Bạn đang xem bài viết Mách Bạn 14 Lễ Hội Lớn Đầu Năm Để Cầu Bình An, May Mắn được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Vxsc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tham gia các lễ hội lớn đầu năm là một truyền thống văn hóa đặc trưng của người Việt từ bao đời nay. Trên khắp mọi miền đất nước, ai nấy đều tìm đến những lễ hội, chùa chiền… để khám phá những vẻ đẹp của thiên nhiên, sông núi, tìm hiểu về văn hóa, con người, cũng như cầu bình an, may mắn cho gia đình trong năm mới.
Lễ hội đầu xuân ở miền Bắc
Mỗi năm, cả nước có khoảng 9000 lễ hội lớn nhỏ, đa phần tập trung ở miền Bắc. Trong đó, nổi tiếng, độc đáo hơn cả là các lễ hội:
Chùa Hương
Hội đền Hùng
Hội chùa Bái Đính
Chợ Viềng
Hội đền Trần
Lễ hội Yên Tử
Hội bà chúa Kho
Hội chọi trâu Hải Lựu
Lễ hội chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội)Lễ hội lớn đầu năm phải nhắc đến trước tiên là hội chùa Hương (Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội). Hội chính thức bắt đầu vào ngày 6/1 và kéo dài đến tháng 3 Âm lịch. Vãn cảnh chùa Hương, du khách không chỉ cảm nhận không gian yên bình của núi, sông mà còn để cầu một năm mới an lành.
Để vào chùa, trước hết bạn sẽ ngồi thuyền xuôi dòng suối Yến thơ mộng trong khoảng 1 giờ. Sau đó, bạn có thể đi cáp treo hoặc đi bộ khoảng 2km để lên động Hương Tích – di tích nổi tiếng nhất trong quần thể chùa Hương.
Lễ hội lớn đầu năm – chùa Hương thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.
Ngoài động Hương Tích, du khách cũng không nên bỏ qua những địa điểm như:
Đền Trình
Chùa Thiên Trù
Động Tiên Sơn
Chùa Giải Oan
Đền Trần Song
Chùa Hinh Bồng
Lễ hội chùa Bái Đính (Gia Viễn, Ninh Bình)Lễ hội chùa Bái Đính – ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á diễn ra từ ngày mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 Âm lịch. Đây là một trong những lễ hội lớn đầu năm thu hút nhiều du khách thập phương nhất.
Phần lễ diễn ra các nghi thức:
Thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không
Lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn
Đánh trống, đánh chiêng khai hội
Ngoài những hoạt động mang tính chất văn hóa tâm linh như rước kiệu, viết thư pháp… phần hội chùa Bái Đính còn diễn ra các hoạt động tâm linh tín ngưỡng như:
Tổ chức lễ cầu nguyện quốc thái dân an
Thả chim phóng sinh
Biểu diễn trống hội, hát chèo…
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng diễn ra vào đêm mùng 7, rạng sáng ngày mùng 8 tháng Giêng ở 4 huyện của tỉnh Nam Định. Đó là:
Vụ Bản
Nam Trực
Nghĩa Hưng
Mỹ Lộc
Trong đó, nổi tiếng và thu hút khách nhiều nhất là chợ Viềng Vụ Bản và chợ Viềng Nam Trực. Từ chiều ngày mùng 7, ở hai nơi này, du khách đã nô nức kéo về. Chợ Viềng bán khá nhiều đồ, song phổ biến vẫn là cây cảnh, đồ lưu niệm, dụng cụ làm vườn…
Theo kinh nghiệm truyền tai, du khách có thể dạo chơi khu chợ từ chiều đến tối. Tuy nhiên, để “mua may cầu lành”, chỉ nên mua khi đã rạng sáng ngày mùng 8 (qua 0h).
Cây cảnh là một trong những mặt hàng chính ở chợ Viềng Nam Định. Ảnh Internet
Lễ hội đền Trần (Nam Định)Lễ khai ấn đền Trần được tổ chức tại đền Trần phường Lộc Vương, thành phố Nam Định vào đêm 14 và ngày 15 tháng Giêng. Đây là lễ hội lớn đầu năm nhằm tri ân công đức 14 vua Trần.
Đa phần du khách tham gia lễ hội đều mong muốn có một tờ ấn để cầu thăng quan tiến chức, thành đạt trong công việc.
