Bạn đang xem bài viết Phát Hiện Tác Dụng Mới Và Bất Ngờ Của Quả Đu Đủ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Vxsc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thành phần trong quả đu đủ
Đu đủ chín chứa khoảng 90% nước, 13% đường, không có tinh bột, có nhiều carotenoit acid hữu cơ, vitamin: A, B, C, 0,9% chất béo, xenluloz (0,5%), canxi, photpho, magiê, sắt, thiamin, riboflavin.
Một kết quả nghiên cứu khác cho thấy, trong 100g đu đủ có 74 – 80mg vitamin C (vitamin chủ yếu trong đu đủ), caroten (tiền vitamine A) 500 – 1.250UI. Ngoài ra, còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men, các khoáng chất như: kali (179mg), canxi, magiê, sắt và kẽm.
Còn đu đủ xanh, ngoài các chất có trên còn có chứa 4% chất nhựa latex màu trắng đục là hỗn hợp của nhiều proteaza (loại men tiêu hóa chất đạm), trong đó chất chủ yếu là papain. Một cây đu đủ trong một năm cho khoảng 100g nhựa (lấy quả khi còn non trên cây). Ngoài ra còn có chymopapain và papaya protenaza.
Lá đu đủ chứa ancaloit carpain, có tác dụng giống glucozit của dương địa hoàng – Digitalis, họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae), làm chậm nhịp tim, diệt amíp. Hạt đu đủ có glucozit caricin và myrosin.
Men papain có tác dụng như men papein của dạ dày, giống men trypsin của tuyến tuỵ trong tiêu hóa các chất thịt. Đặc biệt nó còn có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Staphjllococ và vi trùng thương hàn rất nhạy cảm đối với tác dụng của papain.
Papain còn có tác dụng làm đông sữa và tác dụng làm giảm độc đối với toxin và toxanpunin.
Một số bài thuốc, cách trị liệu dùng đu đủ
Phép dưỡng sinh theo mùa: vào dịp xuân hè, ăn đu đủ có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. Vào thu đông, ăn đu đủ có tác dụng nhuận táo, ôn bổ tỳ vị, dưỡng can, nhuận phế, chỉ khái, hóa đàm. Đu đủ chín có quanh năm và mùa nào dùng cũng tốt cho sức khỏe.
Phép dưỡng sinh chống lão suy: đu đủ có tác dụng tốt cho những người chóng già, da mai mái, thể trạng không sung mãn, có các bệnh mạn tính. Cách dùng: đu đủ chín 200g, chuối xiêm 300g, 2 thứ trên xay trong nước dừa non uống hàng ngày. Nếu có mật ong, sữa ong chúa cho vào càng tốt. Nên dùng nóng, tránh dùng lạnh và không cho đá vì bản thân đu đủ có tính hàn.
Ít ngủ, hay hồi hộp: đu đủ chín 100g, chuối 100g, củ cà rốt 100g. Xay trong nước dừa non nạo. Thêm mật ong cho đủ ngọt, uống cách ngày.
Trị giun kim: ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói liên tục 3 – 5 hôm.
Viêm dạ dày mãn tính: đu đủ 30g, táo tây 30g, mía 30g sắc uống.
Ho do phế hư: đu đủ xanh 100g, đường phèn 20g hầm ăn, ngày ăn 2 lần vào trưa và tối, ăn trong 3 – 5 ngày.
Tỳ vị hư nhược (ăn không tiêu, táo bón): đu đủ 30g, khoai mài (hoài sơn) 15g, sơn tra 6g, nấu cháo.
Trị đau lưng mỏi gối: đu đủ 30g, ngưu tất 15g, kỷ tử 10g, cam thảo 3g sắc uống.
Chữa bệnh ho, viêm cuống phổi, khàn tiếng hoặc mất tiếng ở trẻ em: hái 5 – 10 hoa đực, đem sao vàng, cho đường phèn hấp hoặc chưng khi nồi cơm cạn nước, cho trẻ uống trong ngày.
