản văn hoá. Người Thái trắng ở Vàng Pheo rất hiếu khách. Trẻ em thì lễ phép, người già thì ôn hoà, họ sẵn lòng mời khách dùng cơm, thưởng thức những bữa ăn giản dị, món ăn truyền thống và mang đậm bản sắc riêng như: cá bống vùi tro, cá suối nướng, măng đắng, măng ngọt, thịt trâu sấy, thịt lợn hấp, canh rau đắng và uống rượu bên bếp lửa bập bùng ấm áp.
Bản Vàng Pheo cũng là nơi có nhiều lễ hội, lưu giữ nhiều nét sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Mỗi lễ hội có một bản sắc riêng như lễ hội: Nàng Han (rằm tháng 2 âm lịch), Then Kin Pang (mùng 10/3 âm lịch), Kin Lẩu Khẩu Mẩu (rằm tháng 9 âm lịch) Lễ hội bản Vàng Pheo có nhiều trò chơi dân gian độc đáo như: ném còn, đẩy gậy, tù lu. Vào những ngày cuối tuần hoặc dịp lễ hội, du khách đổ về đây rất đông để khám phá một không gian Tây Bắc êm đềm và cuộc sống giản dị của đồng bào dân tộc, được hoà mình trong điệu múa, lời ca của đồng bào mà “say tình”, ngây ngất với sắc màu của vùng cao.
Bản Pú Đao – Lai ChâuPú Đao là một xã vùng cao thuộc huyện Sìn Hồ, Lai Châu, cách thị trấn Mường Lay 13 km và Hà Nội hơn 560 km về phía Tây Bắc. Dù địa thế xa xôi, hẻo lánh nhưng với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, thuần khiết, Pú Đao khá phù hợp cho những ai đam mê khám phá những vùng đất mới.
Bản Pú Đao – Lai Châu
Pú Đao theo tiếng H’Mông có nghĩa là “điểm cao nhất”, nằm chót vót trên núi cao, vắt ngang mình trên những con đèo ngoằn ngoèo, hiểm trở. Để đến được Pú Đao, phải đi qua cầu Lai Hà bắc ngang một phụ lưu của sông Đà. Từ đây bạn sẽ thấy bên kia bờ là những ngôi nhà sàn người Thái ẩn mình dưới hàng dừa, khói bốc lên từ mái nhà, len lỏi qua các tán lá và tản mát vào làn sương mờ ảo.
Từ cầu Lai Hà đến Pú Đao còn khoảng 24 km đường mòn xoắn ốc với những khúc cua nghẹt thở, xuyên giữa khu rừng đầy những chồi tre và bụi rậm đan xen dày đặc. Trước đây khi qua cầu khoảng 5km, bạn sẽ bắt gặp dinh thự vua Thái Đèo Văn Long, là một phế tích lịch sử của một dinh thự lớn lộng lẫy xa xưa nhưng hiện nay đã nằm sâu dưới lòng hồ thủy điện Sơn La.
Khi lên đến “điểm cao nhất” ở Lai Châu cũng là lúc bạn đến với điểm ngắm sông Đà đẹp nhất. Từ đây, bạn còn nhìn thấy những thung lũng ngoạn mục phía dưới, là nơi giao cắt giữa sông Đà và sông Nậm Na với bãi bồi xanh ngát. Sau những phút giây nhìn lại chặng đường đã đi, tuyệt cảnh Pú Đao hiện ra trước mắt với những bản làng nằm cheo leo trên đỉnh núi, xuyên giữa là những con đường quanh co, uốn khúc, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm.
Xã Pú Đao gồm 4 bản người Mông là Hồng Ngài, Nậm Đoong, Nậm Đắc và Hồng Tý. Bạn có thể sẽ nhầm tên bản Hồng Ngài, trung tâm xã Pú Đao với xã Hồng Ngài, Bắc Yên, Sơn La hoặc bản cùng tên ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai. Không chỉ có sân bay dã chiến do người Pháp xây dựng mà Hồng Ngài, Pú Đao ngày nay còn những con đường bê tông kiên cố, sạch sẽ giúp ôtô, xe máy đi lại dễ dàng hơn.
Khác với Hồng Ngài, chỉ có xe máy mới vào được Nậm Đoong. Nằm trên điểm cao nhất và đẹp nhất Pú Đao, Nậm Đoong là điểm trekking lý tưởng khi con đường vào bản đi qua những thung lũng chân mây, xung quanh bạt ngàn hoa dại và nương rãy xanh tươi. Hiện nay trong bản cũng chỉ còn vài hộ dân ở lại, toàn bộ cư dân xã đã chuyển ra phía trung tâm huyện để sinh sống.
Huyện Sìn Hồ – Lai ChâuSìn Hồ là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu, nằm cách thành phố Lai Châu khoảng 60 km về phía Tây. Phía Đông Bắc giáp huyện Phong Thổ; phía Đông giáp thành phố Lai Châu và huyện Tam Đường; phía Đông Nam giáp huyện Than Uyên; phía Tây giáp huyện Nậm Nhùn; phía Nam giáp huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên) và huyện Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La); phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Huyện Sìn Hồ – Lai Châu
Khí hậu huyện Sìn Hồ mang đặc điểm của vùng nhiệt đới núi cao Tây Bắc, ít chịu ảnh hưởng của bão. Thời tiết quanh năm chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh và mưa ít, mùa hè nóng mưa nhiều và ẩm ướt. Lượng mưa bình quân năm ở mức tương đối cao khoảng 2.604 mm/năm và phân bố không đồng đều. Lượng mưa của các xã vùng cao ở mức 2.600 – 2.700 mm/năm, lượng mưa ở các xã vùng thấp và các xã dọc sông Nậm Na ở mức 2.480 – 2.750mm/năm. Lượng mưa cao nhất là vào tháng 6 và tháng 7 hàng năm chiếm tới 70% lượng mưa trung bình của cả năm. Độ ẩm trung bình trong năm từ 80 – 86 %, tháng cao nhất là tháng 7 dao động từ 85 – 90%, tháng thấp nhất vào tháng 3 dao động từ 70 – 80%. Tổng số giờ nắng trong năm trung bình từ 1.850 – 1.900 giờ.