Ngoài lễ khai ấn, hội đền Trần diễn ra các hoạt động như đấu vật, múa rồng, chọi gà, ném vòng cổ chai…
Lễ hội bà chúa Kho (Bắc Ninh)Lễ hội bà chúa Kho (làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, T.P Bắc Ninh) khai hội vào ngày 14 tháng Giêng. Đây là lễ hội lớn đầu năm mà giới kinh doanh, làm ăn buôn bán không thể bỏ qua trong dịp năm mới. Đầu năm đi vay Bà chúa Kho, cuối năm trả nợ trở thành một phong tục lâu đời tại Việt Nam.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)Hội Yên Tử diễn ra từ ngày mùng 10 tháng Giêng và kéo dài hết 3 Âm lịch tại xã Thượng Yên Công, TP.Uông Bí, Quảng Ninh. Lễ hội thu hút rất nhiều người hành hương tìm đến cõi Phật để thể hiện đức tin, cầu tài, cầu lộc và du xuân, vãn cảnh…
Để leo lên núi Yên Tử, bạn có thể đi bằng đường bộ hoặc đi cáp treo. Những địa điểm nổi tiếng không nên bỏ qua là:
Chùa Đồng
Chùa Hoa Yên
Suối Giải Oan
Chùa một mái
Chùa Giải Oan
Lễ hội chùa Yên Tử, Quảng Ninh. Ảnh Internet
Lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ)Lễ hội Đền Hùng (Giỗ Tổ Hùng Vương) là lễ hội lớn đầu năm thu hút hàng triệu du khách từ mọi miền Tổ quốc. Bởi mỗi người con Việt Nam đều luôn ghi nhớ câu ca dao:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba”
Trong thời gian diễn ra lễ hội, nhiều hoạt động được tổ chức long trọng như:
Dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng
Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân
Dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ
Rước kiệu về Đền Hùng
Với mục đích tưởng nhớ và biết ơn các vua Hùng – những vị vua đầu tiên của dân tộc, lễ hội đền Hùng ngày nay đã được nâng lên thành Giỗ Quốc Tổ, được tổ chức quy mô vào những năm chẵn.
Lễ hội chọi trâu Hải Lựu (Vĩnh Phúc)Lễ hội chọi trâu (xã Hải Lựu, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) diễn ra vào ngày 17 tháng Giêng Âm lịch. Đây là lễ hội chọi trâu lâu đời nhất Việt Nam.
Nếu như ở nhiều nơi, trâu chọi được nuôi theo hộ gia đình, thôn xã, thì ở Hải Lựu, trâu được nuôi theo dòng họ. Theo đó, trâu chọi chỉ được một gia đình tiêu biểu nhất trong họ nuôi dưỡng. Để được cả họ đồng ý, gia đình đó phải là gia đình văn hóa, không có mâu thuẫn và có kinh tế khá giả.
Người dân thập phương đến Hải Lựu không chỉ để xem trâu chọi mà còn để sống trong không khí sôi động, cuồng nhiệt của một lễ hội lớn đầu năm. Đồng thời, họ hy vọng được thưởng thức và mang về làm quà một chút thịt trâu chọi, mong may mắn và sức khỏe cả năm.
Theo tương truyền, lễ hội chọi trâu ở Hải Lựu diễn ra từ thế kỷ 2 TCN. Ảnh Internet
Lễ hội ở miền Trung
Dù không đa dạng và quy mô như ở miền Bắc song các lễ hội đầu xuân ở miền Trung cũng mang đậm bản sắc dân tộc, đồng thời có những nét độc đáo riêng.
Lễ hội Đống Đa (Bình Định)Lễ hội Đống Đa được tổ tại Bảo tàng Quang Trung, thị trấn Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định. Đây là dịp để tưởng nhớ công ơn các thủ lĩnh trong phong trào Tây Sơn, đặc biệt là anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ. Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 4 – 5 tháng Giêng.
Bên cạnh những nghi lễ truyền thống, lễ hội lớn đầu năm ở miền Trung này còn tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian như:
Trống trận Tây Sơn
Thi đấu võ thuật
Các trò chơi dân gian: đua thuyền, hát tuồng…
Lễ hội làng Sình (Phú Vang, Huế)Diễn ra vào ngày 9 – 10 tháng Giêng, lễ hội làng Sình là hội vật truyền thống mang nét văn hóa đặc trưng của xứ Huế. Không chỉ mang yếu tố tâm linh, đấu vật ở làng Sình còn là một hoạt động thể hiện tinh thần thượng võ, kích thích việc rèn luyện sức khỏe, lòng dũng cảm, đặc biệt với lớp trai trẻ.
Đấu vật ở hội làng Sình. Ảnh Internet
Lễ hội Vía Bà (An Nhơn, Bình Định)Hội Vía Bà diễn ra vào ngày 17 tháng Giêng, tại xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ công ơn của bà Đỗ Thị Tân – bà đỡ đã giúp nhiều sản phụ trong vùng sinh con dễ dàng, được “mẹ tròn, con vuông”.
Ngoài các nghi lễ như nhi tế lễ, dâng hương, hội Vía Bà cũng có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao như múa lân, múa rồng…
Lễ hội lớn ở miền Nam
Ở miền Nam, các lễ hội lớn đầu năm tiêu biểu nhất là:
Lễ hội núi Bà Đen
Lễ hội bà Chúa Xứ
Hội chùa Bà Thiên Hậu
Lễ hội núi Bà Đen (Tây Ninh)Là một trong những lễ hội mùa xuân lớn nhất phía Nam, lễ hội núi Bà Đen (Linh Sơn Thánh Mẫu) diễn ra từ ngày 10 – 15 tháng Giêng.
