Bạn đang xem bài viết Phân Biệt 9 Loại Bệnh Hô Hấp Khác Nhau được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Vxsc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bệnh hô hấp chiếm tỷ lệ 30-55% bệnh lý trẻ em. Trung bình trẻ em dưới 5 tuổi mắc 3-10 đợt mỗi năm. Phần lớn bệnh hô hấp tự khỏi, khoảng 25% sẽ dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi.
Bác sĩ CKII Nguyễn Bạch Huệ, Trưởng khoa Nhi bệnh viện Quốc tế Thành Đô cho biết, dấu hiệu nhận biết các bệnh lý hô hấp là sốt nhẹ (38 độ C) hoặc sốt cao (39-40 độ C), ho khan, có đờm, ho từng cơn hoặc ho liên tục, chảy mũi, khó thở, thở rít, thở khò khè. Bên cạnh đó là các triệu chứng quấy khóc, đau đầu ở trẻ lớn, rối loạn tiêu hóa, nôn ói, đau bụng, chướng bụng, biếng ăn, tiêu chảy.
Dấu hiệu suy hô hấp: Thở nhanh so với lứa tuổi, thở rên, cánh mũi phập phồng, thở co kéo các cơ hô hấp, tím tái ở môi và các đầu chi, li bì hoặc mê sảng, sốt cao, bỏ ăn uống, khóc quấy nhiều.
Theo bác sĩ Bạch Huệ, bệnh hô hấp có thể dẫn đến các biến chứng tại chỗ như áp xe hoặc viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amiđan, áp xe thành họng ở trẻ nhỏ. Một số biến chứng gần như viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi. Các biến chứng xa nguy hiểm như viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng ngoài tim..
Ảnh: Lê Phương.
Phân biệt một số bệnh lý hô hấp thường gặp
1. Viêm mũi dị ứng
Là tình trạng viêm tại chỗ do niêm mạc mũi nhạy cảm với một hay nhiều tác nhân gây bệnh (dị ứng nguyên). Có hai loại viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm quanh năm.
Ở trẻ có bốn triệu chứng chính là chảy nước mũi trong và nhiều, nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi nhiều, có thể kèm theo ngứa mắt.
2. Viêm mũi họng
Thường xảy ra lúc trời lạnh (tháng 10 đến tháng 3). Tuổi dễ bị nhất là 3-6 tuổi. Có nhiều loại virus gây như cúm, á cúm, Adenovirus, Rhinovirus. Bệnh lây lan rất nhanh nhưng ít nguy hiểm, thường tự giới hạn trong 7-14 ngày.
Một số triệu chứng thường gặp:
– Trẻ có cảm giác khô mũi, hơi thở nóng trong ngày đầu, sau đó sổ mũi ào ạt.
– Ngày 2 trở đi, trẻ bắt đầu sốt 38-39 độ C.
– Ngày 3, sốt giảm có thể còn sốt nhẹ.
– Sau 7 ngày trẻ sẽ hết sốt, đôi khi đến ngày 10.
– Nghẹt mũi, sổ mũi, rát cổ, ho ói ra đàm, uể oải không chịu chơi, biếng ăn.
3. Viêm họng
Xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở lứa tuổi đi học, 3-15 tuổi, ít khi gặp ở trẻ dưới 3 tuổi.
Bệnh có thể do virus (80%) hay vi khuẩn: vi khuẩn thường là liên cầu khuẩn, virus thường là rhinovirus, coxsackie…
Dấu hiệu lâm sàng:
– Sốt, uể oải.
– Sổ mũi, nghẹt mũi.
– Ho rát họng, đau khi nuốt, đau lan lên tai.
– Đau cơ, khớp.
4. Viêm mũi amiđan cấp
Amiđan là tổ chức bạch huyết, ở hai bên họng rất dễ bị viêm nhất là ở trẻ dưới 6 tuổi, dễ chẩn đoán, phát hiện. Bệnh thường do vi khuẩn Hemophilus và Streptococcus.
Một số biểu hiện lâm sàng:
– Sốt, ho, đau họng, khó nuốt.
– Amiđan sưng đỏ, có mủ.
– Sờ hạch cổ: mềm, sưng đau hai bên.
– Có thể có biến chứng viêm tấy, áp xe quanh amiđan.
5. Viêm VA
Thường ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến 4 tuổi nhưng cũng có khi gặp ở trẻ lớn hơn.
Biểu hiện của bệnh:
– Trẻ bị sốt trên 38 độC.
– Chảy mũi: lúc đầu trong, loãng; sau nhầy, mủ.
– Trẻ cũng bị ngạt mũi.
– Bệnh thường kèm ho; nếu có biến chứng viêm phế quản, ho sẽ trở nên trầm trọng hơn nhiều.
– Ngoài ra có thể thấy trẻ mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc…
6. Viêm thanh khí phế quản cấp
Đây là tình trạng viêm phù nề cấp vùng hạ thanh môn. Thường do Parainfluenza virus (75%), sau đó là RSV, Adenovirus, Influenza virus, đôi khi do vi trùng như Mycoplasma pneumoniae. Xảy ra ở trẻ 3 tháng đến 6 tuổi (đỉnh 1-2 tuổi).
