Xu Hướng 9/2023 # Hướng Dẫn Khám, Chữa Bệnh Tại Bệnh Viện Đa Khoa Hoàn Mỹ Đà Nẵng # Top 12 Xem Nhiều | Vxsc.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Hướng Dẫn Khám, Chữa Bệnh Tại Bệnh Viện Đa Khoa Hoàn Mỹ Đà Nẵng # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Khám, Chữa Bệnh Tại Bệnh Viện Đa Khoa Hoàn Mỹ Đà Nẵng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Vxsc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

YOUMED – Ứng dụng đặt khám bác sĩ, phòng khám, bệnh viện. Giúp người dùng đi khám thuận tiện và giảm thời gian chờ đợi.

Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Nẵng là một trong những bệnh viện đa khoa uy tín hàng đầu tại Đà Nẵng. Nơi đây là một trong những đơn vị khám, chữa bệnh chất lượng cao, nhận được sự tin tưởng của người dân khu vực miền Trung. Để giúp bạn có trải nghiệm tốt hơn khi đến khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, YouMed xin gửi đến bạn một số thông tin sau.

Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Nẵng được thành lập năm 2002, là thành viên của Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ – hệ thống y tế tư nhân với hơn 20 năm hình thành và phát triển. Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Nẵng đã không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh nhằm đem đến dịch vụ khám, chữa bệnh chất lượng cao với chi phí phù hợp cho người dân.

Toàn thế các cán bộ nhân viên y tế của Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Nẵng đã luôn không ngừng nỗ lực nâng cao trình độ và tay nghề, luôn tận tình chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho người dân sinh sống tại khu vực miền Trung. Với mọi sự cố gắng và đóng góp vào sự nghiệp chăm lo sức khoẻ cho nhân dân đã giúp cho bệnh viện đạt được nhiều thành tựu và danh hiệu từ Nhà nước, Bộ Y tế và các tổ chức trong và ngoài nước.

Huân chương Lao động Hạng III;

Bệnh viện xuất sắc toàn diện 15 năm liền;

Bằng khen của Bộ Y tế; Cờ Công đoàn Y tế Việt Nam;

Thương hiệu nổi tiếng ASIAN năm 2011;

Thương hiệu vì sức khỏe cộng đồng  năm 2012;

Chứng nhận chất lượng ISO 9001 – 2000;

Đạt giải xuất sắc do Hospital Management Asia Bình chọn về dự án Giảm Chi Phí Vật Tư Y Tế (VTYT),…

Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Nẵng luôn chú trọng đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất của bệnh viện. Hiện, bệnh viện có quy mô hơn 370 giường bệnh với cơ sơ hạ tầng được xây dựng khang trang và trang bị đầy đủ các tiện ích phục vụ nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó, Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Nẵng cũng chú trọng đầu tư nâng cấp và thay mới các trang, thiết bị đạt chuẩn quốc tế nhằm nâng cao độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.

Máy MSCT 64 lát;

Hệ thống chụp kỹ thuật số xoá nền (DSA);

Máy tạo nhịp tim, C-Arm;

Hệ thống máy siêu âm Doppler màu 4D;Siêu âm tim & mạch máu;

Ứng dụng công nghê thông tin trong quản lý bệnh viện, lưu trữ thông tin,…

Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ còn là nơi làm việc của đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chịu trách nhiệm quản lý nhiều chuyên khoa khác nhau của bệnh viện với mục đích đem đến trải nghiệm khám, chữa bệnh tốt nhất cho người dân.

12 khoa phòng

Đơn vị Tim mạch;

Ngoại Tiêu hoá – Gan – Mật;

Chấn thương – Chỉnh hình – Thần kinh;

Sản phụ; Nhi;

Mắt; Tai – Mũi – Họng;

Nội II; TIết niệu;

Chẩn đoán hình ảnh;

Dinh dưỡng;

Khoa Dược.

Địa chỉ: 291 (số cũ 161) Nguyễn Văn Linh, Phường Thạc Gián, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng.

SĐT liên hệ: 0236 3650 676

Thời gian làm việc:

Thứ 2 – Thứ 7

Sáng: 7h00 – 11h30

Chiều: 12h30 – 17h00

Chủ nhật

7h30 – 12h00

Di chuyển đến máy lấy số thứ tự. Bấm để lấy số thứ tự và ngồi đợi đến lượt.