Sìn Hồ có mạng lưới sông, suối khá dày đặc, đa dạng, trong huyện có 02 sông chính chảy qua là sông Đà và sông Nậm Na ngoài ra còn các dòng suối với trữ lượng nước lớn như: Suối Nậm Mạ, suối Nậm Múng, suối Nậm Tăm, suối Phiêng Ớt. Đặc biệt, huyện có 08 xã nằm trong khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La. Điều kiện địa hình, khí hậu, thủy văn, sông ngòi thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và phát triển du lịch sinh thái, thắng cảnh và nghỉ dưỡng.
Bên cạnh đó huyện còn có nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử, hang động, núi đá tự nhiên nổi tiếng như: Núi Đá ô, Động Quan âm, Cổng trời… Trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc sinh sống như dân tộc Thái, Dao, Lự, H’Mông… với bản sắc văn hoá riêng, có những lời ca, tiếng hát, say sưa trong điệu xòe của người Thái, điệu múa và tiếng khèn ngân nga của người H’Mông. Hàng năm vào các dịp lễ Tết quý khách còn được chiêm ngưỡng lễ hội Gầu Tào, một lễ hội truyền thống của người H’Mông.
Sìn Hồ còn là nơi nổi tiếng bởi ẩm thực đặc sắc của người Thái, Mông như: Rêu đá cộng với lá cây rừng, món cá nướng, lạp thịt, gỏi cá đượm vị cay của ớt, thơm nồng của “mắc khén”, hạt tiêu rừng, xả, gừng, canh măng chua… sẽ không thể quên sự tài hoa, khéo léo của phụ nữ vùng Tây bắc và trong mỗi các món ẩm thực còn thấm đậm trữ tình.
Chợ Sừng Sì Lờ Lầu – Lai ChâuChợ Sừng Sì Lờ Lầu – Lai Châu
Sì Lờ Lầu, theo tên gọi của đồng bào Dao đỏ nghĩa là “12 tầng dốc”, cao so với mặt nước biển khoảng 2.000 m, mở mắt ra là đụng núi vướng mây và xa tít xa tắp nên rất ít người, kể cả người bản địa Lai Châu biết đến địa danh này.
Chợ nằm ở xã chót cùng trong vòng cung 8 xã biên giới của huyện Phong Thổ chỉ cách biên giới một km. Gọi là chợ Sừng bởi chợ họp vào ngày hai con vật có sừng trong 12 con giáp là con dê (ngày Mùi) và con trâu (ngày Sửu). Vậy là cứ sáu ngày chợ họp một lần. Nếu tính theo tuần, thì chợ họp lùi ngày, thí dụ tuần trước họp chủ nhật, thì tuần sau họp vào thứ bảy, rồi lại thứ sáu tuần sau nữa cứ lùi vòng quanh như thế. Chợ ở nơi xa xôi nên còn giữ được nét nguyên sơ. Ở đây chủ yếu là người Hà Nhì, Dao Đỏ, Mông đến mua, bán, trao đổi hàng hoá và giao lưu.
Chợ phiên Tam Đường Đất – Lai ChâuTam Đường Đất là một trong những chợ thu hút đông đảo đồng bào dân tộc ở các bản xa của tỉnh Lai Châu về tụ họp. Chợ như một “bức tranh” vẽ những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của người dân vùng cao Tây Bắc. Tam Đường Đất họp từ tờ mờ sáng chủ nhật hàng tuần. Bà con đem đến đây đủ các loại hàng hoá của các bản làng với gạo, ngô, gà, lợn, mật ong, mía, mận, đào…, khiến phiên chợ nào cũng nhộn nhịp, đông vui. Bà con mang đến chợ nhiều sản vật phục vụ Tết như lá dong, gạo nếp và không thể thiếu lợn cắp nách, gà chạy núi…
Chợ phiên Tam Đường Đất – Lai Châu
Nơi thu hút đông nhất những người đàn ông chính là những hàng bán thuốc lào và rượu. Không quầy, không bàn, những mặt hàng này bày ra ngay dưới nền chợ bằng những chiếc khay và tấm ni lông. Người mua thậm chí là khách đi chơi cũng có thể hút thử thuốc lào thoải mái. Tiếng rít thuốc lào cùng tiếng nói chuyện râm ran cả một góc chợ…
Nhưng có lẽ, điều thú vị nhất khi đến chợ Tam Đường đất chính là du khách được thưởng thức những món quà vặt của bà con dân bản mang đến chợ. Bánh con sâu, một loại bánh được làm từ bột gạo, vo viên trắng hòa vào bát nước đường mát ngọt với giá 1.000 đồng/bát. Bánh xốp giống như vỏ bánh bao ở dưới xuôi nhưng có vị ngọt, cắt thành khoanh vuông tỏa mùi thơm phưng phức.
Tuy nhiên, món bánh đặc sản ở nhiều phiên chợ vùng cao phải là món bánh rán nóng hổi. Dưới bàn tay khéo léo của người phụ nữ vùng cao, từng viên bột trắng mịn được cho vào chảo mỡ đang nóng già rán vàng đều vừa thơm vừa béo ngậy. Những đứa trẻ đôi má ửng đỏ vì bếp nóng ngồi chờ để được ăn những chiếc bánh mới vừa nhấc ra từ chảo mỡ. Rồi phở, bánh cuốn… với những chén rượu thơm nồng thu hút rất đông khách. Khách chúc tụng, ăn uống khiến không khí chợ những ngày cuối năm thật rộn ràng.