Bệnh nhân có thể có các dấu hiệu tắc nghẽn đường thở hoặc có nguy cơ dẫn đến tắc nghẽn đường thở nặng như lơ mơ, tím tái, vẻ mệt và kiệt sức, co lõm ngực nặng.
7. Viêm phổi
Là bệnh lý viêm của phổi do tác nhân nhiễm trùng.
Tác nhân:
– Phế cầu và Haemophillus influenzae thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi.
– Mycoplasma pneumoniae và phế cầu thường gặp ở trẻ trên 5 tuổi.
Lâm sàng: Sốt, ho, thở nhanh, khó thở.
X-quang là tiêu chuẩn chính của chẩn đoán. Tuy nhiên X-quang cũng không thể giúp phân biệt giữa viêm phổi do siêu vi và do vi trùng.
8. Viêm tiểu phế quản
Là bệnh lý viêm nhiễm cấp tính do siêu vi của các phế quản nhỏ & trung bình, xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.
Nguyên nhân do RSV, Adenovirus, parainfluenza, influenza virus, human metapneumovirus, mycoplasma… Bệnh khởi phát từ từ với sốt nhẹ, ho, sổ mũi, khò khè, khó thở (thường ngày 3 đến ngày 4).
9. Suyễn
Là tình trạng viêm mãn tính của đường thở kết hợp với tăng phản ứng của đường dẫn khí.
Chẩn đoán cơn suyễn:
– Tiền sử có cơn suyễn hoặc đã chẩn đoán suyễn hoặc khó thở giảm khi dùng Salbutamol.
– Lâm sàng: Ho, khò khè, khó thở.
– Khám: Nghe thấy tiếng ran rít, ran ngáy…
– Loại trừ nguyên nhân gây khò khè khác: dị vật đường thở, viêm tiểu phế quản.
Theo VNE
Phân Loại Trĩ &Amp; Các Phương Pháp Điều Trị Bệnh Hiện Nay
12-11-2010
– Trĩ ngoại (External hemorrhoids): là bệnh trĩ mà các búi trĩ xuất phát từ bên dưới đường lược và thường được che phủ bởi niêm mạc hoặc da ở rìa hậu môn.
– Trĩ vòng: khi có nhiều hơn ba búi trĩ và chiếm gần hết toàn bộ vòng hậu môn thì được gọi là trĩ vòng.
– Trĩ thuyên tắc: các mạch máu nơi có búi trĩ bị tắc nghẽn hay vỡ tạo thành các cục máu đông, gây đau đớn nhiều.
– Cấp độ 1: Búi trĩ chỉ phình lên, không sa ra ngoài. Có thể chảy máu khi đi tiêu.
– Cấp độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu và ngay sau đó tự tụt vào.
– Cấp độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài thường trực và khi lấy tay đẩy vào búi trĩ lại tụt ra.
2. Triệu chứng
+ Ngứa ở hậu môn # 30%
+ Sưng hậu môn # 15%
Nguyên nhân gây bệnh trĩ chưa được xác định chắc chắn. Các yếu tố sau đây được xem là yếu tố thuận lợi gây ra bệnh trĩ:
– Rối loạn thải phân như táo bón, tiêu chảy, hội chứng lị.
– Lái xe nhiều giờ trong ngày ( tài xế xe ô tô, xe gắn máy…)
– Mang thai
– Viêm nhiễm vùng hậu môn
– Di truyền
Muốn tránh bệnh trĩ hay làm nhẹ bệnh trĩ cần phải ngăn chặn các yếu tố làm thuận lợi việc phát sinh bệnh trĩ.
a. Chế độ ăn uống:
– Không nên dùng các thức ăn, thức uống có nhiều gia vị cay nóng như tiêu, ớt, hành tỏi, bia rượu.
b. Chế độ làm việc, sinh hoạt:
– Tránh ngồi lâu 1 chỗ, đứng thời gian dài.
– Không nên ngồi lâu trên bàn cầu tiêu.
– Tập thói quen đi tiêu đúng giờ giấc.
c. Phải điều trị ngay các bệnh lý làm rối loạn thải phân, bệnh lý vùng hậu môn.
d. Vệ sinh tốt vùng hậu môn
Cần phải khám để được tư vấn, hướng dẫn và điều trị ngay từ đầu vì:
– Làm giảm chất lượng cuộc sống, thiếu tự tin.
– Cần phải chẩn đoán và phân biệt bệnh trĩ và các bệnh nguy hiểm khác ở vùng hậu môn cũng gây chảy máu như bệnh ung thư trực tràng.
Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ của cả 2 nền y học đông y và tây y
A. ĐÔNG Y: có 3 hướng điều trị
2. Dạng ngâm: có các loại như hạt cau, hoàng bá, đảm phàn.
3. Thuốc bôi: thạch tín, phèn phi, thần sa, đảm phàn, băng phiến.
– Gây đau, nóng, rát rất nhiều và kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần thậm chí nhiều tháng do thuốc gây viêm loét hậu môn.
– Khi lành thường gây loét hậu môn.
1. Điều trị nội khoa
– Thuốc uống: Các loại thuốc có dẫn xuất từ chất Flavonoid. Thuốc có tính chất làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn và giảm phù nề.