Tiếp theo, lập hồ sơ khám và thanh toán chi phí khám bệnh hoặc dịch vụ theo yêu cầu. Giá phiếu khám bệnh là 90.000đ/1 người/1 lần khám.

Sau đó, quét mã vạch tại điểm đo sinh hiệu và theo dõi màn hình chờ theo thứ tự. Tại đây, các nhân viên y tế sẽ tiến hành đo chiều cao, cân nặng, huyết áp,…

Khi đã đo sinh hiệu xong, đi đến phòng khám, quét mã vạch và chờ đến lượt khám.

Khi đến lượt khám, vào phòng khám để được bác sĩ tư vấn, đưa ra chẩn đoán ban đầu và chỉ định cận lâm sàng (nếu cần thiết).

Trường hợp được chỉ định cận lâm sàng, nộp phí dịch vụ cận lâm sàng. Sau đó, quét mã vạch tại phòng tương ứng và chờ đến lượt.

Khi đến số thứ tự, vào phòng để thực hiện các chỉ định cần thiết và đợi nhận kết quả.

Khi đã có kết quả, mang kết quả quay lại phòng khám ban đầu, quét mã vạch trước phòng và đợi đến lượt khám. 

Sau đó, vào khám khi đến lượt để được bác sĩ đưa ra kết luận, phác đồ điều trị và kê đơn thuốc.

Cuối cùng, đi nhận thuốc. Đối với bệnh nhân có Bảo hiểm y tế, nhận tại quầy thuốc BHYT theo từng tầng khu C. Còn với bệnh nhân khám thường, đến quầy thuốc tư nhân tầng 1.

STT

DỊCH VỤ

CHI PHÍ

1.

Gói khám nhẹ cân – suy dinh dưỡng

430.000đ

2.

Gói khám thừa cân – béo phì

400.000đ

3.

Gói sinh thường – 1 giường

9.100.000đ

4.

Gói sinh không đau – 1 giường

11.100.000đ

*Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm chi tiết, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với bệnh viện.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết cho việc khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Nẵng. YouMed hy vọng qua đây có thể giúp bạn tiết kiệm được công sức, thời gian và tiền bạc khi đến khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Nẵng.

Người viết: Quan Bảo Phương

Hướng Dẫn Khám, Chữa Bệnh Tại Bệnh Viện Châm Cứu Trung Ương

Bệnh viện Châm cứu Trung ương là bệnh viện chuyên khoa hạng nhất về châm cứu của Việt Nam. Mỗi ngày, bệnh viện tiếp đón hơn hàng ngàn lượt khám, chữa bệnh đến từ khắp nơi trên địa bàn TP. Hà Nội cũng như các tỉnh miền Bắc. Vì vậy, để giúp cho việc khám, chữa bệnh của bạn được nhanh chóng và thuận tiện hơn, YouMed xin gửi đến bạn một số thông tin cần lưu ý khi khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương.

Được thành lập năm 1982 với tên gọi ban đầu là Viện châm cứu, đến nay Bệnh viện Châm cứu Trung ương đã trở thành bệnh viện hạng nhất chuyên về châm cứu trực thuộc Bộ Y tế. Với sự phát triển và nỗ lực không ngừng của toàn thể bệnh viện đã đưa Bệnh viện Châm cứu Trung ương trở thành bệnh viện đầu ngành của Việt Nam về điều trị bệnh, phục hồi chức năng bằng châm cứu, xoa bóp, bấm nguyệt, dưỡng sinh,… theo lý luận và y học cổ truyền dân tộc Việt Nam.

Được sự quan tâm và đầu tư của Nhà nước, Bộ Y tế cùng với sự trợ giúp của các tổ chức, Bệnh viện Châm cứu Trung ương đã không ngừng phát triển về cả cơ sở vật chất lẫn kiến thức chuyên môn đưa bệnh viện trở thành cơ sở có uy tín lớn kể cả trong nước và quốc tế. Hiện tổ chức WHO của khu vực đang tiến hành công nhận bệnh viện là cơ sở châm cứu và phục hồi chức năng của tổ chức.

Bệnh viện Châm cứu Trung ương không chỉ chú trọng phát triển về mặt chuyên môn mà còn quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất. Hiện bệnh viện đã được trang bị các thiết bị y tế tiên tiến hàng đầu thế giới nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả khám, chữa bệnh.

