Bạn đang xem bài viết Rau Muống Nguồn Dưỡng Chất Sắt Và Thực Phẩm Trị Táo Bón được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Vxsc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Rau muống được đánh giá cao trong việc hỗ trợ kiểm soát bệnh mãn tính. Các chất dinh dưỡng trong rau có lợi cho việc kiểm soát đường huyết, chống oxy hóa, thiếu máu và táo bón. Một trong số những loại rau có vị thuốc và có sự đồng thuận cao cả Đông và Tây y
Rau muống tươi 1.1. Hình tháiRau là giống cây thân thảo, ngọc ngang trên mặt nước hoặc trên cạn. Thân rau rỗng chia thành nhiều khớp, giữa mỗi khớp là rễ chùm mọc xung quanh. Chồi non mọc từ các khớp, do đó, rau có khả năng tái sinh mạnh mẽ. Tại Việt Nam, thường chia thành hai chủng loại phổ biến là rau trắng và rau tía, dựa trên màu sắc thân già.
Phân bốRau muống còn có tên khác là Đằng đằng thảo, Bìm bìm nước. Rau thuộc họ Bìm bìm là thảo mộc lâu năm. Rau được tìm thấy trên khắp Ấn Độ, Ceylon, Châu Á, Châu Phi và Châu Úc. Nó được cho là có nguồn gốc ở Trung Quốc. Cây được trồng hoang dã như cỏ dại ở Ấn Độ và Hoa Kỳ. Trong khi tại các nước Đông Nam Á như Malaysia, Trung Quốc, Singapore, Indonesia và Việt Nam được xem là thực phẩm nông nghiệp.
Rau giàu khoáng chất, vitamin, protein, carotenes, flavanoid và chất xơ với nhiều lợi ích sức khoẻ.
Rau muống rất giàu chất xơ thô, bao gồm cellulose, lignin và pectin. Pectin có thể đẩy nhanh quá trình bài tiết các chất độc trong cơ thể. Lignin có thể làm tăng khả năng sống đại thực bào, do đó có tác dụng diệt khuẩn, khử trùng và giảm viêm. Rau có thể được sử dụng để điều trị vết loét, mụn.
Lá rau muống chứa nước 90%, carbohydrate 4,3%, protein 3%, chất béo 0,4%, chất xơ 0,9%, chất khoáng 2%. Các vi chất bao gồm nicotinic axit 0,6mg, riboflavin 120mg, vitamin C 137mg và vitamin E 11mg có trong 100g.
Hoạt đông kiểm soát đường huyếtDịch chiết lá rau muống có khả năng ức chế hấp thu glucose ở ruột. Dịch chiết rau có tác dụng tương đương điều trị bằng tolbutamide.
Chống oxy hóaDưới hoạt động thu gom gốc tự do của ba carotenoid trong rau được xem là chìa khóa cho hoạt động chống oxy hóa. Hơn nữa hoạt động chống oxy từ dịch chiết từ thân rau cho kết quả tối ưu nhất.
Hỗ trợ điều trị thiếu máuHàm lượng chất sắt trong rau muống rất dồi dào, hàm lượng cao nhất ở rau muống đỏ. Dùng món ăn chứa rau giúp hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu và nguồn bổ sung chất sắt dành cho phụ nữ mang thai.
Trị chứng khó tiêu và táo bónThành phần chính ngoài nước của bìm bìm nước là chất xơ. Hàm lượng xơ làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Lượng chất xơ trong đường ruột tăng lên giúp nhuận tràng, rất có lợi cho những trường hợp bị táo bón.
Hoạt động khácHoạt động thần kinh trung ương: Chống trầm cảm, chống động kinh, giải lo âu.
Hoạt động hóa học từ dịch chiết lá cho thấy có khả năng chống viêm, viêm khớp, chống vi khuẩn, chống loét. Thông qua ức chế prostaglandin.
Kháng với một số loại độc côn trùng.
Hoa rau muốngRau muống là một loại rau phổ biến trong nền ẩm thực Việt. Được chế biến thành nhiều món ăn mang đậm chất quê hương:
Từ món xào, nấu canh, luộc hay làm gỏi. Rau dường như rất dễ trong việc pha chế món ăn theo công thức của từng gia đình.