Thu Lũm – Lai ChâuThu Lũm – Lai Châu
Nếu như ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, Mù Cang Chải, Tú Lệ, Chế Cu Nha, La Pán Tẩn đã quá quen thuộc với dấu chân dân phượt thì khi nghe đến xã Thu Lũm, huyện Mường Tè, nhiều phượt thủ phải lắc đầu vì độ gian khó nhưng cũng rạo rực mơ ước được một lần đặt chân đến đó để chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên.
Nếu như đường lên Mường Tè làm cho ai nấy chân tay rã rời thì cung đường tiếp theo từ trung tâm huyện qua Nậm Củm, Pác Ma lên xã Thu Lũm lại còn gian nan hơn. Cung đường đất đỏ ngập hơn nửa mét sình nằm cheo leo bên bờ vực, phía dưới sâu là dòng sông Đà đỏ quạch cuồn cuộn chảy xiết, trên đầu thì những vách đá cao luôn chực lở. Sáu tiếng đồng hồ cho quãng đường chỉ vọn vẹn 76km hẳn đã phần nào cho thấy sự khốc liệt, hiểm trở của cung đường.
Sì Thâu Chải – Lai ChâuSì Thâu Chải – Lai Châu
Đứng từ bản, phóng tầm mắt ra xa, du khách có thể nhìn được toàn cảnh thị trấn Tam Đường cùng khung cảnh của núi rừng bao la, hùng vĩ như một bức tranh thủy mặc. Ấn tượng với du khách lần đầu đến đây là không gian yên tĩnh, cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp với rất nhiều hoa hồng, hoa địa lan… và các loại cây ăn quả đào, mận, lê được trồng hai bên đường đi, trong các khu vườn và trên sườn núi. Con đường dẫn vào bản được lát đá khang trang, hai bên là những bức tường đá đẹp mắt. Trong bản, những ngôi gỗ đặc trưng của đồng bào dân tộc Dao với lối kiến trúc rất đơn giản nhưng lại đem lại ấn tượng đặc biệt với du khách. Với đặc thù địa lý cùng sự ưu đãi của thiên nhiên đã tạo nên những cánh đồng bậc thang rộng lớn, trải dài mềm mại từ 4 bề lưng núi xuống thung lũng. Khí hậu nơi đây luôn mát mẻ, trong lành. Đặc biệt, vào thời điểm mùa Xuân, nếu lên Sì Thâu Chải, du khách có thể đi vào rừng để thưởng thức, ngắm nhìn và thu vào ống kính vẻ đẹp rực rỡ của hoa đào, hoa mận.
Sì Thâu Chải – Lai Châu
Không chỉ thu hút du khách bởi cảnh đẹp của tạo hóa, bản Sì Thâu Chải còn là nơi lưu giữ nhiều phong tục tập quán, giá trị văn hóa độc đáo của người Dao. Tới đây, du khách sẽ được trải nghiệm cùng đồng bào Dao trong Lễ hội Cấp sắc, Lễ Nhảy lửa; thưởng thức ẩm thực của người vùng cao ngay trong chính không gian văn hóa cộng đồng, dưới những ngôi nhà gỗ hàng trăm tuổi. Đến đây, du khách còn được trải nghiệm, vui chơi, ngắm cảnh trong không gian các chòi ngắm cảnh, ghế đá ngoài trời hay các khu vực vui chơi, giải trí, đốt lửa trại… sự thân thiện, nồng hậu chào đón khách của bà con nơi đây. Vào mùa lúa chín, du khách còn có thể tham gia trò chơi mạo hiểm, đầy thú vị như dù lượn để trải nghiệm bay ngắm toàn cảnh thung lũng Tam Đường tuyệt đẹp. Không chỉ có vậy, khi đến đây du khách có thể trải qua những cung đường rừng vô cùng thú vị, đầy thử thách hay lưu lại những tấm hình ấn tượng bên thác Tác Tình – nơi gắn với truyền thuyết về câu chuyện tình yêu của đôi trai gái. Cái tên Tác Tình tiếng Dao có nghĩa là nước từ trên cao đổ xuống mặt đất. Khung cảnh đẹp bên thác sẽ thực sự ấn tượng, khó quên với bất cứ ai.
Nùng Nàng – Lai ChâuNùng Nàng – Lai Châu
Cách thành phố Lai Châu chỉ 3km, Nùng Nàng hiện ra sau con dốc uốn lượn. Đây là xã gần như 100% đồng bào Mông sinh sống thuộc huyện Tam Đường, vẫn giữ được nét hoang sơ về cảnh quan cũng như phong tục tập quán.
Ngay từ trung tâm xã bạn đã có thể cảm nhận 1 thế giới đối lập với cuộc sống phồn hoa đô thị, những nếp nhà đơn sơ, những sắc váy thổ cẩm, những bờ dậu đá rào quanh những nương cải vàng, nương ngô, ruộng lúa. Nếu muốn khám phá những nơi hoang sơ hơn bạn hãy vào trường học hoặc hỏi thăm người dân đường đi vào những điểm bản nằm sâu trong núi đá tai mèo bên rừng già nguyên sinh vô cùng lãng mạn.