Hầu hết du khách đến trẩy hội đều cầu nguyện Thánh Mẫu phù hộ cho gia đạo tốt lành, gặp nhiều may mắn, tai qua nạn khỏi.
Ngoài hành hương lễ Phật, du khách còn được thử thách bản thân trong chặng đường leo núi Bà Đen ở độ cao 968m.
Lễ hội chùa bà Thiên Hậu (Bình Dương)Hội Chùa Bà Thiên Hậu không chỉ là hoạt động văn hóa của người Hoa mà còn thu hút nhân dân trong và ngoài tỉnh đến chùa cầu bình an, tài lộc. Tâm điểm là Lễ cúng Vía Bà diễn ra vào lúc nửa đêm 14 đến sáng 15 tháng Giêng. Sau đó, Kiệu Bà sẽ được rước đi quanh trung tâm thành phố Thủ Dầu Một cùng đội múa lân. Tại nơi Kiệu Bà đi qua, người dân mọi người làm lễ cầu phúc, cầu lộc cho năm mới.
Rước Kiệu Bà quanh thành phố Thủ Dầu Một tại lễ hội chùa bà Thiên Hậu. Ảnh Internet
Lễ hội bà Chúa Xứ (An Giang)Là lễ hội mang đậm bản sắc cư dân vùng sông nước Nam Bộ, lễ hội Bà Chúa Xứ (lễ Vía Bà) được tổ chức từ đêm 23 – 27/4 Âm lịch, tại Miếu Bà Chúa Xứ, phường Núi Sam, huyện Châu Đốc. Đây là một lễ hội lớn đầu năm ở miền Tây Nam Bộ, là dịp để tỏ lòng thành kính Bà Chúa Xứ – Bà mẹ của xứ sở Châu Đốc.
Chính lễ của lễ hội Vía Bà Chúa Xứ gồm các lễ:
Phục hiện rước tượng Bà từ đỉnh Núi Sam xuống Lăng Miếu
Tắm Bà
Túc yết và Xây Chầu
Chánh tế
Hồi sắc
Trong đó, quan trọng nhất là Lễ tắm Bà, diễn ra vào khuya ngày 22/4.
Bên cạnh đó, lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ đặc sắc như:
Múa lân sư rồng, đua thuyền rồng
Biểu diễn văn nghệ của các tỉnh, thành
Trình diễn nhạc ngũ âm Khmer cùng với hát Bội truyền thống
Đăng bởi: Nguyễn Tươi
Từ khoá: Mách bạn 14 lễ hội lớn đầu năm để cầu bình an, may mắn
Kinh Nghiệm Đi Bái Đính Vãn Cảnh Cầu May Đầu Năm
Cẩm nang Kinh nghiệm đi Bái Đính Bái Đính có gì?
Với nhiều kỉ lục như ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á, tương Phật bằng đồng nặng nhất Châu Á, ngôi chùa có hành lang La Hán dài nhất Châu Á… du khách sẽ choáng ngợp trước sự đồ sộ, hùng vĩ của khu Bái Đính mới. Nhưng bên cạnh đó, chùa Bái Đính cổ với tuổi đời hơn nghìn năm cũng ghi ấn tượng đặc biệt với bất kì ai khi đến đây.
Bái Đính mang vẻ đẹp truyền thống pha lẫn hiện đại, nhiều du khách đến đây xem Bái Đính như một địa chỉ du lịch tâm linh vãn cảnh đẹp. Từ cổng Tam quan đi vào khu Bái Đính mới, bạn sẽ được đặt chân lên hành lang La Hán với hơn 500 vị La Hán bằng đá xanh, mỗi người lại có những biểu cảm sinh động khác nhau. Bước vào điện Pháp chủ, chiêm bái pho tượng Phật bằng đồng lớn nhất Châu Á hay vãn cảnh ngôi Bảo Tháp cao 100m nơi đặt những viên xá lợi Phật quý, bức tượng Phật bằng đá Cam pu chia được tặng bởi quốc gia láng giềng.
Để tới ngôi chùa Bái Đính cổ, du khách trải qua cuộc hành hương từ dưới chân núi lên tới lừng chừng núi, con đường gập ghềnh không dễ đi. Chùa Bái Đính cổ là đại diện tiêu biểu cho kiến trúc chùa hang Ninh Bình, hang Sáng thờ Phật – hang tối thờ Tiên và Mẫu – đền thờ thần Cao Sơn và thánh Nguyễn (người có công sáng lập ra ngôi chùa này).
kinh nghiệm đi Bái Đính mùa lễ hội
Từ những ngày đầu tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch hàng năm, lượng lớn du khách từ khắp mọi miền về Bái Đính tham gia lễ hội Bái Đính – lễ hội khai màn cho mùa lễ hội Ninh Bình.
