Xu Hướng 9/2023 # Ngôi Cổ Tự Danh Tiếng Ở Nha Trang # Top 15 Xem Nhiều | Vxsc.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Ngôi Cổ Tự Danh Tiếng Ở Nha Trang # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Ngôi Cổ Tự Danh Tiếng Ở Nha Trang được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Vxsc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Chùa Linh Sơn ở đâu?

Chùa Linh Sơn hay còn có tên gọi khác là Tổ Đình Linh Sơn, là một trong những ngôi chùa Nha Trang lâu đời có địa chỉ tại thôn Hiền Lương, xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Chùa nằm gần cầu Hiền Lương nên du khách khi tới tham quan, lễ chùa có thể dễ dàng tìm thấy.

Từ trung tâm thành phố Nha Trang bạn đi theo hướng Trần Phú, đi hết cầu Trần Phú thì rẽ sang đường Tôn Thất Tùng tới Lạc Thiện. Sau đó đi dọc theo QL1A đến Vạn Hưng, lái xe thêm khoảng 1km là tới chùa Linh Sơn. Đây là quãng đường ngắn nhất để tới chùa (khoảng 60km), thời gian di chuyển khoảng 1h30 – 2h15, tùy thuộc bạn đi ô tô hay xe máy.

2. Lịch sử hình thành chùa Linh Sơn Nha Trang

Khi mới thành lập, chùa có tên là Sa Long Tự, sau đó được đổi tên thành Linh Sơn Tự vào năm 1867 Triều Tự Đức 21 và được sử dụng cho đến ngày nay.

3. Tham quan gì ở chùa Linh Sơn Cổ Tự?

Chùa Linh Sơn không chỉ là nơi thờ cúng mà còn là địa điểm du lịch tâm linh Nha Trang được nhiều du khách lựa chọn. Khi tới tham quan Linh Sơn Tự, bạn có thể kết hợp với các địa điểm du lịch gần đó có trong bản đồ du lịch Nha Trang để tiết kiệm thời gian di chuyển.

3.1. Địa điểm du lịch tâm linh Nha Trang yên tĩnh

Linh Sơn Cổ Tự là ngôi chùa đẹp ở Nha Trang với cảnh sắc hữu tình. Phía trước là dòng sông Hiền Lương xanh mát, phía Tây có hồ sen và đồng lúa bát ngát, xa xa có núi non trập trùng. Sân chùa rộng, vườn có nhiều cây xanh cổ thụ tỏa bóng mát, mang đến không gian yên tĩnh, thoáng đãng cho khách hành hương cũng như du khách tới tham quan.

3.2. Kiến trúc cổ xưa độc đáo của chùa Linh Sơn Tự

Bên cạnh khung cảnh yên tĩnh, trang nghiêm thì kiến trúc cổ xưa độc đáo của chùa Linh Sơn cũng là điểm nhấn thu hút du khách.

Linh Sơn Tự là ngôi chùa đã trải qua 8 đời truyền thừa nhưng đến nay vẫn còn giữ được bản Sắc tứ của triều vua Bảo Đại. Đặc biệt, trên quả chuông cổ cao 1m tại chùa có ghi năm chú tạo “Cảnh Hưng nhị thập nhị niên, Tân Tị, bát nguyệt”. Có thể nói, đây đều là những cổ vật quý giá mang ý nghĩa lịch sử cho đến ngày nay.

3.3. Chiêm ngưỡng cây đại thụ hơn 300 năm tuổi

Cây đại thụ hơn 300 tuổi tại chùa Linh Sơn là nơi mà bạn không thể bỏ lỡ khi tới địa điểm du lịch Nha Trang này. Cây Kén nằm phía sau chùa với thân cây cao vút, tán cây rộng và rậm lá. Đây cũng chính là gốc cây mà ngài Đại Bửu ngồi tu trước khi thành lập Linh Sơn Tự.

Ngoài ra, còn có một cây xoài và một cây kén phía bên tay phải chùa cũng đều được trồng lâu năm, mang lại bóng mát cũng như không gian trong lành, thanh tịnh chốn cửa Phật.