Cọn nước Nà Khương và Đồi chè Bản Bo – Lai ChâuChỉ cách thi trấn Tam Đường khoảng 9km, Cọn Nước Bản Bo và Cọn nước Nà Khương là điểm du lịch nổi tiếng nhất tại Lai Châu về sự độc đáo và cảnh quan tuyệt đẹp. Sải bước qua chiếc cầu treo nằm trên con suối Nậm Mu và lang thang trên các con đường nhỏ uốn lượn, Bạn sẽ bước vào 1 cánh đồng lúa chín tuyệt đẹp nằm lọt thỏm giữa các đồi núi bao quanh. Vào tháng 11, mùa nước cạn, dân bản sẽ dựng khoảng 25 – 30 Cọn nước để đưa nước từ suối vào các cánh đồng qua các ống tre dẫn nước. Chúng tôi tới đây khi mới chỉ có 3 -4 Cọn nước được dựng xong nhưng vẫn cảm thấy trầm trồ trước sự độc đáo này.
Cọn nước Nà Khương và Đồi chè Bản Bo – Lai Châu
Đặc biệt, vào mùa nước cạn, dân bản nơi đây lại dựng lên những cọn nước để đưa nước suối vào đồng bằng những ống tre dẫn nước. Đặc biệt, vào mùa nước cạn, dân bản nơi đây lại dựng lên những cọn nước để đưa nước suối vào đồng bằng những ống tre dẫn nước. Hẳn bạn sẽ phải trầm trồ trước khung cảnh ấy đấy! Ngoài ra, đồi chè bản Bo cũng là một trong những địa điểm du lịch Tam Đường Lai Châu mà bạn nên ghé tới và khám phá đấy!
Thác Tác Tình – Lai ChâuThác Tác Tình – từ xưa đến nay vẫn được người dân gọi bằng cái tên thân thương như vậy, nó gắn liền với đời sống vật chất cũng như văn hoá bản địa thường ngày của đồng bào. “Tác Tình” không chỉ đơn giản là tên một con thác mà còn là một truyền thuyết mang âm hưởng tình ca của một đôi trai gái yêu nhau
Thác Tác Tình – Lai Châu
Không biết từ bao giờ tên gọi “Tác Tình” đã hình thành và tồn tại trong tiềm thức của từng cư dân người Dao nói riêng và tất cả mọi người dân nơi đây nói chúng tôi tiếng Dao thì tác có nghĩa là nước từ trên cao đổ xuống, tình có nghĩa là nước từ trên thác đổ xuống tạo thành một vũng nước trên mặt đất (giống như một hồ nhỏ).
Truyền thuyết kể lại rằng “Xưa kia, từ lâu lắm rồi không ai còn nhớ vào thời gian nào, tại một bản người dân tộc Dao dưới chân thác có một nàng Lở Lan xinh đẹp, vẻ đẹp của nàng được ví như những đoá Lan rừng – đẹp và ngào ngạt hương thơm. Nàng đem lòng yêu một chàng trai trong bản, cả hai thương nhau và quấn quýt như con hươu, con nai trên rừng bên nhau sớm tối. Nhưng hạnh phúc không được bao lâu thì tai hoạ đã ập xuống đầu hai người, tình yêu của họ đã gặp muôn vàn trắc trở, trông gai vì bị kẻ gian âm mưu hãm hại chia cách, không thể nên duyên chồng vợ. Để giữ trọn tình yêu thuỷ chung của mình và lời thề ước giữa hai người, nàng Lở Lan đã trẫm mình xuồng dòng thác. Cảm phục trước hành động của cô gái trẻ, người dân nơi đây đã đặt tên cho ngọn thác là thác Tác Tình để tưởng nhớ đến cô cùng với mong ước tác hợp cho chuyện tình của hai người”
Thác Trái Tim – Lai ChâuẨn mình dưới những tán cây cổ thụ, uốn lượn giữa núi non trùng điệp với phong cảnh hữu tình, thác Trái Tim nằm trên địa phận xã Sin Suối Hồ huyện Phong Thổ cách trung tâm thành phố Lai Châu chừng 32 km đã khiến không ít người “mê đắm” bởi vẻ đẹp non nước.
Thác Trái Tim – Lai Châu
Chuyện xưa kể lại rằng: Tại một bản người dân tộc Mông dưới chân thác có một chàng trai khôi ngô, dũng mãnh giỏi săn bắt đem lòng yêu một cô gái xinh đẹp giỏi thêu thùa may vá, cả hai quấn quýt và thương yêu nhau tha thiết như con hươu, con nai trên rừng ngày ngày bên nhau. Cả bản ai cũng ngưỡng mộ tình yêu của đôi trai tài gái sắc.
Cả hai say sưa trong chén men tình không được bao lâu thì chàng trai phải lên đường đi đánh giặc, nàng chờ chàng không biết bao mùa trăng mọc rồi trăng lặn mà vẫn chưa thấy chàng về. Rồi nàng hay tin chàng đã tử trận tại chiến trường xa xôi. Quá đau buồn, nàng tìm đến nơi ngày xưa họ thường hay hẹn ước khóc thương chàng rồi nàng hóa thành thác nước.
Thấm thoát thời gian qua đi, cả bản ngỡ ngàng khi thấy chàng thắng trận trở về, hóa ra tin chàng chết nơi chiến trận chỉ là lời đồn ác miệng của quân giặc. Biết chuyện đau buồn về người yêu, chàng trai lên đỉnh ngọn thác kêu gào thét thảm thiết, tiếng gào thét như xé rách núi rừng, cầu xin núi rừng hãy để họ mãi bên nhau muôn đời, muôn kiếp.
Cảm động trước tình yêu đôi lứa, đất trời đã biến chàng thành tảng đá hình trái tim nằm ngay giữa thác nước, để đôi tình nhân được ở bên nhau mãi mãi. Dân làng cũng xem ngọn thác này là biểu trưng cho tình yêu đôi lứa trong bản, là câu chuyện tình yêu đẹp đẽ mà dân làng truyền lại cho con cháu và say sưa kể
Động Tiên Sơn – Lai ChâuĐộng Tiên Sơn Lai Châu hay còn được gọi với cái tên là động Đán Đón, Pờ Ngài Tủng hay động Đá Trắng do bà con dân tộc Lự sinh sống gần đó đặt từ xa xưa. Sở dĩ động có tên như vậy là bởi khi người dân đi qua đây thì phát hiện ra phía trước cửa động có một vách đá màu trắng vô cùng đặc biệt.