Với những giá trị dinh dưỡng và quen thuộc, rau không những chiếm vị thế nhất định trong ẩm thực mà còn trong điều trị trong nhiều nền y học. Ăn rau mỗi ngày với hàm lượng vừa đủ rất có ích cho người thiếu máu, phụ nữ mang thai, loãng xương và giúp ngừa chứng táo bón. Tuy nhiên, những người có vết thương hở được khuyến khích kiêng ăn rau để hạn chế sẹo lồi.
Dùng trongChữa bệnh trĩ hậu môn: rau bìm bìm nước hai ký rửa sạch, nước đun sôi bỏ bã, rồi lọc, thêm hai hoặc bốn gram đường trắng , xào chung. Uống hai hoặc ba lần một ngày, vào buổi sáng và buổi tối.
Ngoài daTrị ngứa da: Rau bìm bìm nước tươi, đun lấy nước, rửa vùng nga ngứa, với nhiệt độ ấm vừa phải, ngày rửa 1 lần.
Cấp tính bằng rau muốngTrị rết cắn: rau muống tươi, cho thêm muối , giã nát, xát vào chỗ bị rết cắn.
Rau muống được đánh giá cao trong việc hỗ trợ kiểm soát bệnh mãn tính. Các chất dinh dưỡng trong rau có lợi cho việc kiểm soát đường huyết, chống oxy hóa, thiếu máu và táo bón. Một trong số những loại rau có vị thuốc và có sự đồng thuận cao cả Đông và Tây y. Tuy nhiên, một số tác dụng không mong muốn nên tìm hiểu kỹ thông tin từ chuyên gia trước khi ăn hoặc sử dụng làm thuốc
Táo Bón: Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa Như Thế Nào?
Táo bón là vấn đề sức khỏe rất thường gặp. Tình trạng này xảy ra khi hệ thống ruột gặp khó khăn trong vấn đề tiêu hóa và đào thải phân ra ngoài. Khi ruột hoạt động chúng tạo ra những cử động để tiêu hóa thức ăn còn gọi là nhu động ruột.
Ở bệnh nhân táo bón, nhu động ruột có thể tăng hoặc giảm quá mức làm cho chất thải là phân khó thoát ra ngoài. Thường những bệnh nhân táo bón đi cầu ít hơn 3 lần trong một tuần.
Táo bón có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên ở người lớn những nguyên nhân thường gặp nhất là do:
Tác dụng phụ của một số thuốc điều trị.
Chế độ ăn ít chất xơ.
Bệnh lý đường tiêu hóa.
Đường tiêu hóa hay ống tiêu hóa bắt đầu từ miệng, sau đó kéo dài từ thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng và kết thúc ở hậu môn.
Đa số trường hợp đơn thuần thường không nguy hiểm, tình trạng này thoáng qua mà không để lại triệu chứng nguy hiểm nào.
Táo bón, đi phân kèm máu.
Có sốt.
Sụt cân nhanh, đột ngột.
Mệt mỏi nhiều.
Khi xuất hiện đi kèm với những triệu chứng kể trên cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám đánh giá. Việc khám và đánh giá sớm giúp cho việc phát hiện và điều trị bệnh nếu có hiệu quả hơn.
Có những việc giúp cải thiện triệu chứng như:
Ăn nhiều chất xơ. Những thực phẩm chứa nhiều chất xơ như trái cây, rau xanh và một số loại ngũ cốc.
Uống thêm nhiều nước.
Tập thói quen đi vệ sinh điều độ, tránh việc nhịn đi vệ sinh kéo dài.
Sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng. Thuốc nhuận tràng là những loại thuốc có tác dụng hỗ trợ cho nhu động ruột giúp đào thải phân ra ngoài thêm dễ dàng. Một vài loại thuốc nhuận tràng dùng đường uống, một số khác lại dùng đặt hậu môn.
Những trường hợp sau đây cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám đánh giá.
Triệu chứng đi kèm với những triệu chứng mới, hoặc triệu chứng táo bón trở nên khác thường.
Không đi cầu nhiều ngày liên tiếp.
Táo bón tái đi tái lại nhiều lần, kéo dài từ 3 tuần trở lên.
Táo bón gây đau bụng hoặc đau hậu môn nhiều.