Máy xoa bóp bấm huyệt.

Tiếp nhận mổ các loại phẫu thuật easy demonstration speech ideas bằng châm tê – một y thuật độc đáo của phương Đông nhằm giảm thời gian sử dụng thuốc mê, gây tê là loại thuốc độc hại cho cơ thể.

Máy kéo giãn cột sống, cột sống thắt lưng.

Máy điện não đồ, siêu âm sóng ngắn điều trị,…

Ngoài ra, Bệnh viện còn có đội ngũ chuyên gia hàng đầu gồm các Phó giáo sư, Tiến sĩ về chuyên cứu cũng như các bác sĩ có chuyên môn cao, được tu học tại nước ngoài. Bệnh viện Châm cứu Trung ương được chia thành các chuyên khoa khác nhau nhằm phục vụ tối ưu nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân.

Khoa Lâm sàng

Khoa Khám bệnh đa khoa, Khám chữa bệnh.

Điều trị nội trú ban ngày.

Khoa Hợp tác, phát triển châm cứu Quốc tế.

Điều trị và chăm sóc trẻ tự kỷ, trẻ bại não.

Điều trị liệt vận động ngôn ngữ trẻ em.

Đột quỵ phục hồi chức năng.

Điều trị cột sống ít xâm lấn.

Dinh dưỡng tiết chế.

Điều trị toàn diện, Điều trị Quốc tế.

Dưỡng sinh, xoa bóp, bấm huyệt.

Ngũ quan (gồm Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt, Mắt).

Nội, Nhi, Lão khoa, Nam học.

Hồi sức cấp cứu, Ngoại châm tê.

Khoa Cận lâm sàng

Dược.

Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh.

Thăm dò chức năng, Kiểm soát nhiễm khuẩn.

SĐT liên hệ: 024 3562 7451.

Thời gian làm việc:

Khám thông thường:

Thứ 2 – Thứ 6: 8h00 – 17h00

Khám chuyên gia:

Thứ 2 – Thứ 6:

     Sáng: 8h00 – 11h30

     Chiều: 14h00 – 16h00

Thứ 7, Chủ nhật nghỉ.

Đối với trường hợp có Bảo hiểm y tế:

Di chuyển đến quầy phát số để nhận số thứ tự đăng kí khám.

Tiếp theo, đợi đến số thự tự đăng ký khám tại quầy tiếp đón tầng 1 nhà A. Khi đi khám cần mang theo thẻ Bảo hiểm y tế và CMND.

Sau đó, di chuyển đến phòng khám theo số thứ tự trên phiếu khám và đợi đến lượt khám.

Khi đến lượt, vào khám để được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định cận lâm sàng (nếu cần thiết).

Trường hợp được chỉ định cận lâm sàng, đi làm các cận lâm sàng (Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng) và đợi lấy kết quả.

Khi đã hoàn tất, quay lại phòng khám ban đầu để được bác sĩ kết luận và kê đơn thuốc.

Sau đó, quay lại phòng tiếp đón để nhận lại thẻ và di chuyển đến quầy thuốc Bảo hiểm y tế để nhận thuốc.

Đối với trường hợp không có Bảo hiểm y tế:

Di chuyển đến quầy phát số để nhận số thứ tự đăng kí khám.

Sau đó, đợi đến số thự tự đăng ký khám tại quầy tiếp đón tầng 1 nhà A. 

Đi đến phòng đóng viện phí tại tầng 1 nhà A để thanh toán chi phí khám bệnh.

Khi đã hoàn tất, di chuyển đến phòng khám theo số thứ tự trên phiếu khám.

Khi đến lượt, vào khám để được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định cận lâm sàng (nếu cần thiết).

Trường hợp được chỉ định cận lâm sàng, đóng tiền làm xét nghiệm sau đó đi đến khu vực  làm các cận lâm sàng  và đợi lấy kết quả.

Khi đã xong, quay lại phòng khám ban đầu để được bác sĩ kết luận và kê đơn thuốc.

Đem đơn thuốc đến quầy thuốc bệnh viện tại tầng 1 nhà A để mua và lãnh thuốc.

STT

DỊCH VỤ

CHI PHÍ

1.

Khám bệnh viện hạng I

38.700đ

2.

Đặt ống thông dạ dày

90.100đ

3.

Siêu âm Doppler xuyên sọ

222.000đ

4.