** Nhược điểm: Điều trị nội khoa kết quả còn hạn chế, thường áp dụng cho các trĩ độ một, hai. Nếu không biết giữ gìn các chế độ ăn uống, sinh hoạt thì bệnh diễn tiến theo hướng nặng thêm.
2. Điều trị thủ thuật: Có nhiều cách để làm hạn chế búi trĩ mà không phải mổ
– Chích nước nóng vào các búi trĩ.
– Đông nhiệt bằng tia hồng ngoại lên các búi trĩ.
– Thắt dây thun.
– Nong hậu môn.
* Ưu điểm: ít đau đớn.
* Nhược điểm: Tái phát cao. Chỉ áp dụng cho các trĩ độ 1, 2 và một phần độ 3
Trên nguyên tắc có 2 loại phẫu thuật
+ Cắt từng búi trĩ: Phương pháp của bệnh viện Saint-Mark và những cải biên về sau.
Gần đây (khoảng hơn 10 năm) có phương pháp cắt khoang niêm mạc trực tràng bằng máy cắt (phương pháp LONGO) hay cải biên bằng cách khâu treo niêm mạc trực tràng với chỉ cũng cho kết quả tốt mà ít đau.
TÓM LẠI
– Cần phân biệt trĩ với bệnh vài bệnh ở hậu môn mà đặc biệt là bệnh ung thư hậu môn. Cần được phát hiện bởi bác sĩ chuyên khoa và cần chữa trị sớm và đúng cách.
– Người bệnh trĩ thường đến khám muộn, nhất là phụ nữ vì e ngại (khám khu vực kín đáo, nhạy cảm) và vì thờ ơ (cho rằng bệnh không quan trọng)
BS. PHAN TIÊU THU
Khoa Ngoại Tổng quát – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn
Phân Biệt 4 Loại Sữa Dưỡng Hada Labo Emulsion Nội Địa Nhật
Sữa dưỡng Hada Labo Emulsion là sản phẩm đình đám nhất trong dòng sữa dưỡng của hãng Hada Labo, đánh bật mọi đối thủ lotion ở phân khúc bình dân. Sản phẩm có 4 màu: xanh, vàng, trắng, đỏ với chức năng riêng biệt.
Elmusion/ sữa dưỡng là gì?Emulsion là một dạng sữa dưỡng, so với kem dưỡng da thì Emulsion lỏng hơn rất nhiều. Điểm khác biệt lớn nhất của Emulsion so với kem dưỡng chính là khả năng cung cấp nước cho da bên cạnh công dụng dưỡng ẩm, làm mềm da
Emulsion thẩm thấu qua da rất nhanh và không tạo cảm giác bí rít, khó chịu cho da, đặc biệt nếu dùng dưỡng da hàng ngày thì không lo đổ dầu do sữa dưỡng rất mỏng nhẹ
Sữa dưỡng elmusion của Hada Labo Nhật Bản có tốt không?
Dung tích: 140ml
Nhà sản xuất: Rohto-Mentholatum, Nhật Bản
Thành phần Sữa dưỡng Hada Labo EmulsionWater, Butylene Glycol, Glycerin, Disodium Succinate, Hydrolyzed Hyaluronic Acid, Hydroxyethycellulose, Methylparaben, PPG-10 Methyl Glucose Ether, Sodium Acetylated Hyaluronate, Sodium Hyaluronate, Succinic Acid.
Công dụng Sữa dưỡng ẩm Hada LaboSữa dưỡng ẩm Hada Labo Goku Jyun Hyaluronic Emulsion chứa thành phần SHA (Super Hyaluronic Acid) giúp cấp ẩm cao gấp 2 lần thành phần cấp ẩm hyaluronic acid thông thường, SHA sẽ thẩm thấu vào da, tăng cường độ ẩm tối đa ở lớp biểu bì, da bạn như được tưới nước, thêm sức sống, duy trì vẻ căng mọng, mềm mại. Kết cấu dạng sữa dưỡng nhanh chóng thấm sâu vào da, khắc phục tình trạng khô sạm da do mất nước, cho da luôn sáng mịn, săn chắc và ngăn lão hóa sớm, nuôi dưỡng làn da săn chắc từ sâu bên trong.
Sữa Dưỡng Ẩm Hada Labo Gokujyun Super Hyaluronic Acid Emulsion – 140ml với độ PH thấp, hạn chế tối đa gây kích ứng cho da, với thành phần lành tính không dầu, không hương liệu, không chất tạo màu, không cồn Hadalabo Gokujyun Hyaluronic Acid Moisturizing Emulsion xứng đáng là kem dưỡng ẩm để bất cừ cô gái nên có trong tủ đồ skin-care của mình.
Hiện nay trên thị trường Hada Labo có 4 sản phẩm với chức năng riêng biệt:
1/ Sữa dưỡng ẩm da HadaLabo Gokujyun ADVANCED NOURISH dòng dưỡng ẩm (màu trắng)Sản phảm chuyên biệt về dưỡng ẩm, giúp cung cấp độ ẩm và các dưỡng chất cho da. Sản phẩm phù hợp sử dụng trên 25 tuổi.