Động Tiên Sơn – Lai Châu
Quần thể động Tiên Sơn thuộc xã Bình Lư, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Động Tiên Sơn cách thị trấn Tam Đường khoảng 4km và cách Sapa khoảng 50km. Động cũng nằm ngay sát với quốc lộ 4D nên bạn rất dễ để có thể di chuyển đến đây.
Động Tiên Sơn Lai Châu hình thành từ một loại đá vôi mang tên carxto từ hàng triệu năm trước đây. Khi bạn đứng từ bên ngoài nhìn vào, động ẩn mình sau những rừng cây và vì thế mà ít có ai biết rằng phía bên trong lại ẩn chứa một hang động tuyệt đẹp đến vậy! Còn nếu đứng từ động hướng mắt ra xa, bạn còn có thể thấy thấp thoáng đằng xa dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đỉnh Fansipan ẩn hiện trong mây, hay khung cảnh núi non trùng điệp vô cùng đẹp mắt. Đặc biệt, nơi đây còn gắn liền với truyền thuyết về 99 ngọn núi và 99 hồ nước trong xanh của đồng bào người Lự. Theo truyền thuyết kể rằng, 99 ngọn núi hùng vĩ ấy chính là biểu tượng cho 99 chàng trai cường tráng, khỏe mạnh còn 99 hồ nước trong xanh lại là hình ảnh của 99 người con gái chăm chỉ, xinh đẹp. Những ngọn núi và hồ nước ấy nối tiếp nhau tạo nên “bức tường thành” ôm giữ một vùng đất đai trù phú, phì nhiêu. Đó chính là vùng đất mà bạn đang đặt chân đến – động Tiên Sơn.
Động có tới 36 khoang nối tiếp với nhau chạy dài giữa 2 sườn núi vô cùng thú vị. Mỗi cung động khác nhau ấy lại được nhân dân quanh vùng đặt theo tên của nhiều nhân vật linh thiêng như Mẫu Âu Cơ, Lạc Long Quân, Bà Chúa Kho,… Khi ghé tới mỗi cung bạn sẽ được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp riêng với vô vàn điều kỳ thú. Càng đi sâu vào động thì khoang càng lớn, không gian lại càng trở nên thoáng đãng.
Động Tiên Sơn – Lai Châu
Phía bên trong động là vô số những thạch nhũ với các hình thù đa dạng khác nhau. Những nhũ đá này khi có ánh sáng chiếu vào thì tạo ra những khối có màu sắc tuyệt đẹp càng làm cho không gian trong động trở nên huyền ảo. Đặc biệt phía bên trong động còn có 1 dòng suối chảy vắt qua uốn lượn. Vì thế mà khi bạn đến đây sẽ ngay lập tức cảm nhận được sự mát mẻ trong động, đặc biệt là vào mùa hè bạn sẽ nhận thấy được sự khác biệt rõ rệt này.
Cùng với đó là âm thanh róc rách khi bạn đi qua cũng rất vui tai hay những tiếng tí tách của những giọt nước rơi từ vòm đá trên trần động xuống dưới nhũ đá bên dưới tạo thành những hình dạng muôn hình muôn vẻ vô cùng thú vị. Nếu so với nhiều những động khác thì động Tiên Sơn Lai Châu vẫn còn giữ được những nét hoang sơ và tự nhiên vốn có. Đến đây, bạn như quên hết buồn lo của ngày dài, hòa mình vào thiên nhiên trong lành, tâm trạng cũng vì thế mà sẽ nhẹ nhõm và khoan khoái hơn rất nhiều.
Pu Sam Cap – Lai ChâuLà một quần thể gồm nhiều hang động nằm trên hệ thống núi Pu Sam Cap có độ cao từ 1.300m đến 1.700m so với mực nước biển, trên tỉnh lộ 129 nối thành phố Lai Châu với huyện Sìn Hồ, cách trung tâm thành phố chừng 05 km bao gồm 3 hang động lớn là: Thiên Môn, Thiên Đường và Thủy Tinh. Vẻ đẹp nguyên sơ của nó khiến nhiều người ngỡ ngàng.
Pu Sam Cap – Lai Châu
“Sam” theo tiếng Thái có nghĩa là “ba” nên nơi đây còn được gọi là “núi ba hòn”. Địa danh này đang ngày càng dược nhiều người biết đến không chỉ bởi sự hùng vĩ, hoành tráng mà còn bởi dấu tích gắn liền với sự hình thành và phát triển của vùng đất Phong thổ, Tam đường, gắn với quá trình định cư của người Thái, những cuộc thiên di của người H’Mông và những sự tích huyền thoại về qua trình khai thiên, lập địa.
Quần thể thắng cảnh pusamcap là một sản phẩm kì vĩ của tạo hoá, với cảnh sắc vừa thơ mộng quyến rũ, vừa kì bí huyền ảo nhưng cũng không kém phần tráng lệ nguy nga. Nhưng không chỉ có vậy, Pusamcap có sức lôi cuốn lòng người bởi một chuyện tình buồn được người dân nơi đây truyền miệng qua bao đời.
Không ai biết được thực hư câu chuyện thế nào, nhưng ngày hôm nay, khi đến với Pusamcap ai cũng như nhìn thấy bóng dáng Thị Lài bồng con đứng chết lặng, nghe thấy tiếng nàng khóc trong trong nỗi bất lực trước những thế lực của một thời phong kiến, nô bộc.