Du lịch Nha Trang ngoài việc tham quan, ngắm cảnh thì lựa chọn địa điểm lưu trú phù hợp cũng vô cùng quan trọng. Hệ thống khách sạn Vinpearl Nha Trang với phòng ốc sang trọng và đa dạng, tiện nghi đầy đủ chuẩn 5 sao.

Ngoài ra, khách sạn còn sở hữu vị trí đắc địa rất thuận tiện để bạn khám phá các điểm du lịch nổi tiếng khác của Nha Trang như: Tháp Bà Ponagar, Con Sẻ Tre, Thác Yang Bay, Tứ Bình và thưởng thức đặc sản Nha Trang nổi tiếng như: bún cá Nha Trang, yến sào,… Nghỉ dưỡng tại Vinpearl Nha Trang sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm tốt nhất trong chuyến đi của mình.

Đăng bởi: Quảng Phạm

Từ khoá: Tham quan chùa Linh Sơn – Ngôi cổ tự danh tiếng ở Nha Trang

Nồng Nàn Hương Vị Nem Nướng – Đặc Sản Nha Trang Danh Tiếng

Đến Nha Trang, du khách không chỉ tắm biển, ngắm cảnh đẹp mà còn khám phá và thưởng thức những món ăn độc đáo chỉ có ở vùng đất này. Trong đó, nem nướng – món ăn đặc sản Nha Trang được du khách thập phương ưa chuộng bởi vị khác lạ và thơm ngon.

Nem nướng Nha Trang (Ảnh sưu tầm)

Nem nướng là món ăn khá quen thuộc ở mọi vùng miền trên cả nước. Tuy nhiên, mỗi nơi, nem lại mang hương vị đặc trưng riêng. Tại Nha Trang, nem nướng thuộc vào hàng danh thực, trở hành món ăn ngon tại Nha Trang không thể thiếu đối với người dân địa phương cũng như khách du lịch. Khác với loại nem danh tiếng ở Bình Định được gói bằng lá ổi hay nem Thủ Đức được gói bằng lá vong, nem Nha Trang có vị chua đặc trưng riêng nhờ vào lá chùm ruột.

Đặc trưng của nem nướng Nha Trang (Ảnh sưu tầm)

Để có một món ăn đặc sản Nha Trang, nem nướng được chế biến từ thịt đùi còn nóng của những con heo lớn, sau đó dùng chày hoặc máy xay giã nhuyễn rồi giả sơ lại, trộn chung thịt với gia vị tỏi, tiêu, da heo thái nhỏ theo công thức riêng. Sau đó, người dân địa phương gói lại bằng lá chùm ruột và để vài ngày cho lên men.

Địa điểm ăn uống Nha Trang dễ tìm thấy món nem này nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Lợi, Hoàng Văn Thụ, Lê Thành Phương, Trần Đường… Đông khách nhất là quán Đặng Văn Quyên và Ngọc Tiên, có khoảng hai chục tiệm bán nem phục vụ từ chiều đến tối.

Quán nem nướng Nha Trang (Ảnh sưu tầm)

Như một đặc trưng của quán nem Nha Trang, thực khách sẽ thưởng thức một đĩa nem chua và chả lụa được để sẵn trên bàn trong khi đợi món nem nướng. Nem được ăn kèm với tỏi và nước chấm gồm ớt, tỏi, đường, nước mắm pha sệt. Một phần nem nướng khá cầu kỳ gồm khoảng 6 – 8 miếng thịt băm lụi tương ứng với số lượng miếng bánh tráng chiên giòn.

Các loại rau sống tươi cũng được chủ quán đem lên để ăn kèm với* món ngon Nha Trang* này. Tùy theo mùa, rau có thể được bày ra gồm: tần ô, xà lách, dưa leo, chuối chát, dấp cá, hẹ, húng quế, khế (hoặc xoài sống)… Thậm chí, một số quán còn có thêm dưa chua và hành chua để thực khách không bị ngấy.