2/ Sữa dưỡng ẩm Hada Labo Gokujyun PERFECT WHITE dòng dưỡng trắng (màu xanh)Đây là dòng sản phẩm dùng cho những bạn muốn có một làn da trắng tinh khiết, phù hợp cho những bạn mới bắt đầu chăm sóc da (khoảng dưới 25 tuổi).
3/ Sữa dưỡng ẩm HadaLabo Gokujyun PRO ANTI AGING dòng dưỡng da chống lão hóa (màu đỏ)Giống như tên gọi, đây là sản phẩm chăm sóc và bảo vệ làn da chống lão hóa, ngăn ngừa quá trình hình thành vết nhăn, dành cho những phụ nữ bắt đầu tuổi trung niên.
4/ Sữa dưỡng ẩm HadaLabo Gokujyun GEL ALL IN ONE dòng dưỡng da chuyên sâu (màu vàng)Dòng sản phẩm chăm sóc da toàn diện, cung cấp các dưỡng chất bảo vệ da từ bên trong, ngăn ngừa chống lão hóa, đề lại một làn da trắng mịn cho các chị em.
Với chức năng toàn diện mà dòng sản phẩm Hada labo mang lại, sản phẩm đã đánh gục mọi khách hàng khó tính nhờ câu slogan ấn tượng của hãng: One drop locks up an Ocean” – Một giọt nước mang theo cả đại dương.
Cách dùng sữa dưỡng ẩm Hada labo Nhật Bản hiệu quảLấy một lượng sản phẩm vừa đủ ra bông tẩy trang, chấm đều lên trán, mũi, hai bên má và cằm, sau đó thoa đều ra toàn bộ khuôn mặt theo chuyển động tròn. Vỗ nhẹ để sản phẩm được hấp thụ hoàn toàn và da. Sử dụng mỗi sáng và tối, nên sử dụng kèm sản phẩm chống nắng vào buổi sáng. Dùng sau sữa rửa mặt và lotion Hadalabo.
Từ khóa:
hada labo lotion việt nam
review hada labo perfect white
review lotion hada labo nhật
review hada labo lotion
Đăng bởi: Trịnh Công Du
Từ khoá: Phân biệt 4 loại sữa dưỡng Hada Labo Emulsion nội địa Nhật
Phân Biệt Các Loại Pin Thông Dụng Hiện Nay Trên Thị Trường
Pin tiểu
Pin 2A (hoặc pin AA)
Pin AA (pin 2A) là loại pin thường dùng trong các thiết bị điện tử cầm tay như đồng hồ treo tường, điều khiển,…Đôi khi loại pin này còn được gọi là pin tiểu con Ó hoặc pin tiểu hay con Thỏ. Loại pin này được dùng phổ biến hơn loại 3A.
Pin AA thường có trọng lượng thì từ 23 gam, còn đường kính thì từ 13,5 đến 14,5 mm và chiều dài khoảng từ 49.2mm đến 50.5mm. Các thiết bị được thiết kế cho pin AA (pin 2A) thường chỉ có điện áp 1,5V.
Pin 3A (hoặc pin AAA)
Pin 3A đôi khi được gọi là pin đũa. Đây là loại pin khô có kích thước tiêu chuẩn thường được sử dụng trong các thiết bị điện tử cầm tay từ xa hoặc các thiết bị nhỏ như máy nghe nhạc MP3, máy ảnh kỹ thuật số, máy trợ thính,... Không giống như pin AA (2A), pin AAA (3A) thường sẽ nhỏ hơn với kích thước 44,5 x 10,5mm. Dung lượng của Pin 3A là khoảng khoảng 300 mAh.
Pin trung (còn gọi là pin C)Pin trung có kích thước 50 x 26mm, còn được gọi là pin C hoặc pin trung, thông dụng trên thị trường. Có dung lượng trung bình là khoảng 6000mAh.
Pin có hình trụ tròn và được sử dụng linh hoạt trong các thiết bị thông dụng như mồi lửa bếp ga, đài cát- sét,…Có 2 loại pin C chính: pin dùng một lần và pin sạc. Pin dùng một lần có nhiều loại chất liệu nhưng có hai loại chính là Carbon và Alkaline (kiềm).
Pin đại (hay còn gọi là pin D)Pin D hay còn gọi là pin LR20, đây là loại pin có dung lượng lớn nhất trong các loại pin hình trụ, với dung lượng tối đa lên tới 12.000 mAh, nên chúng rất phù hợp để sử dụng trong các mẫu đèn pin cỡ lớn. Pin thường có kích thước là 60 x 34mm.
Pin cúc áo (hay một số nơi gọi là pin điện tử)Pin nút áo là loại pin dẹt giống như một chiếc cúc áo, nhờ có kích thước nhỏ gọn nên nó thường được dùng làm nguồn điện cho các thiết bị, đồ dùng, vật dụng nhỏ như đồng hồ, đồ chơi,… Ngoài ra, bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy pin 3V trong bo mạch chủ máy tính, máy tính cá nhân,…
Pin có kích thước rất nhỏ với đường kính khoảng 20mm và chiều cao khoảng 2,9mm đến 3,2mm tùy thuộc vào kiểu máy. Pin cúc áo thường có dung lượng từ 110mAh đến 150mAh.