Mỗi năm, Bái Đính thu hút hàng nghìn người đổ về đây, không chỉ là điểm tâm linh, nhiều người còn kết hợp du lịch, du xuân đầu năm, cầu may ở Bái Đính và các điểm du lịch khác ở Ninh Bình như ngồi thuyền du xuân Tràng An, thăm cố đô Hoa Lư hay nghỉ dưỡng du lịch sinh thái vườn quốc gia Cúc Phương, du lịch sinh thái Thung Nham.
Di chuyển tới Bái ĐínhBạn di chuyển tới thành phố Ninh Bình. Với vị trí giao thông thuận lợi, tiếp giáp với nhiều tỉnh thành của miền Bắc, việc di chuyển đến Ninh Bình không hề khó. Khoảng cách Hà Nội – Ninh Bình 90km, là nút giao thông nới liền các tỉnh Nghệ An – Thanh Hóa, Hạ Long – Hải Phòng… nếu ở gần, bạn hoàn toàn có thể đi về trong ngày.
Cách thành phố Ninh Bình 15 km, bạn di chuyển theo đại lộ Tràng An (có biển chỉ dẫn) là đến khu chùa Bái Đính. Bạn gửi xe ở bãi và mua vé xe điện 30.000 đ/ người/ lượt vào tham quan chùa, có 2 khu chùa là chùa mới và chùa cũ.
Ngoài vé xe điện, nếu bạn muốn tham quan Bảo Tháp thì mới phải mua vé, ngoài ra, không mất thêm bất kì loại phí nào.
Sau khi chụp ảnh, chiêm bái, vãn cảnh chùa Bái Đính, bạn có thể mua một số đặc sản Ninh Bình về làm quà hay một vài vật lưu niệm khi đi chùa Bái Đính.
Lưu ý khi đi chùa Bái Đính
Trang phục Với các bạn nữ nên mặc đồ kín đáo, lịch sự, không mặc váy ngắn, áo hai dây… khi vào chùa Nên chọn giày thể thao, giày mềm hoặc xăng đan khi đi chùa vì chùa Bái Đính khá rộng, bạn sẽ phải di chuyển khá nhiều, không nên đi giày cao gót.
Đi chùa bạn nhớ mang theo ít tiền lẻ để công đức. Tuy nhiên, bạn nên cho vào hòm công đức, không nên dán nên tượng, công trình kiến trúc trong chùa… gây mất mỹ quan, tạo hình ảnh xấu cho chùa.
Với Kinh nghiệm đi Bái Đính vào mùa xuân, bạn nên chuẩn bị ô hoặc mũ, thời tiết Ninh Bình lúc này thường có mưa phùn.
Chọn lễ chùa, bạn nên đi lễ ngọt như xôi, oản, hoa quả, hương… không dùng lễ mặn và vàng tiền âm phủ vào chùa.
Khi vãn cảnh chùa, không sờ, chạm vào các tượng Phật, tượng La Hán hay bẻ cây, ngắt hoa…
Ở trong chùa Bái Đính thường có bày bán một số mặt hàng kỉ niệm như vòng tay, tượng Phật, sách… nhưng giá cả khá đắt. Bạn nên xuống dưới mua sẽ rẻ và đảm bảo hơn.
Với bài viết trên về Kinh nghiệm đi Bái Đính, chúng tôi hi vọng đã giúp bạn có thêm những hành trang cần thiết cho chuyến du xuân sắp tới.
Bạn có muốn một chuyến đi thoải mái, tiết kiệm? Hãy tham khảo CÁC TOUR DU LỊCH NINH BÌNH GIÁ RẺ và gọi cho tổng đài chuyên trang du lịch Ninh Bình Hotline 0989 552 520 – 0904 708 218 để được tư vấn đầy đủ về các ưu đãi, thông tin tour, giá tour… chính xác nhất.
Đăng bởi: Quân Ngọc
Từ khoá: Kinh nghiệm đi Bái Đính vãn cảnh cầu may đầu năm
10 Món Ăn May Mắn Cho Cả Năm
Hoa quả có hình tròn
Ăn bất cứ trái cây nào có hình tròn vào ngày đầu năm mới là tục lệ thường gặp ở nhiều nước, dù số lượng múi trái cây thường khác nhau. Chẳng hạn, ở Philippines, số 13 được coi là số may mắn, còn ở Châu Âu và Mỹ, con số đó là 12, đại diện cho 12 tháng trong năm. Trong cả hai trường hợp, hình dáng của của trái cây, đều phải giống như đồng xu và có vị ngọt ngào.
Mì sợi dàiTrung Quốc, Nhật Bản, và nhiều quốc gia Châu Á khác có phong tục ăn mì sợi dài trong những ngày năm mới bởi đây là thực phẩm mang ý nghĩa sống lâu. Để mỳ không vỡ hoặc đứt trong quá trình nấu, cách chuẩn bị món Mỳ Trường Thọ phổ biến trong mấy ngày Tết là xào.