Nhuận da, dưỡng nhan sắc, chống lão hóa: đu đủ chín 1 quả 0,5kg, sữa tươi 4 ly, hạt sen 20g (bỏ tim) ngâm mềm cho nở, nếu loại tươi phải bóc vỏ, táo tàu đỏ 2 quả bỏ hột, đường phèn vừa đủ. Cho tất cả vào bát to chưng cách thủy độ 2 giờ cho đến khi hạt sen mềm là được. Ăn nóng.
Dùng làm mỹ phẩm (dùng ngoài): ở nước ngoài, người ta dùng đu đủ chín bỏ vỏ, hạt, nghiền mịn làm mặt nạ lột da mặt, giúp khỏi mụn trứng cá (Paul Neinast – Dallas).
Đu đủ xanh nghiền nát với nước dùng bôi mặt hoặc tay để chữa các vết tàn hương ở mặt, tay, còn dùng chữa chai chân và bệnh eczema…
Các công dụng khác của đu đủ:
– Đu đủ xanh hầm với mọi loại thịt động vật đều làm cho thịt mềm. Ở nước ta, bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thường ăn chân giò hầm với đu đủ xanh để có nhiều sữa.
– Chữa gai cột sống: hạt đu đủ đem xát cho sạch phần nhớt bao quanh, giã nát trong túi vải rồi đắp lên vùng đau. Mỗi lần chỉ đắp tối đa 30 phút và theo dõi để tránh bị bỏng. Ngày làm một lần, liên tục trong 20 – 30 ngày.
Phát Hiện Trên 10 Tác Dụng Mới Của Tam Thất Tuyệt Vời Đến Ngỡ Ngàng
Tác dụng của tam thất và hoa tam thất với sức khỏe con người – tam that
Tác dụng của tam thất hiệu quả nhờ vào đặc điểm:
Tam thất còn được gọi là tam thất bắc, sâm tam thất, kim bất hoán, nhân sâm tam thất, điền thất… Tên khoa học của tam thất là: Panax Pseudoginseng Wall (Panax repens Maxim), thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).
Tam thất phải trồng từ 3-7 năm mới thu hoạch được củ, đem sấy khô và làm thuốc.
Tam thất có vị ngọt hơi đắng, tính ôn.
Tac dung cua tam that – Củ tam thất
Đặc điểm của hoa tam thất:
Hoa tam thất có vị ngọt, không đắng như củ tam thất, tính mát.
Hoa tam thất được thu hoạch dưới dạng búp non chưa nở, nụ được sấy hoặc phơi khô rồi mới chế biến thành thuốc.
Tác dụng của tam thất – Hoa tam thất
Tác dụng của tam thất đối với sức khỏe con người:
Giúp tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp. Tam thất có chứa chất noto ginsenosid chống lại xơ vữa động mạch, tăng sức chịu đựng của cơ thể khi thiếu oxy, ngăn chặn sự thẩm thấu của mao mạch và hạn chế các tổn thương do thiếu máu.
Cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng.
Kích thích hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Rễ cây tam thất có tác dụng gây hưng phấn hệ thần kinh. Tuy nhiên lá tam thất lại có tác dụng ngược lại, kéo dài thời gian của thuốc an thần.
Giảm đau.
Củ tam thất có tác dụng gì – Tam thất tốt cho hệ tim mạch
Tác dụng của hoa tam thất:
Làm mát, giải nhiệt cơ thể.
Cầm máu, giảm đau, tiêu sưng, tiêu máu.
An thần, tốt cho hệ thần kinh.
Tăng cường hệ miễn dịch, giảm các tế bào độc hại như tế bào ung thư.
Giảm khả năng đột quỵ
Hạn chế tối đa bệnh huyết áp cao.
Giảm thiểu các bệnh về gan như: men gan cao, gan nhiễm mỡ…
Làm đẹp da, chống lão hóa da.