Một phần nem nướng đúng điệu Nha Trang (Ảnh sưu tầm)

Bên cạnh hương vị được tẩm vào nem, nước chấm cũng là phần quyết định đến chất lượng món ăn. Nước chấm ngon phải hội đủ 4 vị: chua – cay – mặn – ngọt. Kèm theo đó là hương thơm của nhiều loại rau hợp thành mới đúng vị của món ăn đặc sản Nha Trang.

Thưởng thức nem nướng (Ảnh sưu tầm)

Với món nem nướng, bạn có thể thưởng thức tại chỗ hoặc mua về làm quà tặng cho người thân bởi hương vị này chỉ có ở thành phố biển Nha Trang xinh đẹp. Nếu được du lịch Nha Trang, bạn đừng nên bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món nem nướng này cùng gia đình và bạn bè của mình.

Đăng bởi: Lê Phương Anh

Từ khoá: Nồng nàn hương vị nem nướng – đặc sản Nha Trang danh tiếng

Linh Sơn Cổ Tự – Ngôi Chùa Có Lịch Sử Lâu Đời Nhất Ở Vũng Tàu

Linh Sơn cổ tự là ngôi chùa nổi tiếng của mảnh đất du lịch Vũng Tàu, nơi lưu giữ thờ phụng nhiều tượng phật có giá trị ngàn năm.

Tọa lạc tại số 104 đường Hoàng Hoa Thám, phường 2, thành phố du lịch Vũng Tàu, Linh Sơn cổ tự là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng mà bất cứ du khách đều ghé qua khi chọn du lịch Vũng Tàu là điểm đến.

Là một ngôi chùa có bề dày lịch sử, Linh Sơn cổ tự tuy không đồ sộ, rộng lớn nhưng là ngôi chùa lâu đời nhất của thành phố. Thời kỳ đầu chùa được xây trên triền núi nhỏ nhưng đến năm 1919 khu vực này bị người Pháp chiếm dụng để xây hoa tiêu ở. Đến năm 1921 chùa được bốn vị tín chủ cúng dưỡng đất xây dựng tại vị trí hiện tại. Chùa ban đầu được làm bằng tre nứa, ngói âm dương và vách cót. Hơn mười năm sau đó, Hoà thượng Thích Tịnh Viên dời toàn bộ ngôi chùa sang khu đất dối diện gần đình Thần Thánh Tam với quy mô và khang trang như ngày nay.

Linh Sơn cổ tự là công trình kiến trúc hài hòa sân vườn, ao sen, những gốc sứ cổ thị ngào ngạt hương thơm quyện vào không gian tĩnh lặng thoáng mát lộng gió quanh năm. Giống như nhiều ngôi chùa khác tại Việt Nam, cổng chùa Linh Sơn cổ tự được trang hoàng bởi đôi lưỡng long tranh châu, tiếp đến là những bậc tam cấp lên chính điện chùa, chiêm bái 100 pho tượng Phật thiếp vàng. Trong chính điện luôn nghi ngút khói hương trầm mặc.

Nơi đây không chỉ ấn tượng bởi những mái ngói cong vút mà còn hấp dẫn du khách bằng pho tượng Phật Thích Ca cổ bằng đá sa thạch ước tính được tạo tác từ thế kỷ thứ 7 đang thờ trong chính điện. Theo tương truyền, trong khi đi kiếm củi ở núi Lớn tình cờ đoàn ghe chài từ miền Trung vào đánh cá ở bãi Trước phát hiện hai pho tượng Phật bằng đá nằm vùi dưới đất trên sườn núi gần bãi Dâu. Họ đào lên rồi hôm sau làm lễ xin đem về. Người dân địa phương biết tin vội kéo đến xem và cho rằng đó là di tích lịch sử của địa phương nên thương lượng giữ pho tượng lớn thỉnh về thờ tòa nhà chính điện Linh Sơn cổ tự ngày nay. Còn pho tượng nhỏ đưa về huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi (nay chưa rõ tung tích).

Linh Sơn cổ tự được Bảo tàng Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật vào ngày 03/08/1991. Trong chùa đang lưu giữ các giá trị văn hóa cổ: Tượng phật Thích Ca bằng đá và tượng phật Di Lặc bằng đồng. Tượng được thờ trong chính điện với 12 pho tượng khác.

