Bạn đang xem bài viết Lịch Tiêm Phòng Cho Bà Bầu Mang Thai Lần 2 được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Vxsc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phụ nữ mang thai cần lên kế hoạch dự phòng bệnh cho thai nhi khi mang thai lần 2. Bên cạnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, cần phải hạn chế các bệnh tật cho trẻ. Đặc biệt là những bệnh tật này là từ mẹ truyền sang con mà hoàn toàn có thể dự phòng được. Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 là khi nào? Hãy cùng theo dõi một số vấn đề được phân tích và trình bày trong bài viết dưới đây nhé!
Lịch tiêm phòng cho những mẹ bầu mang thai lần 2 phụ thuộc rất nhiều vào thời gian hiệu lực của vắc-xin ở những lần tiêm trước đó và loại vắc-xin đã tiêm.1
Việc cân nhắc và xem xét này nhằm đảm bảo đã tiêm đủ loại vắc-xin phòng bệnh hay chưa. Đồng thời đánh giá nồng độ vắc-xin đã tiêm có còn hiệu lực phòng bệnh nữa hoặc không.
Do đó, mẹ cần nắm rõ liệu tiêm phòng mang thai lần 2 có thay đổi những điều gì và mẹ cần chú ý thêm điều gì để có kế hoạch tiêm phòng thật phù hợp.
Trong lần đầu tiên mang thai, mẹ sẽ được đề nghị tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin giúp phòng các bệnh có thể ảnh hưởng đến trẻ.1 2 3
Vắc-xin cúm.
Vắc-xin thủy đậu.
Vắc-xin viêm gan B.
Vắc-xin sởi – quai bị – rubella.
Vắc-xin uốn ván.
Tuy nhiên, không cần phải thực hiện tiêm phòng lại tất cả các loại vắc-xin trong lần mang thai thứ 2. Do một số vắc-xin có thời gian hiệu lực kéo dài như sởi – rubella – quai bị, thủy đậu.1
Có thể thực hiện xét nghiệm kiểm tra kháng thể để đảm bảo vắc-xin vẫn còn hiệu lực.
Vắc-xin cúm có nhiều loại. Không những vậy, thời gian hiệu lực không cao. Do đó, nên tiêm phòng trước khi tất cả các lần mang thai để có thể dự phòng bệnh hiệu quả.
Do đó cần chú ý tiêm phòng khi mang thai lần 2 đầy đủ.
Cần có kế hoạch kiểm tra sức khỏe định kỳ
Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đặc biệt trong 3 tháng đầu.
Mục đích: kiểm tra sức khỏe và đề phòng các bất thường ở mẹ và thai nhi.
Thăm khám và được tư vấn để tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp trong quá trình mang thai. Cần có các nguyên tắc ăn uống cụ thể trong thời gian mang thai. Đồng thời cân nhắc trong việc sử dụng các thực phẩm nên bổ sung và nên tránh trong thực đơn hàng ngày.
Bên cạnh đó, nên thay đổi thói quen sống lành mạnh:
Nghỉ ngơi đúng giờ giấc.
Tránh căng thẳng.
Hoạt động thể dục nhẹ nhàng.
Điều chỉnh tư thế ngủ hợp lí.
Nên tiêm nhắc lại một số loại vắc-xin có thời gian hiệu lực ngắn đã tiêm trong lần có thai đầu tiên. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên làm xét nghiệm kiểm tra kháng thể. Nếu lượng kháng thể xuống thấp dưới mức bảo vệ thì nên tiêm nhắc lại.
Với vắc-xin cúm, nên thực hiện tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 hàng năm để dự phòng bệnh hiệu quả.
Vắc-xin phòng uốn ván cũng không thể thiếu trong danh sách các loại vắc-xin cần thực hiện mũi thứ 2.1 2
Tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 mà trong vòng 5 năm nếu chưa tiêm nhắc vắc-xin uốn ván. Mẹ cần tiêm một mũi vào 3 tháng giữa thai kỳ.
Trường hợp đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, uốn ván, ho gà từ nhỏ. Nên tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc 5 của thai kỳ.
Bên trên là thông tin về lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2. Hãy đến các trung tâm tiêm chủng để được thăm khám và tư vấn cẩn thận trước khi tiêm bất kì loại vắc-xin nào khi mẹ mang thai lần 2 nhé!
Nhiễm Khuẩn Đường Tiết Niệu Khi Mang Thai: Bà Bầu Chớ Nên Xem Nhẹ!