Xuất hiện những triệu chứng bất thường liệt kê ở phần trước như chảy máu, sụt cân hoặc sốt.
Người trong gia đình có mắc các bệnh lý về ung thư đường tiêu hóa.
Tùy thuộc và các triệu chứng bất thường của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định thêm một số nghiệm pháp, xét nghiệm hoặc cận lâm sàng khác để chẩn đoán và điều trị bệnh như:
Thăm khám hậu môn trực tràng. Bác sĩ thường thăm khám hậu môn trực tràng thông qua quan sát và thăm khám bằng tay.
Nội soi đại trực tràng: Đây là phương pháp quan sát lòng ống tiêu hóa đoạn đại tràng và trực tràng thông qua dụng cụ nội soi chuyên dụng. Dụng cụ nội soi chuyên dụng này có hình ống mềm gắn camera và nguồn sát. Kết nối với màn hình cung cấp hình ảnh cho bác sĩ quan sát.
Các phương tiện hình ảnh học như X Quang, Cắt lớp vi tính hay cộng hưởng từ.
Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến táo bón. Đầu tiên bác sĩ sẽ ưu tiên hướng dẫn người bệnh thay đổi lối sống và chế độ ăn. Nếu thất bại với việc điều chỉnh lối sống một số phương pháp có thể nghĩ đến như:
Dùng thuốc uống hoặc đặt hậu môn.
Thay đổi những loại thuốc có nguy cơ gây nên.
Thụt tháo – đây là phương pháp đưa nước vào lòng trực tràng thụt tháo để giúp cho ruột đào thải phân tốt hơn.
Một số cách có thể giúp bạn ngăn ngừa xuất hiện như:
Ăn chế độ ăn đầy đủ chất xơ.
Uống nhiều nước.
Tập luyện thói quen đi vệ sinh điều độ.
Trẻ 1 Tuổi Bị Táo Bón – Các Cách Trị Tự Nhiên &Amp; Ăn Uống
Trẻ 1 tuổi bị táo bón – Khi nào cần gặp bác sĩ?
Táo bón ở trẻ 1 tuổi và dấu hiệu nhận biết
Ăn dặm không đúng cách, ít uống nước, sử dụng sữa có công thức giàu đạm,… là các yếu tố khiến trẻ 1 tuổi bị táo bón. Táo bón kéo dài không chỉ gây đau rát hậu môn khi đại tiện mà còn khiến trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng, thấp còi,… do ruột già giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.
Táo bón ở trẻ 1 tuổi và dấu hiệu nhận biếtTáo bón là tình trạng giảm tần suất đại tiện và phân được đào thải có độ cứng, khô hơn bình thường. Táo bón thường gặp ở trẻ nhỏ từ 2 – 6 tuổi, phụ nữ mang thai và người cao tuổi. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể xảy ra ở trẻ 1 tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Các dấu hiệu nhận biết tình trạng táo bón ở trẻ 1 tuổi, bao gồm:
Phân cứng và vón cục
Tần suất đi tiêu ít hơn bình thường (dưới 3 lần/ tuần)
Trẻ có xu hướng quấy khóc khi đại tiện
Khi đi tiêu trẻ thường rặn và khó chịu
Phân thường có màu đậm hơn bình thường hoặc kèm theo máu tươi
Trẻ chậm phát triển và ăn kém
Vùng bụng luôn trong tình trạng đầy trướng
Lười vận động, mệt mỏi,…
Các nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi bị táo bónTrẻ 1 tuổi có thể bị táo bón do những nguyên nhân sau:
Ăn dặm không đúng cách: Khi đủ 6 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên nếu phụ huynh cho trẻ ăn dặm không đúng cách (ăn ít chất xơ, quá nhiều thực phẩm giàu đạm, chế biến thức ăn đặc,…), trẻ sẽ có nguy cơ bị táo bón cao. Ngoài ra chế độ dinh dưỡng không phù hợp còn có thể gây áp lực lên dạ dày, đường ruột của trẻ và gây ra chứng kém hấp thu.
Công thức sữa không phù hợp: Thông thường trẻ trên 6 tháng sẽ bắt đầu bổ sung thêm sữa bột. Tuy nhiên việc dùng sữa có công thức giàu đạm và vi chất dinh dưỡng có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ không chuyển hóa hoàn toàn, gây đầy bụng và táo bón.