Pin Alkaline (pin kiềm)Pin Alkaline (pin kiềm) là loại pin được tạo thành từ kiềm kali hydroxit (KOH), kẽm (Zn) và mangan dioxit (MnO2). Trong đó bột kiềm kali hydroxit kết hợp với than hoạt tính đóng vai trò là dung môi điện phân, cực âm là kẽm và cực dương là MnO2.
Chúng được sản xuất với các kích cỡ sau: pin AA, pin cúc áo, pin AAA, pin 4LR44, pin 9V,… Pin Alkaline thường được sử dụng cho các thiết bị như máy ảnh, khóa vân tay, máy đo huyết áp,…
Pin lithiumPin lithium có hai loại: pin lithium metal (không thể sạc lại) và pin lithium-ion (có thể sạc lại). Pin sử dụng lithium ở dạng kim loại nguyên chất làm vật liệu điện cực âm và sử dụng dung dịch điện phân chống dính.
Pin lithium được sử dụng cho các thiết bị như nhiệt kế, bút laser, khóa ô tô từ xa,… Đồ chơi điều khiển từ xa cũng sử dụng pin lithium. Pin thường thấy ở các loại pin cúc áo, pin con thỏ, pin 2A hoặc 3A, …
Pin kẽm – carbonĐây là loại pin rất thông dụng, được bán nhiều nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay. Pin carbon có thành phần là kẽm, kẽm oxit và carbon, với chi phí sản xuất thấp nên được bán rẻ và có thể dễ dàng mua ở bất cứ đâu, phù hợp với các thiết bị tiêu thụ điện năng thấp như đồ chơi, đồng hồ, điều khiển từ xa … Các loại pin carbon thông dụng như pin con thỏ, pin con én,…
Tháo pin khỏi thiết bị điện khi không sử dụngCách để giảm rò rỉ hóa chất từ pin là tháo pin khi không sử dụng và bảo quản pin ở nơi khô ráo khi không sử dụng. Vì đây là một hiện tượng tự nhiên, ngay cả khi bạn mua pin tốt nhất, nó vẫn sẽ bị tan chảy như các loại pin khác, chỉ là nó xảy ra chậm hơn.
Kiểm tra hạn sử dụng của pinBạn cũng nên kiểm tra các thiết bị sử dụng pin thường xuyên để tránh rò rỉ hóa chất làm hỏng chúng.
Advertisement
Bạn có thể kiểm tra pin còn hay hết, bằng cách lấy từng viên pin và thả thẳng đứng trên một mặt phẳng, sau đó quan sát. Nếu pin bị nảy lên, nó đã tiêu hao ít nhất 50%. Còn nếu pin không nảy lên thì có nghĩa là pin mới và vẫn còn đầy năng lượng, trên 80% mức năng lượng.
Cách xử lý khi viên pin đã hết pinPin tiểu thường khi hết pin, bạn không thể sạc lại mà chỉ có một vài mẹo để tận dụng nguồn năng lượng của pin như: phơi dưới nắng trong 1 tiếng, dùng kìm bóp dẹp pin,…
Pin sau khi sử dụng được xếp vào danh sách những chất thải nguy hại và khó phân hủy. Nên sau khi sử dụng hết pin, bạn hãy lấy một chiếc lọ thủy tinh hoặc lọ nhựa sạch, rỗng và đặt chúng vào bên trong để không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và lưu ý để xa tầm tay trẻ em.
Và cứ mỗi năm một lần, bạn hãy giao những lọ thủy tinh đựng pin này cho người thu gom rác và thông báo pin đã sử dụng để họ chăm sóc đúng cách theo quy định. Hoặc đưa đến những nơi thu gom pin để xử lý gần nhà của bạn.
Phân Biệt Vàng 9999, Sjc, 999 Và Vàng 24K, 2023 Loại Nào Đắt Hơn?
Có khá nhiều loại vàng khác nhau được lưu hành trên thị trường, khiến khách hàng bị rối trong việc phân biệt chúng. Đa phần, họ thường nhầm lẫn các loại vàng có giá trị cao với nhau, chẳng hạn: vàng 9999, vàng 24k, vàng 999, vàng 99,…
Bạn thường nghe đến vàng 9999 và vàng SJC nhưng không biết hai khái niệm này có giống nhau không, có cùng chỉ một loại vàng hay không. Cùng tìm hiểu ngay bên dưới:
Vàng 9999 là gì?
Vàng 9999 được biết đến là loại vàng nguyên chất, có giá trị cao nhất trên thị trường hiện nay. Loại vàng này có độ tinh khiết đến 99,99%, còn 0,01% còn lại là tạp chất hay các hợp kim khác.
Vàng 9999 còn được gọi với một số cái tên khác, đó là: vàng 4 số 9, vàng 10 tuổi, vàng 24k, vàng nguyên chất,…. Vàng 9999 có giá trị cao, nên thường được nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là các nhà đầu tư lựa chọn để tích trữ sinh lời.
Vàng SJC là gì?