Thịt lợnỞ Cuba, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hungary và Áo, lợn tượng trưng cho sự tiến bộ, sự phát triển. Người ta cho rằng động vật này không bao giờ đi lùi lại, số khác thì tin rằng tất cả là ở thói quen ăn uống của chúng (lợn thường sục mõm về phía trước để ăn hết thức ăn trong máng). Và không chỉ giới hạn trong thịt lợn, thực phẩm có hình con lợn (như bánh quy) cũng là món ăn may mắn trong ngày đầu năm mới.
Quả lựuQuả lựu, với người Thổ Nhĩ Kỳ, đại diện cho may mắn, vì nhiiều lý do: màu đỏ tượng trưng cho trái tim của con người, hàm ý cuộc sống và khả năng sinh sản, những thành phần có khả năng chữa bệnh của lựu đại diện cho sức khoẻ và những hạt lựu tròn căng mọng đại diện cho sự thịnh vượng. Tất cả những điều đó giúp lựu trở thành trái cây cho một sự khởi đầu tươi mới.
Bánh mì bắpDù là một món ăn được yêu thích trong suốt cả năm nhưng bánh mỳ bắp được đặc biệt xem trọng trong những ngày năm mới ở miền Nam nước Mỹ. Vì màu sắc của nó giống với màu của vàng. Để chắc chắn có thêm may mắn, nhiều người thêm hạt bắp vào món bánh mì bắp, bởi trông chúng giống như những hạt vàng tự nhiên
Đậu lăngBữa ăn đậu lăng ở Italy thường có món Cotechino con Lenticchie (đậu lăng xanh với xúc xích) bởi đậu lăng có màu xanh lá và hình dáng giống với đồng xu. Hơn nữa, khi nấu, đậu lăng nở tròn trĩnh trong nước, biểu tượng cho sự thịnh vượng. Đậu lăng cũng được coi là món rau may mắn ở Hungary, và người ta thích ăn món súp đậu lăng trong ngày đầu năm.
Cá tríchỞ Đức, Ba Lan và vùng Scandinavia, người ta tin rằng ăn cá trích vào đêm giao thừa sẽ mang lại một năm phát đạt, nhiều tiền, bởi cá trích có rất nhiều ở khắp các nước Tây Âu. Hơn nữa, màu bạc của cá trích giống như màu của đồng xu, một điềm tốt cho vận may trong tương lai.
CáTheo Doris Lum, một chuyên gia ẩm thực, trong tiếng Trung từ “cá” nghe giống với từ “giàu có” và đó là một trong nhiều lý do cá trở thành thực phẩm may mắn trong ngày đầu năm. Và điều quan trọng là cá ăn trong ngày Tết phải còn nguyên đầu đến đuôi để bảo đảm một năm mới “đầu xuôi đuôi lọt”.
Đậu mắt đenĐậu mắt đen được coi là điều may mắn bởi hình dáng của nó giống đồng xu. Đậu mắt đen được người dân miền Nam nước Mỹ sử dụng trong một món ăn truyền thống có tên Hoppin’ John sau ngày đầu tiên của năm mới với hy vọng một năm mới thịnh vượng, dư dả.
Rau xanh nhiều láTừ miền biển Nam Mỹ tới Châu Âu, người dân thường ăn các loại rau xanh nhiều lá (bao gồm cải xoăn, cái bắp và loại rau cải giống như cải làn Lạng Sơn ở ta) vào ngày đầu năm mới bởi màu xanh và hình dáng của những loại rau này giống như tiền giấy. Và người ta tin rằng ăn nhiều những loại rau này thì bạn càng giàu có và tất nhiên là khoẻ mạnh nữa.
Theo Nguyễn Bình (Wiki Travel)
Đăng bởi: Tuấn Nguyễn
Từ khoá: 10 món ăn may mắn cho cả năm
Lưu Ý Khi Đi Chùa Bái Đính Cầu May Xin Lộc Đầu Năm
Cẩm nang đi chùa Bái Đính Hành trình khám phá chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính nổi tiếng với cảnh đẹp non nước sơn thủy hữu tình, các công trình kiến trúc hùng vĩ đã đạt được nhiều kỉ lục lớn của Châu Á và Việt nam như ngôi chùa rộng nhất Việt Nam, hành lang La Hán dài nhất Châu Á, chùa có nhiều cây bồ đề nhất Việt Nam…
Tổng thể chùa Bái Đính được hình thành từ 2 khu là khu chùa Bái Đính cổ và khu Bái Đính mới, mỗi khu lại mang vẻ đẹp riêng, có hành trình khám phá khác nhau. Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn kinh nghiệm đi chùa Bái Đính ở cả khu chùa cổ và khu chùa mới.
Từ điểm gửi xe vào khu chùa khá xa, bạn nên chọn đi xe điện cho nhanh, giá vé xe điện là 30.000đ/ người/ lượt. Bạn nói cho bác tài đến khu Bái Đính mới hay cổ.