Uống ít nước: Trẻ dưới 6 tháng tuổi thường không phải uống nước. Tuy nhiên khi trẻ bắt đầu ăn dặm, bạn nên cung cấp nước cho trẻ theo cân nặng. Trong trường hợp không cung cấp đủ nước, phân thường có xu hướng khô, cứng và dễ gây ra chứng táo bón.
Do các bệnh lý tiềm ẩn: Táo bón ở trẻ 1 tuổi có thể là hệ quả do các bệnh bẩm sinh như phình đại tràng, bất thường về thần kinh, tuyến giáp,…
Sinh thiếu tháng: Trẻ sinh thiếu tháng thường có khả năng tiêu hóa và miễn dịch kém do các cơ quan chưa phát triển hoàn chỉnh. Do đó chứng táo bón có thể xảy ra do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu và chưa thể hấp thu hoàn toàn dinh dưỡng từ các loại thực phẩm.
Trẻ 1 tuổi bị táo bón phải làm sao?Táo bón là triệu chứng thường gặp và hầu như không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên táo bón kéo dài có thể khiến trẻ chậm lớn, mệt mỏi, xanh xao, suy dinh dưỡng,… Hơn nữa trẻ bị táo bón nặng và kéo dài còn có nguy phát triển các bệnh lý ở vùng hậu môn – trực tràng như bệnh trĩ, áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn,…
Vì vậy khi nhận thấy con trẻ gặp phải tình trạng này, bạn nên thực hiện các biện pháp khắc phục sau:
1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡngChế độ dinh dưỡng là yếu tố có tác động lớn nhất đến hệ tiêu hóa. Vì vậy để cải thiện tình trạng trẻ 1 tuổi bị táo bón, bạn cần điều chỉnh và xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học.
Cách xây dựng chế độ ăn cho trẻ 1 tuổi bị táo bón, bao gồm:
Cung cấp đủ nước cho trẻ theo nhu cầu của cơ thể. Thông thường trẻ 1 tuổi cần khoảng 500 – 700ml nước/ ngày. Khi cho trẻ uống nước, bạn nên chia đều nước vào các thời điểm trong ngày.
Nên chế biến món ăn dặm cho trẻ ở dạng lỏng, mềm và dễ tiêu hóa. Có thể bổ sung thêm rau xanh, củ, thịt, cá, trứng,… Tuy nhiên nên cân bằng các thành phần dinh dưỡng, tránh tình trạng bổ sung quá nhiều đạm gây ra tình trạng khó tiêu và táo bón.
Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh gây áp lực lên cơ quan tiêu hóa.
Cần duy trì cho trẻ bú mẹ trong thời gian dài nhất có thể vì ngoài vi chất dinh dưỡng, sữa mẹ còn cung cấp enzyme nhằm hỗ trợ hoạt động của các cơ quan tiêu hóa.
Bổ sung sữa chua vào chế độ ăn của trẻ nhỏ. Sữa chua giúp tăng số lượng lợi khuẩn, duy trì và điều hòa hoạt động của đường ruột.
Có thể cho trẻ uống nước ép rau xanh và trái cây để tăng chất lỏng trong đường ruột.
Xem xét thành phần và công thức của từng loại sữa trước khi chọn sữa cho trẻ. Bên cạnh đó cần hạn chế tình trạng pha sữa quá đặc hoặc thường xuyên thay đổi sữa.
Nên tìm gặp bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn về cách xây dựng chế độ ăn theo từng giai đoạn phát triển của trẻ.
2. Thay đổi một số thói quen sinh hoạtNgoài chế độ dinh dưỡng, bạn có thể làm giảm chứng táo bón ở trẻ nhỏ bằng cách thay đổi một số thói quen sinh hoạt.
Nên tập cho trẻ đi đại tiện vào từng khung giờ cố định. Thói quen này sẽ giúp cơ thể chủ động trong việc đào thải phân và hạn chế nguy cơ táo bón.
Trẻ 1 tuổi có thể thực hiện một số hoạt động như bò, cầm nắm và bắt đầu chập chững đi. Do đó bạn nên hỗ trợ nhằm giúp trẻ tăng mức độ vận động. Vận động thường xuyên không chỉ giúp xương khớp cứng cáp mà còn thúc đẩy hoạt động của cơ quan tiêu hóa.