SJC không phải là một loại vàng mà là tên gọi của một nhà cung cấp vàng nổi tiếng – Công Ty TNHH Một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn. Để xây dựng thương hiệu của mình, công ty này cũng đã cung cấp nhiều loại vàng có khắc ký hiệu SJC. Vì thế, nhiều người vẫn thường gọi: vàng miếng SJC, vàng thỏi SJC,…
Không chỉ cung cấp vàng nguyên chất, SJC còn là đơn vị chuyên bán các loại trang sức chất lượng như: dây chuyền, hoa tay, lắc tay, vòng tay dạng kiềng,…
Tóm lại, SJC là một thương hiệu vàng – vàng 9999 là loại vàng nguyên chất. Tuy nhiên, tại SJC bạn cũng có thể tìm thấy vàng 9999 với số lượng lớn, chất lượng tốt và giá thành bình ổn.
Nhiều khách hàng thường thắc mắc, tại sao vàng SJC lại đắt hơn vàng 9999? Có phải vàng SJC có độ tinh khiết cao hơn không?
Thực chất, mỗi đơn vị vàng đều có bán các loại vàng khác nhau, trong đó có vàng 9999. Và đương nhiên, mỗi nơi sẽ có một mức giá khác nhau, tùy vào thương hiệu. Nguyên nhân khiến vàng SJC đắt hơn vàng 9999 là bởi:
+ Đây là một thương hiệu vàng nổi tiếng, chuyên sản xuất vàng miếng.
+ Các sản phẩm trang sức vàng tại SJC thường có chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn.
+ SJC công ty mua bán vàng, nên giá thành cũng sẽ được tính theo phương thức kinh doanh.
Khi đầu tư bất kỳ sản phẩm nào, chắc chắn bạn sẽ cân nhắc kỹ lưỡng về nhiều mặt để có được lợi nhuận cao, đối với vàng cũng thế. Vậy, nên mua vàng 9999 hay vàng SJC?
Đa phần, vàng SJC sẽ có mức giá cao hơn so với vàng 9999. Tuy nhiên, vàng SJC là vàng miếng, lại ít mất giá. Bạn chỉ cần theo dõi biến động giá vàng thị trường cho thật kỹ lưỡng thì khi mua vàng SJC sẽ dễ có lợi nhuận hơn nhiều so với vàng 9999 thông thường.
Đồng thời, tại công ty/ đại lý của SJC bạn có thể tùy ý lựa chọn cho mình loại vàng miếng từ 1 chỉ đến 5 chỉ, tùy vào nhu cầu tích trữ. Bạn có thể mua theo số tiền nhàn rỗi của mình, cất và chờ giá vàng tăng để bán ra.
Vàng miếng SJC có những loại cơ bản sau đây:
Vàng miếng SJC 1 chỉ
Vàng miếng SJC 2 chỉ
Vàng miếng 5 SJC 5 chỉ
Vàng miếng SJC 1 lượng
Vàng miếng SJC 10 lượng
Vàng miếng SJC 1kg
Về cơ bản, vàng 999 cũng gần giống với vàng 24k. Bởi, hàm lượng vàng nguyên chất trong hai loại vàng này cũng tương đương nhau. Cụ thể:
Vàng 999 là loại vàng có độ tinh khiết đạt 99,9%, đây chính là tỉ lệ vàng nguyên chất có trong tổng thể, phần còn lại là kim loại khác.
Vàng 24k sẽ có tỉ lệ vàng nguyên chất cao hơn, chiếm 99,99%. Loại vàng 24k còn được gọi là vàng 9999, vàng nguyên chất hay vàng 4 số 9.
Như vừa chia sẻ, vàng 999 có tỉ lệ vàng nguyên chất 99,9%, thấp hơn vàng 24k một chút. Vì thế, mức giá của vàng 999 cũng sẽ thấp hơn vàng 24k một chút. Tuy nhiên phần lớn, hai loại vàng này có giá trị tương đương, cũng khó có thể nhận biết độ tinh khiết thực chất bên trong. Nếu muốn mua được vàng 999 hoặc vàng 24k chính hiệu thì bạn nên tìm đến các địa chỉ uy tín như SJC hoặc PNJ.
Nhiều người không biết vàng 24k và vàng 9999k khác nhau chỗ nào, loại nào đắt hơn. Thực chất, vàng 9999k hay vàng 24k đều là tên của 1 loại vàng có độ tinh khiết đạt 99,99%. Hai loại vàng này đều được lựa chọn để mua tích trữ sinh lời dưới dạng miếng và thỏi. Về giá trị, vàng 9999 và vàng 24k tương đương nhau, chỉ khác nhau về tên gọi mà thôi.
Ngoài vàng 9999, vàng 999 thì vàng 99 cũng là một trong những cái tên được khá nhiều người nhắc đến. Tuy nhiên, loại vàng này có độ tinh khiết như thế nào? giá trị ra sao?…. lại là những thông tin mà bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng. Cụ thể:
Vàng 99 ít được lưu hành trên thị trường. Loại vàng này thường được gọi với cái tên khác là vàng 2 số 9. Về cơ bản, vàng 99 sẽ có hàm lượng vàng nguyên chất đạt 99%, thấp hơn so với vàng 999 hay vàng 9999. Tuy nhiên, loại vàng này cũng có giá trị cao, nằm trong top vàng có khả năng tích trữ sinh lời tốt.