Khu chùa Bái Đính mớiThời gian khám phá khu chùa Bái Đính mới mất tầm 3 tiếng cả chụp ảnh, vãn cảnh và đặt lễ, cầu may. Ngay cổng Tam Quan đặt 2 tượng hộ pháp (ông Thiện, ông Ác) và 8 pho tượng Kim Cương. Từ cổng Tam Quan đi lên bạn sẽ đi qua hành lang La hán với 500 bức tượng La Hán bằng đá xanh đặt thành hàng rất đẹp chạy song song. Lên tới khu tháp chuông với kỷ lục “Đại hồng chung lớn nhất Việt Nam”, tham quan khu tháp chuông, bạn đi lên tới điện thờ chính – ban thờ Phật.
Điện Quan Âm gồm 7 gian với gian giữa của điện đặt tượng Quan Thế Âm Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt để thể hiện sự bao quát cứu vớt và phổ độ chúng sinh của Phật trên thế gian. Tượng Phật đúc bằng đồng nặng 80 tấn, cao 9.57 m được công nhận là pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đồng lớn nhất ở Việt Nam. Điện Pháp Chủ có 5 gian, gian giữa đặt pho tượng Phật Pháp Chủ bằng đồng cao 10 m, nặng 100 tấn, được xác nhận kỷ lục “Pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất Việt Nam”. Trong điện còn treo 3 bức hoành phi và 3 cửa võng lớn nhất Việt Nam. Điện Tam Thế tọa lạc ở trên đồi cao dài 59.1 m, rộng hơn 40 m. Trong điện Tam Thế đặt 3 pho tượng Tam Thế Phật (quá khứ, hiện tại và tương lai) bằng đồng cao 7.2 m, nặng 50 tấn, được xác nhận kỷ lục “Ngôi chùa có bộ tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam”
Ngoài điện thờ, bạn nên tham quan cả khu đặt tượng Di Lặc ngoài trời nặng 100 tấn và khu Bảo Tháp cao nhất Châu Á, giá vé tham quan 50.000đ/ người.
Khu chùa Bái Đính cổ Phương tiện di chuyểnNếu đi từ Hà Nội, bạn có thể thoải mái chọn lựa phương tiện di chuyển như xe máy, ô tô, xe khách, tàu hỏa.
Đường đi cho phương tiện riêng.Đi xe máy, bạn di chuyển theo đường Giải Phóng – Hà Tây – Phủ Lí (Hà Nam) – Ninh Bình, đây là đường quốc lộ 1A cũ. Mất khoảng 90 km, bạn sẽ đến Ninh Bình. Đi ô tô, bạn nên đi theo cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ – Ninh Bình, quãng đường 80 km là đến thành phố Ninh Bình, bạn cũng có thể chọn theo quốc lộ 1A cũ nhưng đường khá xấu. Đến thành phố Ninh Bình, bạn di chuyển theo đại lộ Tràng An, rẽ vào quốc lộ 38B đường vào chùa Bái Đính.
Xe kháchBạn bắt xe từ bến xe Giáp Bát hoặc Mỹ Đình đi Ninh Bình, thời gian di chuyển tầm 1 tiếng rưỡi, nên chọn các xe đi cao tốc sẽ nhanh hơn. Giá vé từ 80.000đ đến 100.000đ. Đến thành phố Ninh Bình, bạn chọn bắt xe bus, xe ôm hoặc taxi đến chùa Bái Đính.
Ăn – nghỉ ở đâu khi đi Bái Đính?
Nhà hàng ẩm thực Kim Đa: Quảng Trường 2 – làng Kim Đa – thành phố Ninh Bình.
Thăng Long Restaurant: Thôn Chi Phong, xã Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình
Tam Gia Trang Restaurant: số 12, Tràng An 2, Tân Thành, thành phố Ninh Bình.
Nhà hàng Lạc Hồng: thôn Khê Đầu Hạ, xã Khê hạ, Hoa Lư, Ninh Bình.
Nhà hàng Dê Quý 135: Ninh Xuân, Hoa Lư, Ninh Bình.
Những lưu ý khi đi lễ chùa
Đặt lễ Khi đi lễ chùa Bái Đính, bạn nên chọn lễ ngọt như xôi, oản, hương, hoa quả… không mang lễ mặn và vàng tiền âm phủ vào chùa.
Tiền công đức Đi chùa nên chuẩn bị ít tiền lẻ đặt lễ, cầu may… bạn muốn công đức cho chùa thì nên bỏ vào hòm công đức được đặt khá nhiều các gian thờ trong chùa. Không dán, giải tiền lên tượng và công trình kiến trúc… gây mất mĩ quan, làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh chùa.
Trang phục Với các bạn nữ cần mặc kín đáo, lịch sự, không mặc váy ngắn, áo hai dây… gây hình ảnh phản cảm. Nên chọn giày thể thao, giày mềm, xăng đan khi đi chùa bởi khuôn viên chùa khá rộng, bạn sẽ phải hoạt động nhiều.
Nếu đi vào đầu năm từ tháng Giêng đến tháng ba, bạn nên mang theo mũ, ô vì lúc này thường có mưa phùn.