Chữa các bệnh ù tai, tai điếc.
Phòng chống suy giảm trí nhớ, tăng tuổi thọ.
Phục hồi sức khỏe và vitamin cho phụ nữ sau sinh.
Tác dụng của tam thất – Hoa tam thất cũng có nhiều tác dụng đến sức khỏe.
Cách sử dụng đúng để phát huy tác dụng của tam thất và hoa tam thất như sau:Như những bài thuốc nam thông thường. Hàng ngày bạn sắc 2-3 gram tam thất hoặc hoa tam thất với nước sôi. Định lượng tam thất hay hoa tam thất tùy theo bệnh của bạn. Sau khi pha tam thất hay hoa tam thất với nước sôi, bạn thưởng thức chúng như uống trà. Khi hết lại rót tiếp tục nước sôi vào cho đến khi không còn vị ngọt, đắng của thuốc mới thôi.
Mỗi lần uống cách nhau từ 6-12 giờ tùy theo bệnh.
Tac dung cua tam that – Dùng tam thất như sắc thuốc nam
Đăng bởi: Bảo Quân
Từ khoá: Phát hiện trên 10 tác dụng mới của tam thất tuyệt vời đến ngỡ ngàng
Vitamin D Có Tác Dụng Gì? 3 Lợi Ích Khiến Bạn Bất Ngờ
Ngăn ngừa bệnh tật
Các nghiên cứu chứng minh được rằng vitamin D có khả năng phòng ngừa bệnh tật một cách tuyệt vời.
Bổ sung vitamin D giúp giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu. Nhờ vậy giảm các bệnh lý tim mạch.
Vitamin D còn giúp giảm các tình trạng cảm cúm, đặc biệt ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Bổ sung vitamin D cho người lớn tuổi hoặc phụ nữa mãn kinh giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương.
Giảm tình trạng trầm cảm
Một điều thú vị rằng vitamin D giữ vai trò trong kiểm soát tâm trạng và tinh thần. Bằng chứng là những người mắc trầm cảm tham gia nghiên cứu được bổ sung đầy đủ thì thấy rằng các triệu chứng được cải thiện.
Giúp giảm cân nặngMột điều thú vị khác là vitamin D giúp giảm cân nặng nếu chúng ta bổ sung vào chế độ ăn. Một nghiên cứu cho thấy rằng người tham gia được bổ sung vitamin trong chế độ ăn giảm được nhiều cân nặng. Các nhà khoa học cũng nhận định rằng sự kết hợp giữa canxi và vitamin D giúp hiệu quả tăng lên gấp nhiều lần.
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng sản xuất thông qua ánh nắng mặt trời. Đó là:
Những người sống ở các thành phố có nhiều tòa nhà cao tầng sẽ ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hơn.
Sử dụng kem chống nắng hay các vật dụng che chắn cũng ngăn cản da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Những người có làn da tối màu thường có lượng sắc tố (melanin) cao. Chính các sắc tố này ngăn cản tác dụng từ ánh nắng mặt trời.
Những yếu tố trên đều ngăn cản tác dụng của ánh nắng mặt trời. Từ đó, vitamin D ít hoặc không được sản xuất bởi da. Tuy nhiên các bạn không nên quá lo lắng, có nhiều phương pháp khác giúp bổ sung lượng vitamin còn thiếu cho cơ thể.
Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ thì sẽ có các biểu hiện sau:
Cơ thể cảm thấy mệt mỏi hay không thấy khỏe.
Cảm giác đau nhức ở trong xương hay cơ. Hoặc bạn cũng có thể gặp phải tình trạng yếu cơ. Lúc này chúng ta nhanh cảm thấy mỏi khi leo cầu thang hoặc đi bộ xa.
Dễ bị gãy xương khi bị các chấn thương nhẹ cũng là dấu hiệu của thiếu vitamin.