Siêu âm Doppler tim

222.000đ

5.

Mai hoa châm

72.300đ

6.

Kéo nắn cột sống cổ

45.300đ

7.

Xông thuốc bằng máy

42.900đ

8.

Ngâm thuốc YHCT toàn thân

49.400đ

9.

Bó thuốc

50.500đ

10.

              Châm tê phẫu thuật cứng duỗi                  khớp gối đơn thuần

74.300đ

Dược sĩ: Quan Bảo Phương

Ngâm Thuốc Y Học Cổ Truyền Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hà Giang

        Hình ảnh: Các bệnh nhân đang thực hiện thủ thuật ngâm chân tại khoa Y học cổ truyền

     Từ xa xưa nhiều sử sách đông y việt nam đã ghi nhận việc sử dụng nước để giữ gìn, nâng cao sức khoẻ và chữa bệnh như: Ngâm mình trong suối nước khoáng ấm để giảm đau khớp, nhức mỏi cơ thể, chữa mất ngủ, điều trị các bệnh ngoài da. Đun nóng hòn đá rồi cho vào nồi nước có sẵn một số cây lá thuốc để tạo hơi thuốc xông chữa cảm, cúm, đau nhức xương khớp.

     Nhiều bài thuốc, cây thuốc đã được nhân dân ta sử dụng để đắp, rửa bôi, tắm ngâm, xông, hun, …chữa các bệnh ngoài da, trĩ, cơ xương khớp, thần kinh,…có tác dụng tốt như: Nhị diệu tán, Khô trĩ tán, Khởi trĩ thang, Thanh đại tán, Hoả độc tán, Khổ sâm thang..

Theo Dược điển Việt nam III nhiều vị thuốc dùng ngoài đã được ghi nhận như: Mã tiền, Huyết giác, Ô đầu, Long não, Đại hồi, Địa liền, Đinh hương, Quế, Gừng hay Riềng ấm, Thiên niên kiện, Huyết giác, Thương truật,..

     Y học phương tây từ nhiều thế kỷ đã áp dụng tính chất cơ học và nhiệt học của nước tác động lên mặt ngoài cơ thể để trị liệu, đó là phương pháp Thuỷ trị liệu (Hydrotherapy) bao gồm nhiều kỹ thuật đa dạng tác động toàn thân hay cục bộ như: đắp, ngâm, xông hơi, tia nước trị liệu, khí dung,…

Theo y học hiện đại khi cơ thể được ngâm, xông nước nóng thì xảy ra các tác dụng sau:

+ Mồ hôi tiết ra nhiều, tăng cường sự bài tiết nước tiểu do giãn mạch ngoại vi.

+ Nhịp tim tăng lên thông qua sự kích thích các cơ quan thụ cảm ở da làm tăng cường lưu thông máu trong cơ thể.

+ Huyết áp giảm, nhịp thở tăng lên.

+ Giảm hưng phấn của hệ thần kinh.

     Ngâm thuốc có tác dụng kích thích hệ tuần hoàn, tiêu hoá, thần kinh, tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng chuyển hoá, chống viêm, chống stress và điều hoà cơ thể. Đặc biệt ngâm thuốc giải phóng cho cơ thể khỏi những cơn đau do co gân cơ, cứng khớp.

     Dựa theo phương pháp y học cổ truyền từ xưa kết hợp với phương pháp thủy trị liệu của Y học hiện đại , Khoa Y học cổ truyền – bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang , thực hiện phương pháp ngâm thuốc Y học cổ truyền để điều trị các bệnh lý cơ xương khớp , thần kinh và rối loạn giấc ngủ

     Phương pháp này kết hợp tác dụng của nhiệt và tác dụng của các loại thuốc đông y nhằm thông kinh hoạt lạc bị tắc nghẽn, tăng cường lưu thông máu, cải thiện  trao đổi chất, cơ xương khớp dẻo dai, tăng sức đề kháng, chữa được  nhiều  bệnh tật.

1, CHỈ ĐỊNH

– Viêm khớp, đau khớp, đau và viêm dây thần kinh, đau cơ, bong gân, cứng khớp, teo cơ, hạn chế vận động, sẹo co kéo, mỏm cụt đau, …

– Đau do co thắt cơ quan tiêu hoá và tiết niệu, sinh dục.