Suối nước nóng Vàng Pó – Lai ChâuSuối nước nóng Vàng Bó là địa điểm còn rất hoang sơ bởi chưa được ngành du lịch Lai Châu khai thác hết tiềm năng. Mặc dù đây là suối nước nóng tự nhiên đẹp và có nhiều tác dụng cho việc chữa bệnh nhưng vẫn chưa được nhiều người biết đến.
Suối nước nóng Vàng Pó – Lai Châu
Con suối này thuộc bản Vàng Bó thị trấn Phong Thổ, đây là một bản làng nhỏ nằm bên quốc lộ 4D. Đây con suối nằm trong nhóm địa điểm du lịch mang đậm chất địa phương, suối nước nóng Vàng Bó gắn liền với cụm du lịch Mường So và khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng.
Suối nước nóng Vàng Bó đã được người dân bản địa biết đến từ thời Pháp thuộc. Qua một ngày làm việc mệt mỏi, người dân ở đây thường ra con suối để ngâm mình trong làn nước nóng để thư giãn. Không những vậy, suối nước nóng này còn được biết đến về việc trị các loại bệnh như thấp khớp, bệnh đường ruột hay đau dạ dày,…khi thường xuyên ngâm mình trong nước nóng này. Xung quanh con suối là khung cảnh núi rừng, thiên nhiên trong lành, vừa ngâm mình vừa ngắm cảnh cũng rất tuyệt vời.
Suối nước nóng Vàng Bó đã được đưa vào dự án khai thác, với tên gọi Khu du lịch suối nước nóng Vàng Bó, với dự định quy hoạch với cụm điểm du lịch Mường So trên 100ha. Hiện nay, con suối này đã được đưa vào trong khá nhiều tour du lịch Lai Châu – Phong Thổ – Sìn Hồ, theo tuyến liên tỉnh từ Lào Cai qua Lai Châu và trở về Điện Biên.
Nếu đúng theo lộ trình khai thác, thì du khách đến với suối nước nóng Vàng Bó sẽ được nghỉ ngơi ở các nhà nghỉ thiết kế theo kiểu nhà sàn và thưởng thức các món ăn đặc sản của người Thái. Được tham gia sinh hoạt văn hóa cộng đồng cùng người dân tộc ở đây, được nghe tiếng đàn tính tẩu hay những điệu xòe của các cô gái Thái. Hy vọng suối nước nóng Vàng Bó, từ những tour du lịch sẽ được nhiều người biết đến hơn. Sẽ đánh thức tiềm năng du lịch con suối này của Lai Châu.
Tả Liên Sơn – Lai ChâuTả Liên Sơn – Lai Châu
Núi Tả Liên (còn gọi là núi Cổ Trâu) thuộc xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, Lai Châu. Ngọn núi có độ cao 2.996 m so với mặt nước biển và thuộc top những đỉnh cao nhất Việt Nam.Khung cảnh núi non hùng vỹ, thảm thực vật rừng nguyên sinh của dãy Tả Liên Sơn với những cây cổ thụ lớn bằng vài người ôm, dây leo quấn quanh phủ đầy rêu phong, như một khu vườn cổ tích đã thu hút các bước chân ưa khám phá.
Khu rừng Tả Liên với thảm thực vật nguyên sinh đa dạng sẽ khiến các bạn phải ngạc nhiên. Những tán cây cổ thụ xum xuê, thân to lớn mà rêu phong và dương xỉ phủ kín khiến tất cả như biến thành khung cảnh cổ tích, huyền bí. Bao thảm hoa trà rụng trắng lối, lá phong đỏ rực và cả thảm rêu xanh quyến rũ một màu tươi mới. Rêu phong phủ khắp lối và bám kín từ những phiến đá lớn xếp chồng với đủ hình thù kỳ dị cho tới thân cây cổ thụ vươn mình ngạo nghễ. Những thân cây leo bám chằng chịt lên phiến đá trông không khác gì xúc tu của một loài động vật lạ, sẵn sàng vươn mình nuốt trọn kẻ vượt núi tìm rừng.
Pu Ta Leng – Lai ChâuNằm trong dãy Hoàng Liên Sơn, Putaleng thuộc địa phận xã Tả Lèng, Huyện Phong Thổ, Tỉnh Lai Châu. Trong tiếng H’Mông, Putaleng được gọi là Pú Tả Lèng, trong đó chữ “Pú” nghĩa là núi.Với độ cao 3049m, Putaleng là đỉnh núi cao thứ hai ở Việt Nam, được mệnh danh là “nóc nhà thứ hai ở Đông Dương” chỉ đứng sau đỉnh Fansipan cao 3.143 m. Với độ cao đáng nể như vậy, Putaleng là điểm đến thách thức mọi phượt thủ, ngay cả dân phượt chuyên nghiệp.Trekking Putaleng không phải chuyện dễ dàng. Thông thường, để leo lên đỉnh núi và quay xuống, bạn sẽ mất khoảng từ 3 – 4 ngày. Còn nếu bạn muốn nghỉ ngơi nhiều hơn hoặc muốn dừng chân để cắm trại, thời gian có thể sẽ kéo dài từ 5 – 6 ngày.
Pu Ta Leng – Lai Châu
Để chinh phục được Putaleng, bạn cần phải vượt qua quãng đường rất hiểm trở với nhiều đoạn đường dốc cao dựng đứng, trèo đèo, lội suối hay băng qua cánh rừng nguyên sinh âm u, rậm rạp… Nhưng bù lại, phần thưởng mà bạn nhận được sẽ vô cùng hấp dẫn. Đỉnh Putaleng sừng sững lúc ẩn lúc hiện trong lớp sương mù dày đặc, cùng với đó là vẻ đẹp tuyệt mỹ của rừng hoa đỗ quyên trên đường đi.