Đăng bởi: Hoàng Yến

Từ khoá: Linh Sơn Cổ Tự – Ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất ở Vũng Tàu

Đến Nha Trang Thăm Ngôi Nhà Xưa Ông Hai Thái

Khu bảo tồn di tích Nhà xưa ông Hai Thái thuộc xã Suối Tiên, huyện Diên Khánh (tỉnh Khánh Hòa), cách thành phố Nha Trang 23 km. Nơi đây không chỉ sở hữu những di tích kiến trúc cổ xưa độc đáo, mà còn là địa điểm du lịch thú vị, làm nên nét phong phú riêng có cho tỉnh Khánh Hoà.

Nhà xưa Ông Hai Thái

Tọa lạc trên vùng đất rộng khoảng 1,8ha của xã Suối Tiên, huyện Diên Khánh, TP. Nha Trang, đây là một quần thể nhiều ngôi nhà xưa dựa trên cơ sở một ngôi nhà cổ mà người dân trong vùng vẫn gọi là nhà ông Hai Thái hay sở đồn điền ông Hai Thái. Theo tài liệu ghi lại tại khu bảo tồn di tích này thì từ những năm 1850 cả vùng Suối Tiên là rừng núi, hoang sơ, dân cư quanh năm sống trong cảnh đói khát vì thiếu nước, nhiều người phải bỏ đất ra đi. Giữa lúc đó, ông Nguyễn Đình Thái hay còn gọi là Hai Thái từ xã Vĩnh Trung lên Suối Tiên để khai hoang lập ấp. Ông đã khai phá, thiết lập hệ thống dẫn nước từ ngọn nguồn suối Tiên về tưới cho đồng ruộng ở khu vực này.

Một góc nhà xưa

Giếng cổ

Du khách có thể đến đây theo tour của khách sạn Yasaka hoặc đi xe máy từ Nha Trang (mất khoảng 30 phút). Trên con đường làng, không khí thật trong lành, phảng phất mùi cỏ ướt. Những cánh đồng lúa xanh rì, những mái nhà phía xa núp sau những hàng cau, mây sớm la đà trên những đỉnh núi, phong cảnh vùng Diên Khánh thật nên thơ.

Phong cảnh nên thơ ở nhà xưa

Với sự đầu tư khá công phu, trong khuôn viên khu du lịch còn có những ngôi nhà cổ được đưa từ những nơi khác về như ngôi nhà cổ hơn trăm tuổi với 142 cột, mái ngói âm dương là nơi hội tiệc; các gian nhà cổ khác trưng bày nhiều sản phẩm nghệ thuật như gỗ lũa, đá… hay các vật dụng làm nghề truyền thống của Nha Trang như chằm nón, dệt chiếu… Khu bảo tồn di tích Nhà xưa ông Hai Thái không đơn thuần là một di tích kiến trúc, nơi đây còn là một khu du lịch lý thú, hội tụ nhiều điểm tham quan độc đáo.