Nguyên nhân gây nhiễm trùng tiểu khi mang thai?
Dù mang thai hay không, quan hệ tình dục chính là con đường lây bệnh nhiễm trùng tiểu phổ biến nhất do vi khuẩn từ ruột và âm đạo có thể xâm nhập vào niệu đạo trong màn dạo đầu và khi giao hợp. Thậm chí quan hệ tình dục mạnh còn có thể gây viêm bàng quang, khiến vi khuẩn dễ dàng bám quanh khu vực này. Ngoài ra, nếu đi tiểu thường xuyên do đường tiết niệu có vấn đề hoặc các bệnh mãn tính như tiểu đường cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Mang thai không phải nguyên nhân gây nhiễm trùng tiểu. Cứ 1 trong 5 phụ nữ sẽ bị nhiễm trùng tiểu trong suốt cuộc đời của mình. Tuy nhiên, những thay đổi sinh lý diễn ra trong thời gian mang thai có thể làm cho mẹ bầu dễ bị nhiễm trùng. Đầu tiên, sự thay đổi nội tiết tố sẽ tạo ra một môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu (thường là Escherichia coli được biết đến như E. coli) phát triển mạnh. Progesterone gia tăng khiến cơ bắp quanh vùng bàng quang thả lỏng cũng là điều kiện cho phép vi khuẩn nhân lên và xâm nhập vào bàng quang. Ngoài ra, tử cung lớn dần cũng có thể cản trở đến khả năng đào thải của bàng quang, khiến một lượng nước tiểu bị đọng lại và làm vi khuẩn phát triển.
Các triệu chứng của nhiễm trùng tiểu?
Một số thai phụ không có bất kỳ triệu chứng nào đặc biệt khi bị nhiễm trùng tiểu. Đây chính là tình trang nhiễm trùng tiểu không triệu chứng mà các bác sĩ thường nhắc đến. Do đó, nếu mẹ bầu chịu khó thăm khám thai thường xuyên, các bác sĩ sẽ tầm soát được nguy cơ thông qua việc xét nghiệm nước tiểu. Nếu có triệu chứng, mẹ bầu có thể gặp bất kỳ một hoặc là một chuỗi kết hợp các triệu chứng sau:
– Tiểu nhắt, tức thời gian giãn cách mỗi lần tiểu ngắn và đột ngột
– Đau hoặc rát mỗi khi đi tiểu
– Nghe mùi hôi hoặc nước tiểu đục
– Nước tiểu có máu
– Đau ở vùng xương mu
Điều trị khi mang thai bị nhiễm trùng tiểu
Nhiễm trùng tiểu có thể điều trị khỏi rất dễ dàng dù mẹ đang mang thai. Các bác sĩ Sản khoa sẽ biết đâu là thuốc kháng sinh phù hợp để kê cho bà bầu và trong số đó có rất nhiều lựa chọn an toàn cho cả thai nhi và thai phụ.
Phòng ngừa nhiễm trùng tiểu trong thai kỳ
Không có cách nào để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, nhưng để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, mẹ bầu cần chú ý:
– Vệ sinh thân thể sạch sẽ: Lau từ trước ra sau sau khi đi tiêu, tiểu để ngăn chặn vi khuẩn lây lan từ trực tràng đến âm hộ
– Uống nhiều nước: Đi tiểu là một cách hiệu quả để bù trừ vi trùng từ bàng quang và niệu đạo. Do đó, mỗi ngày, hãy cố gắng uống đủ 2,5 lít nước
– Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục: Biện pháp này sẽ giúp mẹ bầu loại bỏ vi khuẩn tấn công đường sinh dục.
chúng tôi
Nguồn: Ps
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu Trong Suốt Thai Kỳ
Xoài không chỉ ngon mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Đây là loại quả nhiệt đới, có nhiều trong mùa hè. Nó không chỉ ngon mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn và có chứa vitamin A, vitamin C rất có lợi cho phụ nữ mang thai.
3. Nho
Nho rất giàu vitamin A để giúp ổn định tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể
Nhiều bà bầu nghĩ rằng nho không phải là loại trái cây an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên, nho rất giàu vitamin A để giúp ổn định tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể. Nho cũng có hàm lượng folate, kali, phốt pho, magiê và natri khá dồi dào để đem lại nhiều lợi ích cho thai nhi.