Chinh phục Putaleng, bạn có thể đi vào tất cả các mùa trong năm. Nhưng theo nhiều thông tin thì nên đi vào tháng 5 – mùa hoa đỗ quyên nở rộ cả núi rừng. Vào mùa này, đất trời Tây Bắc nói chung và Tả Lèng nói riêng như khoác lên mình chiếc áo được tô điểm rực rỡ bởi rừng hoa hoa đỗ quyên với đủ sắc hồng phấn, tím, đỏ… đầy mê hoặc.
Pu Ta Leng – Lai Châu
Để được ngắm nhìn bức tranh núi rừng hùng vĩ mà vẫn nên thơ ấy, bạn phải chinh phục được 1500m đầu tiên. Càng lên cao, đỗ quyên càng nhiều. Có những chỗ hoa rải kín trên tảng đá, lối đi tạo thành một thảm hoa vô cùng êm ái và quyến rũ.
Nếu như đỗ quyên hồng, đỗ quyên trắng hay đỗ quyên tím khá nhỏ và thấp, chỉ cao khoảng 2m thì đỗ quyên vàng lại thực sự nổi bật nhờ một “ngoại hình” to lớn. Chúng thường là những cây cổ thụ, cao tới hơn 10m, cố gắng vươn mình để đón cái nắng, cái gió nơi rừng núi hoang sơ. Con đường khám phá Putaleng cũng vất vả và gian nan giống như các ngọn núi khác. Nhưng cái cảm giác được đứng trên độ cao 3049m, thu vào tầm mắt những gì đẹp nhất của núi rừng là khoảnh khắc khó quên với mỗi người.
Bia Lê Lợi và đền thờ vua Lê – Lai ChâuBia Lê Lợi – Lai Châu
Bia Lê Lợi nằm giữa ngã ba sông nơi giao nhau của dòng Nậm Na và con sông Ðà hùng vĩ tại xã Lê Lợi. Vào đầu thế kỷ XV tại vùng đất này tù trưởng châu Ninh Viễn (Lai Châu ngày nay) là Ðèo Cát Hãn đã hai lần làm phản câu kết với giặc Minh âm mưu chia cắt miền đất phía Tây (có Lai Châu) và lệ thuộc vào nhà Minh. Khi đó nhà Lê có chính sách khoan hồng và mềm dẻo nhưng Cát Hãn đã bất chấp và còn tăng cường đánh chiếm mở rộng xuống tận Mường Muổi (thuộc tỉnh Sơn La ngày nay) gây bao đau thương và tội ác cho người dân Tây Bắc. Sau khi cùng với quân dân cả nước đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược của giặc Minh (1428) và sau đó năm 1431 Lê Lợi đã cầm quân dọc sông Ðà lên dẹp yên tù trưởng Cát Hãn làm phản và chấm dứt sự ảnh hưởng của nhà Minh, thống nhất bờ cõi đất nước. Sau khi thắng trận (tháng 1.1432) Lê Lợi đã khắc bút tích trên bia đá (bia Lê Lợi) nhằm răn đe những kẻ làm phản nơi phên giậu của Tổ quốc, khẳng định chủ quyền và thống nhất quốc gia lúc bấy giờ.
Đền thờ Vua Lê – Lai Châu
Khi công trình thủy điện Sơn La khởi công Bia Lê Lợi đã được di dời cùng với việc xây mới đền thờ nhà vua Lê tại vị trí cách bia cũ 500m nhưng cao hơn 150m, thuộc địa phận xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn (trước kia thuộc Sìn Hồ).
Di tích vua Thái – Đèo Văn Long – Lai ChâuDinh thự Đèo Văn Long nằm ở ngã tư nơi gặp nhau của con sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay. Trước kia thuộc phường Lê Lợi, TX Lai Châu (cũ) sau khi tách Lai Châu thành hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên, dinh thự Đèo Văn Long thuộc xã Lê Lợi, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
Di tích vua Thái – Đèo Văn Long – Lai Châu
Theo các tài liệu, Đèo Văn Long là con của Đèo Văn Trị, cai quản mười hai xứ Thái (Sipsong Chuthai). Cuối thế kỷ XIX, Đèo Văn Trị hưởng ứng Hịch Cần Vương, lãnh đạo sắc tộc Thái và một số dân tộc khác vùng Lai Châu nổi dậy chống Pháp. Sau bị dụ dỗ, Đèo Văn Trị đầu hàng Pháp, mở đường cho chúng tiến vào Mường Thanh, được Pháp khôi phục quyền cai trị vùng đất Sipsong Chuthai bên bờ sông Đà, cho phép cha truyền con nối.
Được sự hỗ trợ của Pháp, Đèo Văn Long lên nắm quyền cai trị thay cha, ra sức vơ vét của cải, buôn bán thuốc phiện, lâm thổ sản, hàng hóa, tổ chức những đoàn thuyền lớn lấy sông Đà làm tuyến giao thông chính giao thương với vùng đồng bằng sông Hồng, trở thành người giàu có nhất vùng.
Di tích vua Thái – Đèo Văn Long – Lai Châu
Dinh thự Đèo Văn Long được xây dựng tại nơi 3 con sông gặp nhau, một vị trí hiểm yếu, sau lưng là núi cao trước mặt là sông rộng, ở vị trí yết hầu đó có thể khống chế được con đường lên Phong Thổ, Sa Pa, Mường Tè và xuôi về Hòa Bình cũng như qua ngả Điện Biên sang Lào. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Đèo Văn Long mang vợ con chạy sang Pháp. Dinh thự của Đèo Văn Long không có người ở, lâu ngày đã bị đổ nát, trở thành phế tích.