Bác sỹ có thể phát hiện tình trạng thiếu vitamin D thông qua các triệu chứng và dựa vào X quang. Khi xác định được rằng cơ thể đang thiếu vitamin thì bạn cần phải bổ sung thông qua chế độ ăn uống kết hợp theo toa của bác sỹ.
Bạn đã biết được vitamin D có tác dụng gì rồi đúng không nào. Vậy chúng ta có thể bổ sung vitamin D từ đâu? Trên thực tế, bạn có thể tìm thấy vitamin D ở trong các loại thực phẩm sau:
Cá hồi;
Cá mòi;
Trứng;
Tôm;
Sữa;
Ngũ cốc;
Yogurt.
Nếu chỉ bổ sung vitamin từ chế độ ăn thì có vẻ chưa đủ, đặc biệt đối với các đối tượng dễ thiếu hụt. Lúc này, viên uống tổng hợp giúp cung cấp đầy đủ lượng vitamin cho cơ thể. Lượng vitamin uống hàng ngày tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng của mỗi người. Ở những người mắc loãng xương hay đã xác định thiếu vitamin D thì cần thiết bổ sung nhiều hơn. Đối với các đối tượng không mắc phải tình trạng thiếu hụt thì có thể bổ sung như sau:
Trẻ em, thanh thiếu niên: bổ sung 600 IU (đơn vị quốc tế) mỗi ngày;
Người trưởng thành dưới 70 tuổi: bổ sung 600 IU mỗi ngày;
Người già trên 70 tuổi: bổ sung 800 IU mỗi ngày;
Phụ nữ có thai hoặc cho con bú: bổ sung 600 IU mỗi ngày.
Như vậy, vitamin D có tác dụng gì? vitamin D rất quan trọng cho sự phát triển khỏe mạnh của cơ thể của chúng ta. Ngoài ra, nó còn đem lại lợi ích ngăn ngừa bệnh tật. Bổ sung vitamin đầy đủ là cần thiết, đặc biệt ở các đối tượng dễ bị thiếu hụt. Mọi người nên tham khảo với bác sỹ khi có bất kỹ triệu chứng nào báo hiệu thiếu hụt. Đồng thời tăng cường bổ sung vitamin D qua chế độ ăn và viên uống sẽ giúp cơ thể được khỏe mạnh.
Stonehenge Và Những Phát Hiện Mới Hấp Dẫn
Stonehenge vốn là thánh địa trên những trụ đá, công trình tượng đài cự thạch 4000 năm tuổi nổi tiếng ở Anh.
Các nhà khảo cổ học từ lâu vẫn luôn tranh cãi về việc liệu bãi đá cổ xưa kia được khép kín hoàn hảo hay nó vốn dĩ là một vòng tròn khuyết như ngày nay. Và họ đã tình cờ biết được câu trả lời cho tranh cãi này nhờ một ống phun nước quá ngắn của đội bảo tồn di tích. Ở bãi đá cổ Stonehenge, người ta sử dụng một hệ thống vòi phun nước để giữ cho lớp cỏ xanh tốt trong những đợt nắng nóng. Tuy nhiên, một trong những vòi phun đó lại quá ngắn, không thể đưa nước tới phần khiếm khuyết của vòng tròn đá khiến cho những vạt cỏ màu nâu héo úa bắt đầu xuất hiện.
Bãi đá cổ nổi tiếng
Daw, một thành viên trong đội bảo tồn là người đầu tiên phát hiện ra điều này. Anh đứng ở lối đi, quan sát bãi cỏ gần những phiến đá và suy nghĩ về việc giải quyết tình trạng bằng cách thay vòi phun cũ bằng một chiếc mới dài hơn. Daw nhận ra vị trí cỏ héo chính là nơi các nhà khảo cổ học đã nghiên cứu nhưng thất bại trong việc tìm ra dấu tích của các phiến đá nổi tiếng này.