Khi vệ sinh cơ thể, nên cho trẻ tắm với nước ấm. Nhiệt độ ấm không chỉ giúp trẻ thư giãn và thoải mái mà còn thúc đẩy nhu động của ruột kết và hỗ trợ quá trình đào thải phân.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa táo bón bằng thảo dược tự nhiên an toàn không tái phát
3. Áp dụng mẹo chữa tại nhàBên cạnh đó, bạn cũng có thể hỗ trợ quá trình điều trị táo bón bằng cách áp dụng các mẹo chữa tại nhà, như:
– Massage bụng giúp giảm táo bón
Massage bụng có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường nhu động ruột và khả năng tiêu hóa của dạ dày. Thực hiện massage đều đặn giúp làm giảm tình trạng đầy hơi, ứ trệ, đau bụng và táo bón.
Thực hiện:
Đặt trẻ nằm ngửa trên giường, sau đó dùng ngón tay cái xoa nhẹ xung quanh rốn của trẻ theo chiều kim đồng hồ trong 5 – 10 phút.
Nắm hai cổ chân của trẻ rồi di chuyển lên như động tác đạp xe trong 10 phút để kích thích ruột già và cơ vòng hậu môn.
Bên cạnh đó, có thể dùng hai tay vuốt nhẹ bụng của trẻ theo chiều ngang và dọc.
– Ngâm hậu môn với nước muối ấm
Ngâm hậu môn với nước muối ấm trước giờ đi đại tiện của trẻ có thể làm mềm niêm mạc và thư giãn cơ vòng hậu môn, từ đó giúp trẻ dễ dàng đi tiêu và tránh được hiện tượng đau rát. Ngoài ra, thường xuyên ngâm hậu môn với nước ấm còn giảm nguy cơ viêm nhiễm, nứt kẽ hậu môn, áp xe,…
Thực hiện:
Đun sôi khoảng 1 lít nước
Sau đó đổ ra thau và hòa thêm 1 ít nước lạnh
Thêm 1 thìa muối vào và cho trẻ ngâm trong 15 phút
– Rau mồng tơi giảm đau rát khi đại tiện
Chất nhầy pectin trong rau mồng tơi có tác dụng làm mềm trực tràng – hậu môn, giúp phân đi qua dễ dàng mà không gây ra cảm giác đau khó chịu và đau rát. Vì vậy bạn nên tận dụng rau mồng tơi để làm giảm hiện tượng ngứa ngáy và đau rát hậu môn khi trẻ đi tiêu.
Thực hiện:
Vệ sinh hậu môn cho trẻ trước khi thực hiện
Dùng thân non của rau mồng tơi, sau đó tước bỏ vỏ
Tiếp tục dùng phần thân này thụt ngoáy hậu môn cho trẻ khoảng 3 – 4 lần
Thực hiện khoảng 2 lần/ ngày để giảm đau rát khi đại tiện
Trẻ 1 tuổi bị táo bón – Khi nào cần gặp bác sĩ?Táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ 1 tuổi là tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên trong một số trường hợp, táo bón có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý bẩm sinh.
Do đó phụ huynh cần chủ động đưa trẻ đến bệnh viện khi nhận thấy các triệu chứng sau:
Táo bón kéo dài
Phân cứng và lẫn với máu tươi
Trẻ không đi tiêu trong suốt 24 giờ
Trẻ chậm lớn, người xanh xao
Hậu môn xuất hiện vết nứt hoặc có ứ mủ
Bụng đầy trướng kèm theo hiện tượng buồn nôn kéo dài
Tình trạng táo bón ở trẻ 1 tuổi có thể được cải thiện bằng chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt và áp dụng một số mẹo chữa đơn giản. Tuy nhiên trong trường hợp triệu chứng không có cải thiện sau 3 – 5 ngày, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nhi để thực hiện chẩn đoán và tiến hành điều trị.
Thịt Bò Xào Rau Muống
Thịt bò xào rau muống là món ăn vô cùng quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến, làm thế nào cho thịt bò chín mềm và giữ được độ ngon ngọt, rau muống phải xanh giòn, thì không phải ai cũng biết.