4. Chanh vàng
Chanh vàng giảm buồn nôn do ốm nghén rất hiệu quả
Đây là một trong những loại trái cây có tác dụng giảm buồn nôn do ốm nghén rất hiệu quả. Nó cũng rất tốt khi muốn làm giảm các triệu chứng phổ biến khác trong thai kỳ. Các loại trái cây họ cam quýt cũng là nguồn trái cây tốt cho bà bầu khi nó cung cấp các chất chống oxy hóa cho quá trình hình thành và phát triển của thai nhi.
5. Chanh xanh
Chanh xanh thường được dùng để hỗ trợ tiêu hóa cho phụ nữ mang thai
Chanh xanh thường được dùng để hỗ trợ tiêu hóa cho phụ nữ mang thai, loại bỏ cơn buồn nôn vào mỗi sáng và phòng tránh bệnh tật trong thai kỳ. Chanh xanh còn giúp làm sạch cơ thể và đào thải các độc tố.
6. Chuối
Chuối cũng là loại trái cây tốt cho bà bầu
Táo bón là một vấn đề sức khỏe phổ biến trong thai kỳ. Để giải quyết vấn đề này, bạn chỉ cần ăn chuối vào mỗi ngày khi mang thai. Chuối cũng là loại trái cây tốt cho bà bầu vì nó được bảo vệ bởi một lớp vỏ dày bên ngoài, giúp hạn chế tốt nhất việc hấp thu chất hóa học bảo vệ thực vật.
7. Các loại quả mọng
Các loại quả mọng rất giàu chất chống oxy hóa
Các loại quả mọng rất giàu chất chống oxy hóa và được coi là một siêu trái cây tốt cho bà bầu. Bạn có thể ăn hầu hết các loại quả mọng khi mang thai bao gồm: dâu, nho, việt quất, mâm xôi…
8. Cam ngọt
Trái cây họ cam quýt bao giờ cũng giàu vitamin và các chất dinh dưỡng để giúp mẹ bầu luôn khỏe mạnh
Cam ngọt và thơm, một hương vị hoàn hảo dành cho phụ nữ đang mang thai. Hơn nữa, trái cây họ cam quýt bao giờ cũng giàu vitamin và các chất dinh dưỡng để giúp mẹ bầu luôn khỏe mạnh và giàu sức sống.
9. Táo
Táo cung cấp nguồn vitamin khỏe mạnh
Táo cung cấp nguồn vitamin khỏe mạnh, rất tốt cho cơ thể của phụ nữ trong thời gian mang thai.
10. Vải
Vải giúp làn da mẹ bầu trắng sáng và mịn màng hơn
Vải là loại trái cây nhiệt đới chỉ có trong mùa hè và chắc chắn nó là một trong số hiếm trái cây tốt bà bầu với mục đích dưỡng da trắng mịn trong suốt thai kỳ.
Yeutrevn (Tổng hợp)
Bà Bầu Nên Ăn Gì Để Thai Nhi Phát Triển Tốt?
Khi mang thai, nhiều chị em phụ nữ thường tăng khẩu phần dinh dưỡng trong ngày vì nghĩ rằng bản thân mình ăn luôn cho đứa con trong bụng mẹ. Tuy nhiên ăn nhiều chưa chắc đã tốt, chúng ta cần quan tâm bà bầu ăn gì để thai nhi phát triển tốt và thông minh? Theo các chuyên gia, ăn đủ chất và đúng thời điểm là yếu tố quan trọng.
Ăn gì để thai nhi phát triển tốt?
1. Cung cấp protein: nền tảng cho sự phát triển
Không chỉ cung cấp năng lượng hoạt động cho các cơ quan trong cơ thể và sự phát triển các tế bào thần kinh của thai nhi, bổ sung protein đồng thời cũng là cách ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh Lissencephaly, hay còn gọi là não phẳng.
Tương đương với mỗi kg cân nặng của mình, bà bầu cần bổ sung khoảng 1g protein để đảm bảo các hoạt động của cơ thể diễn ra bình thường. Vì vậy, để bổ sung protein cho cơ thể, mẹ nên tăng cường những thực phẩm giàu protein như: Thịt nạc, thịt gà, cá, ngũ cốc, trứng, các loại đậu, các chế phẩm từ sữa, đậu nành, lúa mì, lúa mạch…Đặc biệt, nên có ít nhất 2 ngày ăn cá mỗi tuần.