Gian bếp xưa

Trong không gian rộng 18.000m­2 này, ngoài ngôi nhà cổ của ông Hai Thái, còn có một “bộ sưu tập” các ngôi nhà cổ độc đáo ở Khánh Hòa như: nhà cổ 142 cột, hai gian nhà cổ khác được di dời từ Diên Sơn (Diên Khánh) về đây, hệ thống nhà sàn Tây Bắc, một quần thể làng nghề truyền thống (chằm nón, đan cói, làm chiếu, chế tác gỗ lũa…), phòng trưng bày gỗ lũa, đá nghệ thuật,… cùng nhiều dịch vụ giải trí khác như spa thảo dược, phòng nghỉ, cắm trại dã ngoại, tham quan hệ thống thuỷ lợi, câu cá, đi xe bò, chơi đá gà, đá dế… Ẩm thực cũng là một nét độc đáo ở đây. Các gian hàng được bố trí và bày biện theo kiểu các sạp hàng ở chợ quê ngày trước, với nhiều món ăn dân dã như: bánh xèo, bánh ướt, bánh cuốn, các loại bánh ít, xôi chè, bánh chuối, các loại chè… tất cả đều mang hương vị vùng miền riêng của Khánh Hoà. Tại khu du lịch cũng có những dịch vụ vui chơi như đá cá, bi-da, spa, nhà hàng với các món ăn dân dã của vùng quê Diên Khánh hay đặc sản biển Nha Trang… Có những phòng nghỉ dân dã phục vụ khách ở lại qua đêm. Với quần thể du lịch khép kín, khu du lịch nhà cổ ông Hai Thái là điểm tham quan, cắm trại lý tưởng cho các bạn trẻ ngày cuối tuần, là nơi hoàn toàn thư giãn cho những ai muốn bỏ phố về quê để hít thở không khí trong lành. Nơi này cũng rất phù hợp cho một đám cưới kiểu xưa lãng mạn như trong phim ảnh…

Theo Thảo Nguyễn (Wiki Travel)

Đăng bởi: Thiên Nhã Trần Mai

Từ khoá: Đến Nha Trang thăm ngôi nhà xưa ông Hai Thái

Chùa Phước Hưng – Ngôi Chùa Cổ Tuyệt Đẹp Ở Sa Đéc

Phước Hưng Cổ tự còn được gọi là chùa Hương, gọi tắt của biển hiệu chùa Minh Hương

Phước Hưng Cổ tự còn được gọi là chùa Hương, gọi tắt của biển hiệu chùa Minh Hương, tọa lạc tại số 461 đường Hùng Vương, ngay trung tâm thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Pháp. Đây là một công trình kiến trúc nghệ thuật vô cùng đặc sắc gắn liền sự ra đời của Phật giáo tại đô thị cổ Sa Đéc 300 năm.

Cổng vào chùa

Chùa Phước Hưng do nhóm người Hoa thuộc hội Minh Hương đến đất Sa Đéc sanh cơ lập nghiệp dựng để thờ Phật vào năm 1838. Thời gian sau được đồng bào Hoa-Việt trùng tu lại đầy đủ và tiện nghi hơn, nay còn gốc hai chữ chùa Hương Sa Đéc.

Chùa được dựng vào năm 1838

Chùa đã qua sáu đời trụ trì. Hòa thượng Minh Phước cho mở rộng Đông lang, Tây lang năm 1854. Hòa thượng Như Diệu cho trùng tu ngôi chánh điện năm 1882. Hòa thượng Vạn Hiển đã cho in kinh Kim Cang, Phổ Môn, Địa Tạng… bằng chữ Hán khắc gỗ năm 1919. Hòa thượng Vĩnh Tràng phát nguyện ra tận Hà Nội thỉnh chiếc mõ lớn nặng khoảng 15 kg. Hòa thượng Vĩnh Đạt trụ trì từ năm 1962 đã tổ chức trùng tu, mở rộng ngôi chùa, như xây lại Tây lang, xây đài Quan Âm, cổng tam quan… Hòa thượng đã được cử làm Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Tháp 2 nhiệm kỳ 1981 – 1984 và 1984 – 1987. Thượng tọa Thích Thiện Huệ kế tục trụ trì từ năm 1987 tiếp tục công cuộc trùng tu ngôi chùa, tái tạo Đông lang, xây dựng hội trường Trường cơ bản Phật học Đồng Tháp….

Chùa Hương được thiết kế theo hình chữ Sơn

Chùa Hương được thiết kế theo hình chữ Sơn. Đây là truyền thống kiến trúc chùa của người Trung Hoa lẫn Việt nam từ lâu đời.

Chùa có tất cả 8 mái, theo cấu trúc 2 cấp.

Chùa có tất cả 8 mái, theo cấu trúc 2 cấp. Phía trên đều lợp ngói âm dương truyền thống như những ngôi chùa thuở xưa. Xung quanh có hình đắp nổi, cỏ cây hoa lá chim muông đủ loại, lại thêm tứ linh Long, Lân, Qui, Phụng theo kiểu Trung quốc. Tất cả đều kết hợp hài hoà giữa sắc màu, vật liệu xây dựng, trong đạo có đời, trong âm có dương, như ánh trăng ảo huyền lung linh diễm lệ.