Những sự thật kì bí vẫn chưa được khám phá
Những sự thật kì bí vẫn chưa được khám phá
Sau khi tới tiếp nhận, đội ngũ chuyên gia đã nhanh chóng tiến hành chụp lại hình ảnh bãi đá cổ Stonehenge từ trên cao đề phòng trường hợp trời đổ mưa và xóa sạch dấu vết của những vạt cỏ úa. Đồng thời, họ cũng ghi chép vị trí các vết nứt ở rìa phía tây hạt Wiltshire trên bản đồ. Trên đó, những mảng màu nâu được đánh dấu khớp với vị trí đứng của các phiến đá, nếu như chúng từng là một vòng tròn hoàn chỉnh.
Nhìn từ trên cao
Nhà sử học Greaney cũng nói thêm, những gì xảy ra với những phiến đá mất tích vẫn còn là một câu hỏi hóc búa chưa có lời giải đáp. Chúng có thể đơn giản đã bị di chuyển và sử dụng làm vật liệu xây dựng cho những ngôi nhà bản địa xa xưa, hoặc thậm chí là làm đường. Tuy nhiên, việc xuất hiện những đám cỏ úa do vòi phun nước quá ngắn càng cho thấy ít khả năng xảy ra giả thuyết cư dân thời cổ cố ý dựng lên bãi đá không hoàn chỉnh.
Vào lúc chiều tối trông thật huy hoàng
Hiện nay, các chuyên gia khảo cổ học chưa có ý định khai quật phần đất bên dưới những vạt cỏ úa màu nâu của Stonehenge ở Anh . Nhưng theo tổ chức Bảo tồn di sản Anh – cơ quan trực tiếp quản lý di tích Stonehenge, họ có thể sẽ tiếp tục không tưới nước khu vực này trong đợt nắng nóng tiếp theo với hi vọng có thể tìm ra dữ liệu mới giúp giải mã thêm các bí ẩn khác.
Đăng bởi: Mân Đào
Từ khoá: Stonehenge và những phát hiện mới hấp dẫn
Bạn Sẽ Bất Ngờ Khi Phát Hiện Ra Ai Là Người Sinh Ra Đầu Tiên Trên Thế Giới?
Sự sống đầu tiên trên Trái Đất đã xuất hiện từ hơn 3,5 tỷ năm trước. Chúng là những vi sinh vật vô cùng nhỏ, nhỏ đến mức không thể nhìn được bằng mắt thường. Vào thời điểm đó, các lục địa vẫn đang trong quá trình hình thành. Chưa có khí oxi tồn tại trong không khí. Các sự sống này trải qua quá trình tiến hóa, liên tục biến đổi thành nhiều dạng khác nhau. Trong khoảng 1 tỷ năm trước đây, sự sống không khác gì một lớp bùn nhầy bao phủ bề mặt trái đất. Trải qua hàng trăm triệu năm tiến hóa, những sự sống đầu tiên trên thế giới này dần sinh ra chúng ta – loài người.
Tông Người đầu tiên trên thế giới đã xuất hiện từ hàng triệu năm trước và trải qua quá trình tiến hóa rất dài. Có thể bạn chưa biết nhưng ngoài chúng ta, đã có những chủng người khác cùng nằm trong tông Người và tồn tại cách đây hàng thiên niên kỷ. Tuy nhiên, Homo sapiens là loài duy nhất thuộc tông Người còn sống đến ngày nay.Bộ xương có niên đại cổ nhất thuộc loài Homo sapiens. Có niên đại 300.000 năm và được tìm thấy tại Morocco.
Tại thời điểm cách đây 300.000 năm, người “hiện đại” vẫn còn chung sống với những chủng người khác là người Neanderthal và người Denisovan. Dựa trên những dấu tích còn sót lại. Người Neanderthal có những đặc điểm khá giống với Homo sapiens. Nhưng tại sao chỉ có chúng ta còn sống đến ngày nay? Các bằng chứng khảo cổ đã chứng minh rằng bộ não của chúng ta là thứ khiến chúng ta sống sót đến bây giờ. Người ta cho rằng Homo sapiens là loài duy nhất có tư duy sáng tạo, tư duy nghệ thuật và tư duy ngôn ngữ.