2. Bổ sung canxi cho xương bé chắc khỏe
Là “vật liệu” chính xây dựng nên khung xương và răng ngay từ khi thai nhi còn nằm trong bụng mẹ, bổ sung canxi khi mang thai là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Ngoài ra, canxi cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch và góp phần tham gia vào hoạt động của hệ thần kinh, tim mạch, giữ cho hoạt động của các cơ bắp trong cơ thể diễn ra bình thường. Trung bình, mỗi ngày bầu nên bổ sung khoảng 1300 – 2000 mg canxi cho cơ thể.
Thành phần canxi trong một số loại thực phẩm:
20-60 g ngũ cốc nguyên hạt có khoảng 300 mg canxi
237 ml sữa gạn kem 299 mg canxi
170 g sữa chua ít béo có 235 mg canxi
28 g phô mai chứa khoảng 222 mg canxi
85 g cá hồi đóng hộp chứa 181 mg canxi
95 g rau chân vịt luộc chứa 145 mg canxi
237 ml nước cam chứa 348 mg canxi.
Bà bầu ăn gì nhiều canxi?
Canxi là nguồn dưỡng chất không thể thiếu đối với mẹ bầu ngay từ những ngày đầu mang thai. Cung cấp đủ lượng canxi sẽ giúp đảm bảo xương thai nhi được phát triển tốt nhất đồng thời người mẹ cũng ngăn ngừa nguy cơ bị chuột rút hay loãng…
3. Bổ sung axit folic phòng chống dị tật thai nhi
Thành phần axit folic trong thực phẩm:
15-60 g ngũ cốc nguyên hạt: 100-700 mcg
95 g rau chân vịt: 115 mcg
88 g đậu các loại: 90 mcg
60 g măng tây: 89 mcg
1 trái cam: 52 mcg
28 g đậu phộng rang: 41 mcg.
Uống vitamin B1, B2, B3, B6, B12 có tác dụng gì?
Vitamin nhóm B rất cần thiết đối với cơ thể. Đây là hợp chất hòa tan, không lưu lại trong cơ thể lâu nên cần phải bổ sung thường xuyên qua những thực phẩm dùng hàng ngày. Những dấu hiệu cơ thể cần bổ sung vitamin khẩn cấp Cách dùng…
4. Cung cấp đầy đủ sắt ngừa nguy cơ thiếu máu
Cơ thể cần sắt để tạo hemoglobin, một protein trong các tế bào hồng cầu mang oxy đến các mô. Đặc biệt, trong thời gian mang thai nhu cầu bổ sung sắt cũng cần tăng gấp đôi. Nếu không nhận được đủ chất sắt, bà bầu có thể trở nên mệt mỏi và dễ bị nhiễm trùng hơn. Nguy cơ sinh non và sinh thiếu cân cũng có thể cao hơn. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên tăng cường khoảng 27 mg chất sắt mỗi ngày để ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.
Thành phần sắt trong một số thực phẩm:
15-60 g yến mạch tăng cường sắt chứa 29,7 mg sắt
88,5 g đậu luộc 2,9 mg sắt
95 g rau chân vịt chứa 1,9 mg sắt
85 g thăn bò nạc chứa 2,6 mg sắt
85 g thịt gà chứa 0.9 mg sắt.
Top 9 thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu thiếu máu
Vì sao khi mang thai các chuyên gia thường khuyên chúng ta không được bỏ qua những thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu thiếu máu? Và các chị em có bao giờ thắc mắc rằng lý do gì khi đi khám thai, nhất là vào quý đầu, các bác sĩ thường…
Một số lời khuyên dinh dưỡng cho bà bầu
– Bổ sung calo: Trong 3 tháng đầu mang thai, bạn cần bổ sung đủ 300 calo mỗi ngày để đảm bảo cho mẹ bầu khỏe mạnh và thai nhi được phát triển tốt nhất. Theo lời khuyên của các chuyên gia, trong giai đoạn mang thai thứ 2, bạn cần bổ sung 350 calo/ngày và trong giai đoạn 3 là 500calo/ngày.
– Cân bằng thực phẩm: Để bổ sung đủ chất dinh dưỡng khi mang thai, trong 3 tháng đầu mỗi ngày chị em cần ăn cân bằng các loại thực phẩn như trái cây, rau củ, sữa, ngũ cốc nguyên hạt (gạo). Mẹ bầu cũng cần tránh các loại thức ăn nhanh, thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng kém, thực phẩm nhiều chất béo bão hòa hoặc chứa quá nhiều đường.