Những gì còn sót lại cho thấy kiến trúc của khu nhà là kết hợp giữa kiến trúc nhà sàn của người Thái với kiến trúc của người Pháp. Khu nhà chính được xây hai tầng bằng gạch đỏ, sàn gỗ, xung quanh ngôi nhà chính là những khu nhà nhỏ dành cho người ở và binh lính, xung quanh là tường bao xây bằng gạch và đá dày trên 40cm, có nhiều lỗ châu mai, cao trên 3m. Trước khu nhà có sân rộng để múa xòe khi tổ chức tiệc tùng. Mái lợp ngói tách ra từ những phiến đá, người dân gọi là đá giấy, lúc mới tách đá mềm có thể dùng dao cắt được, nhưng khi gặp nắng đá trở nên cứng như sành.
Trước đây, tỉnh Lai Châu có dự kiến trùng tu dinh thự Đèo Văn Long, nhưng khi thủy điện Sơn La tích nước vào tháng 10/2010, thì toàn bộ khu dinh thự Đèo Văn Long đã ngập dưới lòng hồ.
Cửa khẩu Ma Lù Thàng – Lai ChâuCửa khẩu Ma Lù Thàng – Lai Châu
Cửa khẩu Ma Lù Thàng thuộc xã Ma Li Po, huyện Phong Thổ. Ma Lù Thàng được coi là mũi nhọn để thúc đẩy nền kinh tế của huyện. Ma Lù Thàng là cửa khẩu cách các trung tâm kinh tế trong nước khá xa, chỉ có thể vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ. Một tồn tại của cửa khẩu nữa là hệ thống giao thông khá yếu chưa đáp ứng được các xe trọng tải lớn.
Tháng 12/2005, cửa khẩu Ma Lù Thàng khai trương cùng với khu kinh tế có diện tích 43 ha với các dịch vụ: thương mại (gồm trung tâm thương mại, kho, bến, bãi), du lịch (nhà hàng, khách sạn, các làng văn hóa dân tộc), khu vui chơi giải trí… Cửa khẩu này là đầu mối kết nối với khu kinh tế mở Huổi Luông, khu kinh tế – thương mại – du lịch Mường So, khu công nghiệp Pa So, khu nông – lâm kết hợp du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Phong Thổ. Vì thế, khu kinh tế và cửa khẩu biên giới Ma Lù Thàng được coi là mũi nhọn để phát triển kinh tế ở tỉnh nghèo nhất nước và là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa của Lai Châu với Trung Quốc.
Nhà máy Thủy điện – Lai ChâuNhà máy Thủy điện – Lai Châu
Thủy điện Lai Châu là công trình trọng điểm quốc gia Việt Nam được khởi công xây dựng vào ngày 5/1/2011 tại xã Nậm Hàng huyện Mường Tè (nay xã Nậm Hàng được chuyển về huyện Nậm Nhùn). Công trình này được xây dựng ở bậc thang trên cùng của dòng chính sông Đà, bậc trên của thủy điện Sơn La đang xây dựng. Công trình này có tổng mức đầu tư sơ bộ ước tính hơn 35700 tỷ đồng. Nhà máy Thủy điện Lai Châu gồm 3 tổ máy với tổng công suất lắp đặt 1.200 MW.
Đây là công trình thủy điện không những có vai trò quan trọng trong việc phát triển điện, cấp nước cho đồng bằng sông Hồng về mùa khô mà còn tạo cơ hội phát triển – kinh tế xã hội hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên, đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực Tây Bắc. Thủy điện Lai Châu thuộc bậc trên cùng của dòng sông Đà, giáp với biên giới Trung Quốc. Với thiết kế chọn cao trình đập 295 mét sẽ đảm bảo mực nước cách biên giới khoảng 15 – 20 km, nhưng khi nước dềnh hoặc có lũ, lụt thì chỉ cách biên giới khoảng 2 km.
Mốc 17 – Thượng nguồn Sông Đà – Lai ChâuSông Đà, còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng. Sông bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc chảy theo hướng tây bắc – đông nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ.
Mốc 17 – Thượng nguồn Sông Đà – Lai Châu
Sông Đà dài 910 km (có tài liệu ghi 983 km), diện tích lưu vực là 52.900 km². Ở Trung Quốc, sông có tên là Lý Tiên Giang, do hai nhánh Bả Biên Giang và A Mặc Giang hợp thành. Đoạn ở Việt Nam dài 527 km (có tài liệu ghi 543 km). Điểm đầu là biên giới Việt Nam – Trung Quốc tại huyện Mường Tè (Lai Châu). Sông Đà chảy vào Việt Nam tại mốc 17, nơi con suối Nậm Náp chảy vào Sông Đà. Mốc 17 gồm 3 mốc là 17(1), 17(2) của Việt Nam và 17(3) của Trung Quốc. Đường phân thủy giao cắt của 3 mốc này tại cửa suối Nậm Náp chính là nơi sông Đà chảy vào đất Việt.
Mọi con đường tìm về thượng nguồn các dòng sông đều gian truân cả. Chẳng ngoa khi nói chặng đường 60km đi từ Mường Tè – Pắc Ma – ngã ba Nậm Lằn – Trạm biên phòng Kẻng Mỏ tới cột mốc 17 – nơi dòng sông Đà bắt đầu chảy vào Việt Nam là gian khổ bậc nhất. Dọc con đường “đèo cao mây vờn” đẹp như tiên cảnh ấy, lữ khách đường xa cần phải hết sức cẩn trọng bởi một bên là vách đá dựng đứng, còn bên kia là vực sâu thăm thẳm với con sông Đà đỏ ngầu gầm lên đầy hung dữ, có những đoạn sông vách đá hai bên bờ đã bị bào mòn trơn nhẵn tạo nên những hình thù vô cùng kỳ thú.
Đăng bởi: Lê Phương Linh
Từ khoá: Lai Châu có gì chơi?
Cập nhật thông tin chi tiết về Sầm Sơn Có Gì Chơi Trong Hè Này ? trên website Vxsc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!