Nếu bạn muốn mua vàng 2 số 9 thì có thể đến các công ty vàng uy tín như SJC, PNJ, Bảo Tín Min Châu,… Tại đó, bạn sẽ có nhiều hơn một loại vàng để có thể lựa chọn. Đồng thời, khi mua vàng 99 tại những địa chỉ này bạn sẽ không lo mất giá.
Cũng như SJC, PNJ được biết đến là một thương hiệu vàng nổi tiếng hiện nay, với tên gọi đầy đủ là Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận. Tất cả các loại vàng như: 24k, 18k, 14k, 10k,… khi gắn thương hiệu PNJ đều có giá trị cao. Hơn nữa, PNJ cũng là địa chỉ bán vàng miếng, vàng thỏi, có mức giá bình ổn nhất thị trường. Đây chính là một trong những địa chủ mua bán vàng được khá nhiều nhà đầu tư lựa chọn.
PNJ cũng cung cấp rất nhiều loại vàng khác nhau, chẳng hạn:
Vàng 18k, vàng 24k, vàng 22k,…. Những loại vàng này có thể là dạng miếng hoặc thiết kế trang sức. 100% vàng tại PNJ đều có chất lượng tốt. Với trang sức vàng thì sẽ có độ thẩm mỹ, tinh xảo và đẹp mắt riêng. Vì thế, PNJ cũng là một trong những thương hiệu vàng nổi tiếng mà nhiều khách hàng đồng hành.
Thương hiệu vàng
Mua vào
Bán ra
GIÁ VÀNG SJC
SJC 1l, 10l
55.800.000
56.150.000
SJC 5c
55.800.000
56.170.000
SJC 2c, 1c, 5 phân
55.800.000
56.180.000
Vàng nhân SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ
52.100.000
52.800.000
Nữ trang 99,99% 0.5 chỉ
52.100.000
52.800.000
Nữ trang 99,99%
51.700.000
52.500.000
Nữ trang 68%
33.786.000
35.789.000
GIÁ VÀNG DOJI
DOJI lẻ
55.780.000
56.180.000
DOJI buôn
55.780.000
56.180.000
GIÁ VÀNG PHÚ QUÝ
Vàng miếng SJC
5.585.000
5.620.000
Vàng miếng SJC nhỏ
5.545.000
5.620.000
Nhẫn tròn trơn Phú Quý 9999
5.190.000
5.275.000
Thần tài Phú Quý 9999
5.190.000
5.275.000
Vàng 9999
5.170.000
5.270.000
Vàng 999
5.160.000
5.260.000
Trang sức 99
5.120.000
5.220.000
Lưu ý:
Bảng giá vàng trên cập nhật ở thời điểm hiện tại, có thể tăng giảm tùy vào từng thời điểm
Giá vàng mỗi địa chỉ bán sẽ có sự chênh lệch khác nhau
Tùy vào nhu cầu của mình mà bạn có thể lựa chọn loại vàng tương ứng.
Với các thông tin trên, bạn sẽ biết được Sự khác biệt vàng 9999, SJC, 999 và vàng 24K, loài nào đắt hơn? Đây là những kiến thức cần thiết để bạn có thể dễ dàng mua sắm vàng với các mục đích riêng của mình. Để mua được loại vàng tốt nhất, bạn hãy ưu tiên lựa chọn các thương hiệu uy tín như PNJ, DOJO, SJC,…
5/5 – (2 bình chọn)
Sự Khác Nhau Giữa Mùi Tây Và Rau Mùi
Mùi tây và rau mùi đều là những loại rau thơm, thoạt nhìn, hai loại thảo mộc xanh mướt này trông như anh em sinh đôi. Mọi người thường nhầm lẫn chúng với nhau và nhiều người tự hỏi liệu chúng có thể hoán đổi cho nhau hay không?
Lá rau mùi có hình tròn hơn, còn lá mùi tây thì nhọn
Mùi tây (Petroselinum crispum) và rau mùi (Coriandrum sativum) là hai loại rau thơm, lá màu xanh tươi, mọc trên thân dài và mảnh, chúng cùng thuộc họ Hoa tán (Apiaceae). Người dân một số vùng gọi rau mùi là ngò rí và mùi tây là ngò tây.
Mặc dù mùi tây và rau mùi có nhiều điểm giống nhau nhưng bạn có thể phân biệt bằng cách kiểm tra lá của chúng. Lá rau mùi có hình tròn hơn, còn lá mùi tây thì nhọn. Tuy nhiên, cách tốt nhất để phân biệt cả hai là ngửi chúng. Mùi tây có hương thơm của thảo mộc nhẹ nhàng tươi mát, trong khi rau mùi có hương cam quýt, cay nồng hơn nhiều. Một số người mô tả mùi và vị của lá rau mùi tươi giống như mùi xà phòng. Đó là bởi vì chúng chứa các hợp chất aldehyde.
Mọi người sử dụng cả hai loại thảo mộc thường xuyên để tạo mùi thơm và điểm nhấn trong các món ăn, nhưng chúng cũng có lịch sử sử dụng lâu dài trong y học cổ truyền.