Mái chùa cổ kính rêu phong

Qua cửa Đông Lang để vào chánh điện du khách sẽ gặp hai câu đối nghe như âm vang chí nguyện của người xưa. Bên trong Đông Lang là phòng tiếp đón khách thập phương, kế đến là tổ điện gồm 05 gian bố trí 3 đường để chư tăng thọ trai mỗi ngày.

Họa tiết trang trí tinh xảo đẹp mắt

Giữa tổ điện phía trong trai đường là bàn thờ chư liệt vị tổ sư và các vị trụ trì. Những di ảnh, linh vị đều nằm trong chiếc khánh bằng gỗ sơn son, thếp vàng chạm trỗ hoa văn rất sắc sảo.

Bên trong tổ điện

Trước tổ điện treo một bức hoành phi cạm trỗ rất công phu, giữa là 03 chữ Bát Nhã Đường nổi bật trên nền mai, lan, trúc, bướm, quạt, cuốn thư, giấy bút… Phía trái của chánh điện là Tây Lang vừa để tiếp tăng khách và cũng là nơi lưu giữ các sách kinh.

Cách thức thờ phượng của chùa theo lối cổ, tôn nghiêm gồm hai bộ Tam Thánh Tây Phương cực lạc (Phật A-Di-Đà và Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí), đặc biệt có một pho tượng A-Di-Đà bằng đất sét thếp vàng có niên đại hơn trăm năm, không nung nhưng vẫn chắc chắn tới nay.

Cách thức thờ phượng của chùa theo lối cổ

Trong số các pháp khí có giá trị phải nói đến chiếc mõ tụng kinh chạm hình song ngư tuyệt đẹp và một chiếc mõ khác nặng khoảng 15kg được Hòa Thượng Vĩnh Tràng phát nguyện ra tận Hà Nội thỉnh về. Khi đi cũng như lúc về, Ngài đều đi bộ, đội mõ trên đầu, mỗi bước chân là một tiếng A Di Đà Phật.

Chiếc mõ tụng kinh chạm hình song ngư tuyệt đẹp

Đặc biệt nhất là những bản gỗ khắc chữ để in những Kinh, Luật của thời Hòa thượng Vạn Hiển (tiền nhiệm Trụ trì đời thứ 3). Hòa thượng đã cho xuất bản các Kinh, Luật như : Kim Cang, Pháp Hoa (phẩm Phổ Môn), Địa Tạng trọn bộ, A Di Đà, Tỳ Ni Nhật Dụng Yếu Lược, Sa Di Luật Giải . . . Hiện nay ở Phước Hưng còn bảo quản một bản kinh Kim Cang. Gần một thế kỷ mà nét vẫn đẹp, sắc rõ, giấy vẫn khá trắng và bền. Các bản gỗ còn nguyên vẹn do làm bằng loại gỗ tốt.

Xung quanh chùa được bày trí, dựng các tiểu cảnh thiên nhiên

Bên ngoài khuôn viên chùa là khoảng sân rộng được bày trí, dựng các tiểu cảnh thiên nhiên, tạo không gian thoáng đãng thanh bình. Khách vừa đến đây đã cảm thấy trút được ngay bao những lo toan, ưu phiền ngoài đời. Hằng năm cứ vào ngày 19 tháng 7 âm lịch, chùa lại tổ chức lễ giỗ tưởng nhớ hòa thượng Thích Minh Phước, vị sư trụ trì đầu tiên của chùa.

Nếu có dịp du lịch Đồng Tháp, bạn nhớ ghé đến tham quan, vãn cảnh Chùa Phước Hưng, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi và khám phá những nét đẹp về kiến trúc văn hóa, truyền thống nơi đây.