Một số bằng chứng khoa học được tìm thấy đã chỉ ra rằng người sinh ra đầu tiên trên thế giới chính là Australopithecus afarensis. Loài Australopithecus afarensis có ngoại hình rất khác so với chúng ta. Tuy nhiên họ cũng đứng thẳng và biết sử dụng công cụ lao động bằng đá. Bằng chứng khảo cổ học rõ nhất của nhận định này chính là bộ xương hóa thạch mang tên Lucy. Các nhà khoa học đã nghiên cứu bộ hóa thạch này và phác họa lại chân dung của Lucy lúc còn sống cách đây khoảng 3,18 triệu năm. Lucy có chiều cao tương đương với chúng ta ngày nay. Trên người có lông bao phủ và đã là người trưởng thành khi chết đi.
Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến đi ngược lại những kết luận trên bởi có một số điều chưa được làm rõ. Người ta tìm thấy hoá thạch của Lucy tại châu Phi và đây là bộ xương có rất nhiều bộ phận chi tiết. So với những bộ xương có cùng niên đại mà người ta tìm được thì bộ xương Lucy. Đem lại cái nhìn rõ nét nhất về ai là người sinh ra đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, vì bộ xương còn thiếu nhiều bộ phận nên rất khó để kết luận chắc chắn rằng người Australopithecus afarensis chính là tổ tiên của chúng ta – loài Homo sapiens hiện đại.
Châu Mỹ ở đâu? Ai là người đầu tiên tìm ra Châu Mỹ? Lịch sử hình thành và phát triển
Ấn Độ ở đâu? Ai là người tìm ra Ấn Độ? Những điều thú vị về đất nước này?
Ai là người tạo ra điện? Cách dòng điện được tạo ra? Vai trò của điện đối với sự phát triển của con người
Liệu bạn có bất ngờ khi phát hiện ra ai là người đã phát minh ra trường học?
Sự thật về Lê Thần Tông – Vị vua Việt Nam đầu tiên lấy vợ người phương Tây
Ong Đen: Vị Thuốc Từ Ong Với Công Dụng Bất Ngờ
Ong đen còn được gọi là Ong mướp, Ô phong, Hùng phong tượng phong, Trúc phong. Dược liệu còn có tên khoa học là Xylocoba dissimilis (Lep). Thuộc họ ong Apidae. Theo Đông y, tác dụng của Ong đen là thanh nhiệt, tả hỏa khử phong dùng trong những trường hợp sâu răng, miệng lở loét, đau cổ họng, trẻ con bị kinh phong.
Mô tảOng đen có nhiều tên gọi khác nhau với nhiều lý giải. Dược liệu được gọi là Trúc phong, trong đó trúc là cây tre, cây nứa; phong là con ong, vì con ong này sống trong đốt tre cho nên có tên như vậy. Còn gọi là Ong mướp vì thường thấy nó đến hút mật ở hoa mướp. Hùng là gấu, tượng là voi đều là những con vậy to vì ong này so với ong mật thì to hơn như con gấu đối với con voi nhưng con vật khác.
Ong đen có màu đen, thân to và tù, dài chừng 0.5 cm, toàn thân có lông mềm. Dược liệu có màu đen nhạt, phía lưng có lông màu vàng nhạt, chân ngắn, đen, cánh màu lam tím, óng ánh, mềm, nhìn qua được. Thường sống trong những hốc cây mục hay trong thân cây tre, cây nứa, có thể sâu tới 30 cm hay hơn.
Trong thân cây nứa, ong chia thành nhiều ngăn. Trong ngăn có phấn hoa và mật, đồng thời chúng dùng để đẻ trứng.