Ngò tây và ngò tây đều giàu vitamin, rất ít calo, protein, carbs và chất béo
Giá trị dinh dưỡng Mùi Tây Rau mùi
Lượng calo 10 calo 6 calo
Chất đạm 1 gam 1 gam
Carbohydrate 2 gam 1 gam
Chất béo Rất ít Rất ít
Vitamin K 574% nhu cầu hàng ngày 109% nhu cầu hàng ngày
Vitamin C 62% nhu cầu hàng ngày 13% nhu cầu hàng ngày
Vitamin A 47% nhu cầu hàng ngày 38% nhu cầu hàng ngày
Vitamin B9 11% nhu cầu hàng ngày 4% nhu cầu hàng ngày
Hàm lượng vitamin K trong rau mùi tây rất đáng chú ý. Chỉ 28 gram cung cấp gần 6 lần nhu cầu hàng ngày được khuyến nghị cho loại vitamin này. Vitamin K đặc biệt quan trọng đối với quá trình đông máu khỏe mạnh và giúp xương chắc khỏe.
Ngoài các chất dinh dưỡng trên, cả hai loại thảo mộc đều giàu các hợp chất phenolic. Đây là những chất chống oxy hóa có thể bảo vệ tế bào và DNA của cơ thể tránh khỏi sự tổn thương do quá trình oxy hóa.
Nhiều nghiên cứu cho thấy lợi ích sức khỏe của mùi tây và rau mùi
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng các hóa chất thực vật xuất hiện tự nhiên trong các loại thảo mộc này có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau [1], [2], [3] như:
– Giảm lượng đường trong máu
– Giảm cholesterol
– Giúp ngăn ngừa cục máu đông
– Ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn và nấm
– Giảm huyết áp và sỏi thận bằng cách hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu
– Giảm đau
– Giảm thiểu co thắt đường ruột
Advertisement
Phương pháp và các nguyên liệu trong món ăn có thể ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng của mùi tây và rau mùi
Cả hai loại thảo mộc đều tạo thêm màu xanh lá cây tươi sáng cho các công thức nấu ăn. Tuy nhiên, do bởi hương vị rất khác nhau mà không phải lúc nào vị này cũng có thể thay thế vị này cho vị kia trong công thức nấu ăn.
Thân và lá của rau mùi rất thơm, lá rất mềm trong khi thân cứng hơn một chút. Bạn có thể cắt nhỏ và sử dụng cả thân và lá của loại thảo mộc này. Hương vị rau mùi trọn vẹn nhất nếu ăn sống chứ không phải nấu chín hoặc sấy khô. Phổ biến nhất là thêm rau mùi vào bước cuối cùng khi nấu ăn hoặc dùng trang trí cho món ăn được đẹp mắt. Ngoài ra, một số nơi còn sử dụng để tạo hương vị cho nước sốt salad hoặc nước chấm rau.
Mùi tây là một loại thảo mộc linh hoạt hơn vì hương vị thân thảo, tươi mát. Nó là một thành phần chủ yếu trong các công thức nấu ăn của Trung Đông như tabbouleh, giúp bổ sung thêm hương vị cho hầu hết mọi món súp, món hầm, nước sốt hoặc nước xốt. Không giống như rau ngò, mùi tây vẫn giữ được hầu hết hương vị khi nấu chín. Vì vậy, bạn có thể thêm nó vào các món ăn trong quá trình nấu nướng hoặc sử dụng nó như một vật trang trí để tăng thêm hương vị và màu sắc. Thân cây có thể ăn được, nhưng một số người thấy dai hoặc đắng và chỉ thích dùng phần lá.
Khi bạn sử dụng 2 loại thảo mộc này trong công thức nấu ăn, phương pháp nấu ăn và các thành phần khác được sử dụng có thể ảnh hưởng đến hàm lượng chất dinh dưỡng và các hợp chất có lợi cho sức khỏe khác của các loại thảo mộc này. Nấu rau mùi tây và rau mùi làm giảm một số chất chống oxy hóa nhất định nhưng lại làm tăng lượng của chất chống oxy hóa khác. Đun nhỏ lửa làm tăng hàm lượng chất chống oxy hóa của chúng, trong khi xào và nướng sẽ làm giảm các chất đó.
Thêm chúng vào những công thức nấu ăn có chứa một số chất béo, chẳng hạn như dầu ô liu, bơ hoặc nước cốt dừa sẽ giúp làm tăng lượng vitamin Kmà cơ thể hấp thụ từ những loại rau này.
Hy vọng qua bài viết trên giúp bạn có thể phân biệt được rau mùi và mùi tây cũng như biết khi nào nên sử dụng chúng cho món ăn của mình để có được chất dinh dưỡng tối đa cũng như hương vị món ăn trọn vẹn nhất.
Nguồn: Healthline
Nguồn tham khảo
Bioactive Properties and Phenolic Compound Profiles of Turnip-Rooted, Plain-Leafed and Curly-Leafed Parsley Cultivars
Coriander (Coriandrum sativum L.) and its bioactive constituents
Parsley: a review of ethnopharmacology, phytochemistry and biological activities
Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Biệt 9 Loại Bệnh Hô Hấp Khác Nhau trên website Vxsc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!