Đăng bởi: Thảo Đồng Phương

Từ khoá: Chùa Phước Hưng – Ngôi chùa cổ tuyệt đẹp ở Sa Đéc

Chùa Ốc Nha Trang, Ngôi Chùa Này Có Gì Thu Hút Khách Du Lịch

Tại sao được gọi là Chùa Ốc?  Được xây dựng cách thành phố Nha Trang 35km về phía Nam, chùa Ốc có tên thật gọi là chùa Từ Vân. Ngôi chùa độc đáo có tuổi đời hơn 5 thập kỷ được chính tay các nhà sư xây dựng thủ công vào năm 1968. Được sử dụng các nguyên vật liệu xây dựng từ vỏ sò, ốc để xây nên được gọi là Chùa Ốc.

Nằm nổi bật giữa trung tâm thành phố Cam Ranh, chùa Ốc không chỉ là chốn tu thành thanh tịnh. Mà còn là địa điểm thu hút vô vàn các tăng ni phật tử gần xa cũng như lượng du khách đến thăm quan ngày càng đông. Ngay cổng chùa, bạn cũng cảm nhận được không gian yên tĩnh, thanh tịnh của chốn cửa Phật. Với con thuyền Bát Nhã được làm từ ốc có độ cao ba tầng và dài hơn 9m, trong lòng thuyền là tam bảo của cửa Phật, đặt ngay trước cổng chùa. Đi vào trong một chút, phía bên phải được đặt các pho tượng Phật và các hình thù trang trí độc đáo.

Điểm nổi bật nhất của Chùa Ốc là tháp Bảo Tích với độ cao 39m cao chót vót. Được xây dựng hoàn toàn bằng san hô, vỏ ốc, vỏ sò xếp chồng lên nhau, công trình mang đậm dấu ấn của đất biển. Tháp cũng được xây dựng bằng các vỏ sò, ốc với thời gian hoàn thành lên đến 5 năm và hiện đang có độ cao đứng đầu Việt Nam.

Nếu nhìn từ bên ngoài vào, tháp nổi bật với 49 tiểu tháp hình chóp, bên trong các tiểu tháp có các tượng Phật nghìn tay nghìn mắt được sắp xếp một cách cong phu, cùng với đó là 8 cửa tượng trưng cho “Bát Chánh Đạo”.

Tháp Bảo Tích được thiết kế hai tầng, tầng trên để thờ Phật, tầng dưới dành cho khách thăm quan. Bước vào tòa tháp, bạn như chìm xuống đáy đại dương mênh mông với thế giới các loài ốc, sò san hô rực rỡ và nhiều hình thù lạ mắt, cùng với những nét hoa văn được xếp một cách tỉ mỉ từ các vỏ ốc, vỏ sò….

Ngoài ra, đến với ngôi chùa có một không hai này bạn sẽ được trải nghiệm một cuộc tham quan xuống lòng đất có tên gọi là “mười tám tầng địa ngục”. Lối xuống chỉ vỏn vẹn 0,5 km đâm xuyên thẳng xuống lòng đất, với các con đường được xây dựng bằng vỏ của ốc, sò, san hô và vẽ các hình phạt khổ sai nhằm khuyên răn con người sống hướng thiện.

Sau khi vượt qua 18 tầng địa ngục nhắc con người hướng thiện. Bạn sẽ được đi qua cầu Nại Hà như một sự chứng thực vượt qua các ải khổ và trở lại trần gian thanh tịnh qua cửa miệng con rồng lớn.

Ngoài các địa điểm trên, tham quan cảnh chùa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng đôi rồng được làm từ các vỏ sò, vỏ ốc khác nhau đầy bởi sự xậy dựng của các nghệ nhân. Các tượng Phật lớn nhỏ, cảnh Phật Đản sanh, Phật xuất gia, Phật thành đạo, Phật chuyển pháp luân và Phật nhập niết bàn.

Nguồn: Tổng hợp từ internet

Đăng bởi: Töàn Văn

Từ khoá: Chùa ốc Nha Trang, ngôi chùa này có gì thu hút khách du lịch

Cập nhật thông tin chi tiết về Ngôi Cổ Tự Danh Tiếng Ở Nha Trang trên website Vxsc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!