Mẹo mua đồ lưu niệm không bị “chém” Không nên mua đồ ở các gian hàng trong chùa vì giá khá cao, bạn nên đợi khi xuống chùa,mua ở các cửa hàng, quầy hàng.
Đi chùa Bái Đính với những chia sẻ trên, chúng tôi hi vọng bạn đã có được một hành trình trọn vẹn và thoải mái.
Bạn có muốn chuyến đi thoải mái, trọn vẹn và không cần lo lắng gì về nơi ăn – điểm nghỉ hay phương tiện phù hợp hoặc các vấn đề phát sinh không như mong muốn? Hãy để chúng tôi lo.
Tham khảo và chọn cho mình một TOUR DU LỊCH NINH BÌNH TRỌN GÓI GIÁ RẺ phù hợp và gọi ngay cho chúng tôi theo Hotline 0989 552 520 – 0904 708 218 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp các thông tin mới nhất.
Đăng bởi: Hà Lê
Từ khoá: Lưu ý khi đi chùa Bái Đính cầu may xin lộc đầu năm
Lễ Hội Đền An Sinh
An Sinh là khu di tích lịch sử văn hóa thuộc huyện Đông Triều, Quảng Ninh, cách Hà Nội non 100 km.
Đền An Sinh thờ 8 đời vua nhà Trần, và đền cũng chính là nơi xưa kia các vua Trần Nhân Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiển Tông, Trần Anh Tông đã tu hành. Đền đã được tỉnh Quảng Ninh đầu tư gần 4 tỉ đồng để khôi phục lại, được hoàn thành năm 2000.
Đền An Sinh thờ 8 đời vua nhà Trần
Một phần quan trọng trong khu di tích An Sinh là phần lăng mộ các vua nhà Trần được xây dựng và táng ở khu vực xung quanh đền với bán kính vài ki lô mét. Đền thờ Trần Nhân Tông (1279 – 1293), được dựng ở núi Ngọc Vân. Mộ Trần Anh Tông (1293 – 1313) còn gọi là lăng Đồng Tâm ở đồi Táng Quỷ. Hiện nay phần mộ này chỉ còn vết tích nền lăng ở đỉnh đồi với các bậc thềm đá và 2 bên thềm là rồng đá mang phong cách nghệ thuật đời Trần; lăng vua Trần Minh Tông (1314 – 1329) nằm ở chân núi trước lăng Trần Anh Tông, lăng được dựng từ đời Trần. Ngoài ra khu di tích này còn có các lăng Trần Hiển Tông và lăng Trần Nghệ Tông.
Đến di tích An Sinh
Đến di tích An Sinh, bạn không chỉ thắp hương và tìm hiểu về các đời vua Trần mà còn được cảm nhận cái không khí đồng quê yên tĩnh. Nếu tới đây vào mùa vải, bạn sẽ ngạc nhiên khi thưởng thức những quả vải Đông Triều. Đông Triều là một trong những huyện trồng nhiều vải nhất của tỉnh Quảng Ninh với vị ngon ngọt không kém vải thiều Lục Ngạn của Bắc Giang.
Lễ hội đền An Sinh được diễn ra trong 3 ngày
Đặc biệt, cứ đến ngày 26.9 hàng năm sẽ là ngày lễ hội chính của đền. Lễ hội năm nay sẽ kéo dài suốt ba ngày liền, trong đó có phần lễ tế dâng hương tại đền của dòng họ Trần. Phần hội của lễ sẽ có các trò chơi: chọi gà, bóng chuyền vào ban ngày và thi văn nghệ vào buổi tối… Theo ông Nguyễn Văn Lương, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đông Triều, mỗi năm lễ hội đền An Sinh thu hút khoảng vài nghìn khách thập phương.
Chuẩn bị cho buổi lễ
Tại Hà Nội hiện chưa có đơn vị nào tổ chức chương trình du lịch tới đền An Sinh, phần lớn người dân tự tổ chức đi. Từ Hà Nội, bạn có thể đi theo đường quốc lộ 5 rồi rẽ sang đường 18. Qua Chí Linh tới ngã tư Đông Triều rẽ trái và đi tiếp 4km thì tới đền An Sinh.
Đền An Sinh và quần thể lăng mộ các vua Trần là một cụm di tích có giá trị lịch sử, văn hoá đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1962. Lễ hội đền An Sinh được tổ chức long trọng hàng năm nhằm phát huy những giá trị lịch sử, truyền thống văn hoá và những chứng tích lịch sử hào hùng của dân tộc.
Lễ hội đền An Sinh được tổ chức hàng năm nhằm phát huy những giá trị lịch sử, truyền thống văn hoá và những chứng tích lịch sử hào hùng của dân tộc. Đây là dịp để nhân dân địa phương và du khách thập phương cùng hướng về cội nguồn và tham gia vào những hoạt động vui chơi giải trí bổ ích.
Đăng bởi: Út Mót
Từ khoá: Lễ hội đền An Sinh
Đừng Bỏ Lỡ Lễ Hội Hoa Hướng Dương Lần Đầu Tiên Tại Nghệ An!