Chắc hẳn, đối với những chị em nội trợ đã quá quen thuộc với 2 loại nguyên liệu là rau muống và thịt bò. Đây không chỉ là hai loại thực phẩm có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe mà còn là nguyên liệu tuyệt vời để chế biến nên vô vàn các món ăn thơm ngon, hấp dẫn khác nhau. Và món rau muống xào thịt bò chính là món ăn được nhiều người lựa chọn và yêu thích.
Không chỉ thơm ngon ở hương lẫn vị mà món thịt bò xào rau muống còn mang lại nhiều dưỡng chất cho người thưởng thức (Nguồn: Internet)
Nguyên liệu làm thịt bò xào rau muống
200g thịt bò thăn
Rau muống
Tỏi
Gia vị: mắm, tiêu, đường, hạt nêm, dầu ăn.
Cách làm rau muống xào thịt bòBước 1: Rau muống mua về nhặt sạch lá úa và tỉa bớt lá, ngâm với nước muối pha loãng, sau đó rửa lại với nước sạch và vớt ra để ráo nước. Lưu ý, bạn nên chọn mua loại rau muống được trồng ở ao có thân to thẳng, ngọn non, lá xanh tươi mà không bị sâu. Nếu rau muống quá to bạn có thể chẻ đôi hoặc cắt thành từng khúc để dễ xào hơn.
Bước 2: Tiếp theo, bạn bóc vỏ tỏi. Một nửa tỏi dùng để băm nhuyễn, nửa còn lại thì thái lát mỏng để chén riêng.
Bước 3: Thịt bò sau khi mua về, rửa sơ, sau đó thái lát mỏng và ướp thịt với một thìa hạt nêm cùng với một thìa dầu ăn. Lưu ý: Bạn cần chọn mua thịt bò tươi thẫm màu, khi thái không được thái quá nhỏ hoặc quá vụn sẽ làm cho món thịt bò xào không được hấp dẫn.
Bước 4: Đặt chảo lên bếp cho nóng, cho dầu ăn vào khi dầu nóng bạn lấy một chút tỏi cho vào chảo phi thơm vàng. Sau đó, cho thịt bò đã ướp vào xào nhanh tay với lửa to để thịt bò chín mềm mà không bị dai. Xào đến khi thịt bò vừa chín tới, bạn tắt bếp và cho thịt bò ra đĩa.
Bước 5: Bạn lấy rau muống cho vào nước sôi luộc sơ, vớt ra thả ngay vào chậu nước lạnh cho rau xanh bóng và giòn. Tiếp theo, bạn cho ít dầu ăn vào chảo đun nóng, cho tỏi băm vào phi thơm, sau đó cho rau muống vào, xào rau muống với lửa to. Nêm với một ít nước mắm, hạt nêm và một ít đường vào xào chín rau. Khi thấy rau chín giòn và xanh, bạn cho thịt bò vào xào đều tay. Rắc lên trên ít tiêu và tắt bếp.
Đăng bởi: Kẻ đánh Cắp Bí Ngô
Từ khoá: Thịt bò xào rau muống
Axit Sialic Là Gì? Vai Trò Của Axit Sialic Và Nguồn Thực Phẩm Cung Cấp
Axit sialic là chất dinh dưỡng có vẻ còn rất xa lạ với mọi người. Tuy nhiên nó là dưỡng chất đóng vai trò quan trọng với sức khỏe, nhất là với trẻ nhỏ. Vậy axit sialic là gì? Vai trò và nguồn thực phẩm cung cấp axit sialic cho cơ thể, tìm hiểu ngay sau đây.
Axit sialic là gì?Axit sialic hay còn gọi là N-acetyneuraminic axit, là thành phần cấu tạo nên Ganglioside – phân tử tập trung nhiều ở đầu dây thần kinh, có chức năng dẫn truyền tín hiệu thần kinh, giúp cải thiện trí nhớ, hình thành não bộ ở trẻ, tăng cường hệ miễn dịch, có nhiều trong yến sào, trứng, phô mát.
Vai trò của axit sialic với sức khỏe?Đối với người lớn
Giúp cải thiện trí nhớ ở người cao tuổi.
Giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận và bệnh dị ứng. Ngoài ra, axit sialic còn hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất của các tế bào máu trong cơ thể.