– Ngoài việc ăn uống hợp lý, những chị em có sức khỏe kém cần tạo cho mình cuộc sống vui vẻ, không bực tức, lo lắng để tránh stress. Chú ý nghỉ ngơi, làm việc nhẹ nhất là 3 tháng đầu. Cần phải vận động, đi lại, tránh nằm một chỗ (trừ trường hợp bác sĩ chỉ định), không thức quá khuya.
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Các Ông Bố, Bà Mẹ Cần Chuẩn Bị Gì Trước Khi Mang Thai?
Sự chuẩn bị kỹ về mặt tâm lý sẽ giúp mẹ bầu giảm những bớt lo âu, phiền muộn trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra việc có một tâm lý vững vàng sẽ giúp quá trình sinh con, hồi phục sau sinh trở nên thoải mái và dễ dàng hơn. Tâm lý tốt trước mang thai sẽ giảm được nguy cơ trầm cảm sau sinh, nguy cơ này xảy ra ở 10 – 15% phụ nữ sau sinh, trong đó, số người bị trầm buồn sau sinh (một dạng chẩn đoán trầm cảm nhưng chưa thực sự trầm cảm) chiếm 50 – 85%.
Bên cạnh đó cần có sự thông cảm và quan tâm hơn từ người chồng, vì có nhiều hành vi và tâm lý thay đổi của mẹ bầu trong thai kỳ. Cùng nhau quan tâm, chăm sóc sẽ giúp cải thiện sức khỏe, để mẹ bầu được thoải mái và phát triển tính cách cho đứa con sau này.
Đồng thời, kiểm tra xem người mẹ nếu có các vấn đề sức khỏe mãn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn tuyến giáp, hen suyễn, rối loạn miễn dịch… để đảm bảo rằng tất cả các bệnh lý trên được kiểm soát tốt trước khi mang thai.
Việc tiêm phòng trước mang thai không chỉ bảo vệ sức khỏe người mẹ mà còn cung cấp một lượng kháng thể bảo vệ thụ động sang cho con (qua nhau thai, qua sữa mẹ), nhờ vậy con sẽ được bảo vệ khỏi nguy cơ mắc bệnh khi chưa đến độ tuổi tiêm vắc xin. Các mũi tiêm quan trọng và cần thiết trước khi mang thai như bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, MMR (sởi, quai bị, rubella) và thủy đậu. Riêng mũi cúm, có thể tiêm phòng trước hoặc trong khi mang thai.
Thời điểm lý tưởng để tiêm vắc-xin là khoảng 3 – 6 tháng trước khi dự định mang thai.
Khi mang thai, nhu cầu các chất dinh dưỡng tăng lên để cung cấp đủ cho cả mẹ và bé, tuy nhiên người mẹ nên giữ cân nặng vừa phải để có sức khỏe tốt, không nên quá gầy hay tăng cân nhiều, mức tăng cân lý tưởng khoảng 10 – 12 kg. Thực đơn hằng ngày cần cung cấp đầy đủ và đa dạng như chất đạm, chất bột đường ưu tiên đường phức, chất béo tốt như các loại hạt và dầu ô liu, nhiều loại rau và trái cây giàu vitamin và khoáng chất.
Tuy nhiên, chế độ ăn không cung cấp đủ vitamin và khoáng chất, quá trình chế biến bảo quản cũng không đảm bảo đủ chất, do đó cần bổ sung thêm đặc biệt là acid folic ít nhất 1 tháng trước khi mang thai, giúp phòng ngừa các khuyết tật ống thần kinh xảy ra ở não và cột sống thai nhi như tật nứt đốt sống, thai vô sọ, thoát vị não…
Nghiên cứu cho thấy nếu bổ sung acid folic 400 mcg mỗi ngày có thể giảm được 50 – 70% các dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Các mẹ có thể sử dụng sản phẩm đa sinh tố chứa acid folic, sắt và DHA/EPA như Obimin Plus để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Bác sĩ Vương Hồng Diễn
Trưởng phòng khám Duyên Hải – TP. Hải Phòng
Mang Thai Tuần Thứ 3 Bị Ra Máu Và Lưu Ý Mẹ Bầu Cần Biết
Mang thai tuần thứ 3 bị ra máu thường khiến nhiều chị e lo lắng và không biết phải xử ý ra sao. Hiện tượng ra máu ở giai đoạn đầu của thai kỳ có nhiều chị em hay gặp phải, đặc biệt là những chị e lần đầu mang thai. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ra máu ở thai kỳ, mà các chị em cần phải lưu ý để có được cách giải quyết an toàn nhất. Cùng chúng tôi tìm hiểu những nguyên nhân và giải pháp cho mẹ bầu.