Giáng sinh năm nay Nghệ An rực rỡ hơn bao giờ hết với lễ hội hoa hướng dương lần đầu tiên được tổ chức! Cánh đồng hoa mặt trời vàng rực một góc trời vốn là địa điểm chụp ảnh, ngắm hoa yêu thích của nhiều người dân xứ Nghệ năm nay sẽ thêm rộn ràng, vui vẻ hơn bao giờ hết.
Giáng sinh năm nay Nghệ An rực rỡ hơn bao giờ hết với lễ hội hoa hướng dương lần đầu tiên được tổ chức! Cánh đồng hoa mặt trời vàng rực một góc trời vốn là địa điểm chụp ảnh, ngắm hoa yêu thích của nhiều người dân xứ Nghệ năm nay sẽ thêm rộn ràng, vui vẻ hơn bao giờ hết. Và nhất định bạn đừng bỏ lỡ cơ hội cả năm có một lần này.
Ảnh: fb vinhtrinh90
Vào ngày 25/12, lễ hội hoa hướng dương Nghệ An sẽ diễn ra lần đầu tiên, với nhiều chương trình vui chơi giải trí hấp dẫn. Hiện nay, ban tổ chức đã bố trí các công trình công cộng như nhà vệ sinh, cột phát Wi-Fi miễn phí… để phục vụ du khách.
Cánh đồng hoa bắt đầu mở cửa đón du khách vào ngày 15/12, nên dù chưa đến lễ hội, vào dịp cuối tuần, hàng nghìn du khách đã đổ về đây để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của cánh đồng hoa.
Ý tưởng xây dựng tổ chức lễ hội hoa hướng dương của Nghệ An bắt nguồn từ nhu cầu của đông đảo người dân, khi có hàng trăm nghìn du khách khắp nơi đổ về cánh đồng hoa hướng dương ở huyện Nghĩa Đàn vào dịp tháng 12 trong mấy năm gần đây.
Những ngày cuối tháng 12 cũng là thời điểm hoa nở đẹp nhất, nơi đây đã là điểm đến được yêu thích hàng năm. Từ Hà Nội, bạn có thể bắt xe từ bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình… đi Nghệ An với giá khoảng 200.000 đồng. Đến huyện Nghĩa Đàn, bạn bắt tiếp một chuyến xe khách hoặc thuê xe ôm chạy đến xã Nghĩa Sơn sẽ thấy cánh đồng hoa hướng dương.
Ảnh: Tani Lee
Hoa hướng dương ở đây đã được người trồng điều chỉnh nông học, kích thước vừa tầm không quá cao, nên không cần thuê thang. Nhưng nếu bạn muốn quan sát được hết vẻ đẹp bao quát, bạn có thể thuê thang với giá khoảng 30.000 đồng một tiếng.
Ảnh: @hoahoa2012
Giữa mảnh đất miền Trung khô cằn xuất hiện cánh đồng hoa rực rỡ bên dòng sông Sào thơ mộng, tạo nên bức tranh thiên nhiên hoàn mỹ. Ngoài ra, bên cạnh cánh đồng hoa hướng dương năm nay ban tổ chức có trồng thêm cánh đồng hoa bươm bướm tuyệt đẹp.
Cánh đồng hoa mở cửa tự do, hoàn toàn miễn phí, du khách có thể thoải mái chụp ảnh, vui chơi thoả thích. Nhưng bạn đừng quên bảo vệ cảnh sắc, tránh hái hoa, chen lấn, nhẫm đạp hoa hay vứt rác bừa bãi.
Ảnh: fb vinhtrinh90
Được biết, cánh đồng Hoa Hướng Dương này rộng hàng trăm hecta thuộc mảnh đất của Công ty cổ phần thực phẩm sữa TH vốn dĩ trồng từ năm 2010 để làm thức ăn bổ sung dinh dưỡng cho đàn bò hàng chục ngàn con của trang trại công ty.
Ảnh: @dungnhymm__
Để tránh chen lấn ùn tắc quá tải, các cơ quan đã triển khai phân luồng giao thông phục vụ ngày hội hoa hướng dương năm 2023. Thời gian phân luồng từ 7-18h các ngày 25, 26 và 27/12, Sở GTVT Nghệ An sẽ có các thông báo phương án phân luồng trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương, để bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt trên đường Hồ Chí Minh trong các ngày diễn ra ngày hội hoa hướng dương tỉnh Nghệ An.
Ảnh: fb vinhtrinh90
KHÁNH HUYỀN (tổng hợp)
Nguồn ảnh: Internet.
Đăng bởi: Công Nguyễn
Từ khoá: Đừng bỏ lỡ lễ hội hoa hướng dương lần đầu tiên tại Nghệ An!
Cập nhật thông tin chi tiết về Mách Bạn 14 Lễ Hội Lớn Đầu Năm Để Cầu Bình An, May Mắn trên website Vxsc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!