Đối với các bệnh nhân ung thư, bổ sung axit sialic giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sau các đợt xạ trị, hóa trị. Do axit sialic có tác dụng phục hồi nhanh cơ thể khi bị nhiễm xạ, tổn thương hồng cầu.
Đối với trẻ em
Axit sialic đóng vai trò thiết yếu trong quá trình hình thành não bộ của trẻ, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh.
Khả năng học tập, ghi nhớ và nhận thức của trẻ sẽ được cải thiện rõ rệt, nếu được bổ sung đầy đủ axit sialic trong chế độ dinh dưỡng.
Ngoài ra, axit sialic còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, đẩy lùi một số vi khuẩn và virus gây bệnh ra khỏi cơ thể.
Nguồn thực phẩm cung cấp axit sialic cho cơ thể
Yến sào, nước yến là nguồn thực phẩm có chứa nhiều axit sialic phải kể đến đầu tiên. Hàm lượng axit sialic trong yến sào thường chiếm từ khoảng 9% đến 15% tổng trọng lượng. Đây được xem là nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho con người.
Thêm vào đó, các thực phẩm khác như trứng, phô mát cũng chứa một lượng axit sialic nhất định.
Sữa công thức cũng là nguồn thực phẩm cung cấp axit sialic cho cơ thể trẻ. Các nhà sản xuất đã đưa vào trong sữa bột hàm lượng axit sialic cần thiết cho nhu cầu mỗi ngày của trẻ. Với trẻ nhỏ, đây chính là nguồn bổ sung axit sialic quen thuộc và hiệu quả.
Ví dụ: Trong Sữa bột Enfagrow A+ 3 vani lon chứa đến 36mg axit sialic.
Những lưu ý khi bổ sung axit sialic
Yến sào tuy rất tốt cho sức khỏe con người. Nhưng cần lưu ý khi cho trẻ nhỏ dùng yến. Tuyệt đối không cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng yến. Đối với trẻ trên 1 tuổi, nên cho trẻ dùng yến với liều lượng thích hợp.
Advertisement
Với người bị tiểu đường nếu muốn bổ sung axit sialic bằng yến sào, nên lựa chọn loại yến sào không đường.
Đối với trẻ sơ sinh, trong sữa mẹ cũng có chứa hàm lượng axit sialic để cung cấp cho trẻ. Ngoài sữa mẹ, nên lựa chọn sữa công thức có chứa axit sialic để cung cấp đủ dưỡng chất cho quá trình phát triển trí não của trẻ.
Như vậy, axit sialic rất quan trọng đối với việc hình thành não bộ ở trẻ, giúp cải thiện trí nhớ, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Hy vọng qua bài viết này giúp bạn hiểu được axit sialic là gì? Vài trò và nguồn cung cấp axit sialic cho cơ thể. Từ đó cần có chế độ dinh dưỡng bổ sung axit sialic hợp lí.
Bạn sẽ quan tâm:
Khi Bị Táo Bón Nên Ăn Gì Là Tốt Nhất?
Táo bón là một trong những triệu chứng thường gặp do chế độ ăn uống chưa được phù hợp, sử dụng các loại thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa. Tình trạng này đôi khi xuất hiện, khiến người mắc triệu chứng luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Triệu chứng xuất hiện trong thời gian ngắn và biến mất nếu cơ thể ổn định lại chế độ dinh dưỡng. Vậy khi bị táo bón nên ăn gì để giảm thiểu, phòng tránh và ngăn chặn tình trạng táo bón xuất hiện?
1. Nguyên nhân gây táo bón
Để có thể điều trị táo bón hiệu quả, cần xác định nguyên nhân gây táo bón một cách chính xác. Vì nhiều lý do, tác bón có thể là do những nguyên nhân sau đây:
– Chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp, thói quen ăn uống thất thuờng, ăn những thực phẩm nhiều đạm, tinh bột, ít chất xơ, uống ít nước…
– Tình trạng tắc nghẽn ruột do khản năng co bóp của ruột bị rối loạn hoạt động.
– Do tình trạng rối loạn thần kinh chức năng, thần kinh giao cảm thành ruột có cơ năng sinh lý ảnh hưởng, ruột co thắt mạnh mẽ khiến phân thoát ra ngoài khó khăn gây táo bón.