Ra máu khi mang thai 3 tuần đầu khiến nhiều mẹ bầu lo lắng – Ảnh Internet
Khi mang thai tuần thứ 3 bị ra máu, tốt hơn hết các chị em nên đến bác sĩ để thăm khám. Ngoài ra, dù ở tháng nào của thai kỳ, nếu gặp phải tình trạng ra máu thì vẫn nên khám để biết chắc được mình đang ra sao.
1. Nguyên nhân bà bầu bị ra máu khi mang thaiCó rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ra máu ở thai phụ trong suốt hành trình mang thai, tình trạng này sẽ dẫn đến nhiều kết quả khác nhau, mà chúng ta không thể lường trước được. Bên cạnh đó, có những lần ra máu do thai kỳ hoặc do sự tác động bên ngoài, làm ảnh hưởng đến thai nhi nên dẫn đến ra máu.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ra máu – Ảnh Internet
Đầu tiên, các chị em cần bình tĩnh để xem xét nguyên nhân, ra máu do té ngã, quan hệ tình dục khi có thai hay ăn uống phải một món không phù hợp nào đó… Mẹ nên nhớ, khi ra máu như vậy rất có thể rơi vào tình trạng sảy thai, vừa ảnh hưởng đến con và nguy hiểm cho cả bà bầu nên tuyệt đối phải lưu ý một cách thận trọng. Để tạm thời có những úng phó cần thiết trước khi có thờ gian di chuyển đến gặp bác sỹ.
Có một số nguyên nhân ra máu khi mang thai 3 tuần được kể đến như:
Hiện tượng kinh nguyệt khi mang thai: Gần tới ngày kinh nguyệt của mẹ, do sự thay đổi của hormone khi mang thai ở mẹ không đủ ngăn chặn hiện tượng kinh nguyệt, nên sẽ xảy ra tình trạng chảy máu đi kèm với đau lưng hay chuột rút, thì đây hiện tượng bình thường ở những bà mẹ mang thai.
Màng rụng gây chảy máu: Do nội mạc của tử cung gây ra nên có thể mẹ sẽ thấy xuất hiện một hay vài đốm máu trên quần lót của mình khi trong thai kỳ.
Ra máu đi kèm với đau lưng là do chu kỳ kinh nguyệt – Ảnh Internet
Nhiễm trùng: Hiện tượng ra máu sẽ xuất hiện khi mẹ bị nhiễm trùng âm đạo hay cổ tử cung, một số bệnh lây qua đường tình dục khi quan hệ lúc mang thai.
Động thai: Khi bà bầu bị té ngã, làm việc nặng gây áp lực lên thai dẫn đến động thai, đi kèm với hiện tượng chảy máu là đau bụng dưới, mỏi thắt lưng…
Sẩy thai: Do thai yếu hoặc những tác động bên ngoài khiến mẹ gặp phải nguy cơ sảy thai, đi kèm với máu cục là xuất hiện dịch nhầy có màu nâu cộng với cơn đau thắt ở bụng dưới. Đây là một tình trạng nguy hiểm cho mẹ bầu và cả em bé trong bụng, ở những tuần đầu nguy cơ sảy thai là rất cao đối với thai yếu hoặc chấn động mạnh đối với cơ thể mẹ.
Sảy thai có biểu hiện ra máu và những cơn đau dữ dội – Ảnh Internet
2. Bà bầu bị ra máu cần phải làm gìMặc dù có những trường hợp ra máu không nguy hiểm, nhưng mẹ bầu cũng phải lưu ý thật kĩ tình trạng của mình. Liên hệ ngay với với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân ra máu chính xác nhất vào thời điểm tuần thứ 3 này. Bởi vì, với những tuần đầu tiên như vậy, việc chảy máu xảy ra do nhiều nguyên nhân mà bà bầu không đoán trước được. Thăm khám để được siêu âm và làm những xét nghiệm cần thiết, là cách giúp bà bầu có thể an tâm hơn về tình trạng của mình. Giai đoạn đầu khá nhạy cảm này bà bầu cần cẩn thận trong mọi sinh hoạt và nghỉ ngơi, để tránh gặp những biến chứng thai kỳ nguy hiểm.
Cập nhật thông tin chi tiết về Lịch Tiêm Phòng Cho Bà Bầu Mang Thai Lần 2 trên website Vxsc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!