Phân bố, chế biếnOng đen sống khắp nơi, ở đồng bằng cũng như miền núi. Tuy nhiên tại nước ta dược liệu này còn ít được chú ý khai thác.
Tại miền Nam Trung quốc, người ta thường bắt Ong đen vào mùa thu đông, đây là mùa ong thường hay sống trong ống tre nứa. Sau khi xác định được vị trí của Ong, người ta nút kín ống tre hay ống nứa lại. Sau đó dùng lửa hơ nóng để ong chết, chẻ ra để lấy mà dùng.
Dược liệu này nếu bảo quản không kĩ rất dễ bị mốc mọt, nên cần phải sấy cho khô trước khi bảo quản. Không nên phơi nắng vì dễ làm dược liệu dễ hỏng và mốc mọt hơn. Ong đen có thể là một nguồn xuất khẩu quan trọng, cần chú ý khai thác hơn.
Thành phần hóa họcHiện tại chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về hoạt chất có trong dược liệu. Có thể người ta sử dụng chủ yếu là chất độc của nọc ong vì ong đen cũng có nọc, đốt cũng đau buốt như ong mật.
Ong đen là một vị thuốc được dùng từ lâu đời trong nhân dân. Theo tài liệu cổ, Ong đen có vị ngọt chua, tính hàn, không độc, quy vào 2 kinh Vị và Đại trường.
Tác dụng của Ong đen là thanh nhiệt, tả hỏa khử phong dùng trong những trường hợp sâu răng, miệng lở loét, đau cổ họng, trẻ con bị kinh phong.
Liều dùng hàng ngày: Dùng 2 đến 4 con tán nhỏ uống.
Chú ý: Theo tài liệu cổ, những người thể trạng hư hàn không nên dùng.
Dược liệu này được sử dụng nhiều trong các bài thuốc, cụ thể như sau:
1. Chữa viêm họng, đau họngViêm họng là một bệnh tương đối phổ biến trong cộng đồng, thường xuất hiện vào giai đoạn chuyển mùa hoặc vào mùa lạnh. Viêm họng thường biểu hiện với tình trạng họng đau, có thể kèm ngứa và gây khó nuốt.
Ong đen dùng kết hợp với dược liệu khác để chữa viêm họng. Dùng ong tán thành bột mịn kết hợp với Bằng sa (hàn the), mỗi vị phân lượng bằng nhau, trộn đều. Mỗi ngày dùng uống 1 – 4 g với nước ấm. Ngoài ra có thể hòa bột ong với tỷ lệ 1/10 với nước, dùng bôi vào chỗ hàng ngày.
2. Điều trị ung nhọt, lở loét lâu ngày không khỏiCó thể dùng Ong đen sấy khô, tán thành bột, rây mịn. Vệ sinh sạch sẽ vết thương, vết lở loét bằng nước muối hoặc lá trầu không. Rắc bột ong lên vết thương, mỗi ngày có thể thực hiện vài lần để tăng khả năng hồi phục.
3. Trị trẻ con động kinh, sốt cao, co giậtBệnh động kinh (dân gian còn gọi là giật kinh phong) là một bệnh lý mãn tính xảy ra do sự bất thường trong não bộ. Nó dẫn tới sự kích thích đồng thời một nhóm các tế bào thần kinh của vỏ não, gây ra sự phóng điện đột ngột và không thể kiểm soát.
Dân gian thường sử dụng dược liệu như sau: Ong đen 2 con, tán thành bột mịn, dùng sắc với 200 ml nước, đến khi cạn còn 50 ml thì dùng uống hết một lần trong ngày. Có thể gia thêm đường để cải thiện hương vị.
Bài viết trên đã cung cấp thêm thông tin về dược liệu Ong đen. Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về vị thuốc này. Quý độc giả không nên tự sử dụng dược liệu, cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cập nhật thông tin chi tiết về Phát Hiện Tác Dụng Mới Và Bất Ngờ Của Quả Đu Đủ trên website Vxsc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!