2. Những thực phẩm nên dùng để đẩy lùi táo bón
Có thể thấy, trong giai đoạn táo bóm, chế độ dinh dưỡng chính là ưu tiên hàng đầu để bệnh nhân có thể thoát khỏi triệu chứng này nhanh chóng.
Những loại thực phẩm và thói quen ăn uống nên thực hiện cho bản thân là:
– Những thực phẩm thanh đạm, giàu chất xơ nhu rau củ, trái cây. Những loại rau củ, trái cây kích thích hệ tiêu hóa tốt nhất có thể kể đến như là: táo, lê, mận, đào, chuối, ngũ cốc, rau lang, rau cải… Chất xơ và pectin có trong các loại rau củ, trái cây sẽ giúp các chủng vi khuẩn tốt cho tiêu hóa phát triển, kích thích chức năng hoạt động của đường ruột. Các chất độc cũng theo sự tiêu hóa của chất xơ mà loại thải ra ngoài. Do đó lợi ích thanh lọc cơ thể cũng chính là một trong những yếu tố mà nên ăn thực phẩm giàu chất xơ thường xuyên để đảm bảo sức khỏe.
– Uống nhiều nước từ 1,5 – 2 L nước mỗi ngày để cơ thể được thanh lọc một cách tốt nhất.
– Thời gian diễn ra ăn uống luôn cố định, không nên thay đổi giờ ăn uống có thể gây rối loạn chức năng hoạt động tiêu hóa cũng như là nguyên nhân gây táo bón.
– Phân chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, giúp quá trình tiêu hóa được hiệu quả hơn, cũng như hạn chế khả năng tăng cân ở nhiều người.
– Những loại tinh bột tốt cho hệ tiêu hóa là bột ngũ cốc, yến mạch, khoai lang, bánh mì đen, gạo lứt, cám gạo… giúp bạn duy trì cảm giác no và vẫn an tâm không gây táo bón.
– Các món ăn nhẹ, dễ hấp thu như cháo, bún, phở, sữa bò… sẽ giúp đường ruột dễ dàng tiêu hóa, giảm tình trạng tắc nghẽn thức ăn trong đường ruột.
3. Những thực phẩm nên tránh khi bị táo bón và ngăn ngừa khả năng xuất hiện táo bón
– Những thực phẩm nhiều đạm, dầu mỡ, tinh bột nên hạn chế bớt trong thời kì táo bón.
– Các món ăn được chế biến có nhiều gia vị, cay nóng cũng khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, khiến tình trạng táo bón ngày càng nghiêm trọng và gây ra nguy cơ đau dạ dày.
– Đồ hộp, đồ chế biến sẵn cũng nên hạn chế tối đa do không phù hợp và không tốt cho sức khỏe.
– Không nên dùng đồ uống có cồn như rượu, bia…
– Không hút thuốc, sử dụng chất kích thích… tránh gây ra những ảnh hưởng không tốt đến cơ thể.
– Những loại đồ uống như cà phê, nước trà, nước ngọt có gas nên hạn chế tối đa trong thời gian táo bón.
4. Lưu ý khi bị táo bón
– Duy trì lần đi đại tiện mỗi ngày, không nên để tình trạng đại tiện chỉ diễn ra một vài lần trong tuần.
– Khi bị táo bón, không nên rặn có thể gây trĩ về sau.
– Vệ sinh sau khi đại tiện bằng nước lạnh, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
– Sử dụng men tiêu hóa khi cần thiết để hỗ trợ khả năng hoạt động của ruột, hạn chế tình trạng tắc nghẽn đường ruột.
Táo bón là một trong những triệu chứng có thể xảy ra thường xuyên. Để giải đáp cho câu hỏi “Bị táo bón nên ăn gì?”, khi nhận thấy có những dấu hiệu táo bón, nên điều chỉnh ngay lại thực đơn ăn uống để đảm bảo tình trạng táo bón được giảm thiểu. Luyện tập thói quen uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để đảm bảo cơ thể luôn được khỏe mạnh.
Theo dinhduong.online tổng hợp
Cập nhật thông tin chi tiết về Rau Muống Nguồn Dưỡng Chất Sắt Và Thực Phẩm Trị Táo Bón trên website Vxsc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!