– Tăng huyết áp, …

– Bệnh ngoài da: viêm da dị ứng, tổ đỉa, nấm, chàm,…

– Vết thương nhiễm khuẩn.

– Tắc động mạch hay tĩnh mạch ở người bệnh.

– Trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm phần phụ, sa sinh dục, sa trực tràng, …

– Rối loạn thần kinh thực vật: mồ hôi lòng bàn tay, bàn chân, một số bệnh rối loạn vận mạch, …

– Chống stress, an thần, giảm béo, giải độc, …

2. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

– Dị ứng với các thành phần của thuốc.

– Vết thương hở.

– Bệnh cấp cứu.

– Thận trọng:

– Người bệnh say rượu, tâm thần.

– Trường hợp giảm cảm giác nóng, lạnh.

– Trẻ em, người già sa sút trí tuệ, …

– Người có tiền sử động kinh.

3. CHUẨN BỊ

3.1. Người thực hiện Bác sĩ, y sĩ, lương y, kỹ thuật viên, điều dưỡng được đào tạo về y học cổ truyền có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh theo quy định của luật khám bệnh, chữa bệnh.

3.2. Trang thiết bị

– Nước thuốc ngâm của bài thuốc để ngâm hoặc thuốc bột để hãm với nước sôi.

– Phòng ngâm hoặc phòng điều trị đảm bảo sự riêng tư của người bệnh, kín gió.

– Bồn ngâm có kèm theo chế độ sục và điểu chỉnh nhiệt độ

– Thuốc ngâm chân được sắc đóng túi

– Khăn lau tay, khăn tắm.

– Quần áo sạch để thay.

– Ghế ngồi cho người bệnh.

– Xà phòng rửa tay

– Dầu tắm, dầu gội đầu.

– Dung dịch sát khuẩn tay nhanh.

– Bàn chải, dung dịch vệ sinh bồn ngâm, chậu ngâm; dung dịch vệ sinh phòng ngâm.

– Găng tay cao su, dép chống trơn trượt.

– Giường nghỉ cho người bệnh sau khi ngâm thuốc toàn thân.

– Hộp chống shock, thuốc chống dị ứng.

– Thuốc trị bỏng (panthenol, …).

– Nước uống.

3.3. Thầy thuốc, người bệnh

– Thầy thuốc: khám và làm bệnh án theo quy định, kê đơn thuốc ngâm phù hợp với bệnh cảnh và điều kiện của từng bệnh nhân , hướng dẫn quy trình ngâm thuốc để người bệnh yên tâm hợp tác. Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp của người bệnh.

– Người bệnh tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc.

4. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

4.1. Thủ thuật

– Ngâm bộ phận

– Bộ phận: chuẩn bị chậu ngâm. Người bệnh bộc lộ và làm sạch bộ phận cần ngâm và uống đủ nước.

– Kiểm tra nhiệt độ của nước ngâm xem nóng quá hoặc chưa đủ nóng đề điều chỉnh, nhiệt độ thích hợp từ 35 – 390C.

– Ngâm bộ phận cần điều trị vào nước thuốc.

– Trong quá trình ngâm thuốc người bệnh tự xoa bóp vùng trị liệu để tăng hiệu quả.

– Làm sạch vùng trị liệu vừa ngâm bằng nước sạch, uống nước bổ sung.

4.2. Liệu trình điều trị

– Ngâm thuốc 15 – 20 phút/lần, 1 – 2 lần/ngày, tùy thuộc vào vị trí, tình trạng bệnh lý và thể trạng của người bệnh.

– Một liệu trình điều trị từ 10 – 20 ngày, tùy theo mức độ và diễn biến của từng bệnh, có thể tiến hành 2 – 3 liệu trình liên tục.

5. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

5.1. Theo dõi:

– Trong quá trình ngâm theo dõi nhiệt độ nước ngâm đề phòng bị bỏng.

– Những diễn biến trong quá trình ngâm, những tác dụng không mong muốn như: dị ứng, mệt mỏi, chóng mặt, …

5.2. Xử trí tai biến:

– Tại chỗ:

 + Bỏng do nước quá nóng, xử lý bỏng theo phác đồ

 + Dị ứng với thuốc ngâm: dừng ngâm, làm sạch thuốc trên da bằng nước sạch, dùng thuốc điều trị dị ứng

 – Toàn thân: Cho người bệnh nằm nghỉ nếu thấy mệt mỏi, chóng mặt. – Xử trí shock theo phác đồ.

Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện đa khoa tỉnh

Bài viết cùng thể loại…

Top Các Bệnh Viện Phòng Khám Thú Y Uy Tín Vũng Tàu

Bệnh Viện Thú Y Vũng Tàu – PETCARE

Bệnh Viện Thú Y PetCare là nơi tin cậy để thăm khám, chẩn đoán, điều trị nội trú và ngoại trú cho thú cưng. Đến với PetCare, Thú cưng của bạn sẽ được chẩn đoán đúng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả mau bình phục. Tại PetCare có các dịch vụ xét nghiệm, chuẩn đoán hình ảnh và Phẫu thuật điều trị: nối xương, sỏi niệu,… Phẫu thuật theo yêu cầu: triệt sản, cắt đuôi, cắt tai,…

Đặc biệt, PetCare có dịch vụ cấp cứu 24/7, khi thú cưng có các biểu hiện thần kinh (sốc, co giật, hôn mê), khó thở, gãy xương, tiêu chảy, nôn mửa nặng, bụng phình to, tắc đường tiểu, nuốt phải dị vật hoặc chất độc, đẻ khó hay bị thương nặng,… Hãy liên hệ ngay đến PetCare để được tư vấn kịp thời

Địa chỉ bệnh viện thú y PetCare Vũng Tàu:

Thú Y Vũng Tàu – Pet Vet

PET VET với đội ngũ bác sĩ của chúng tôi được đào tạo để nâng cao năng lực chuyên môn và được sự tin tưởng từ khách hàng, đến nay PET VET đã có 3 cơ sở tại Vũng Tàu, chuyên cung cấp các dịch vụ: Điều trị – Tiêm Phòng – Phẩu Thuật – Nha Khoa – Siêu Âm – Xét Nghiệm – Microchip- Xuất Cảnh – Nằm Viện – Khách Sạn – Grooming – Tắm Tỉa Lông,…

Địa chỉ phòng khám thú y Vũng Tàu – Pet Vet:

Bệnh Viện Thú Y Vũng Tàu – PetPro

Nhằm mang đến cho thú cưng một dịch vụ y tế chuyên nghiệp, nhằm nâng cao sức khoẻ cho thú cưng, qua đó khơi gợi lòng yêu thương động vật, kết nối với thiên nhiên… đã tạo nên hệ thống Bệnh Viện Thú Y PetPro hiện nay với nhiều cơ sở.

Bệnh viện thú y Nguyễn An Ninh Vũng Tàu – PetPro cung cấp các dịch vụ:

Bảo Hiểm Sức Khỏe Thú Cưng

Trông Giữ Chó Mèo

Triệt sản cho thú cưng

Chích ngừa thú cưng

Chứng hôi miệng trên chó

Spa Grooming – Dịch vụ làm đẹp cho thú cưng

Khách Sạn Cho Thú Cưng

Dịch Vụ Nội Trú Thú Cưng

Địa chỉ phòng khám:

Phòng Khám Thú Y Vũng Tàu – Vethome

Với những bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm có tay nghề, chuyên môn cao, trong chẩn đoán lâm sàng, kết hợp các phương pháp cận lâm sàng để đưa ra những kết luận chính xác nhất, Vethome sẽ là địa chỉ chăm sóc toàn diện tốt dành cho thú cưng.

Địa chỉ phòng khám thú y ở Vũng Tàu – Vethome:

Phòng Khám Thú Y Bà Rịa – Nguyễn Thái Toàn

Là địa chỉ được nhiều khách hàng đánh giá tốt, đến với phòng khám thú nuôi của bạn sẽ được khám kỹ, chăm sóc cẩn thận, tư vấn tận tình về các loại bệnh cũng như cách phòng ngừa. Phòng khám chuyên khám và điều trị bệnh chó, mèo: siêu âm – xét nghiệm – tiêm phòng – phẫu thuật – triệt sản.

Địa chỉ phòng khám:

Điện thoại: 091.377.5827

Địa chỉ: 450/1A Cách Mạng Tháng Tám, P. Phước Trung, TP. Bà Rịa

Phòng khám Thú Y Thùy Giang

Địa chỉ thú y Thùy Giang:

Điện thoại: 0394.668.845

Địa chỉ: Số 62 Đường 30/4, KP 6, Thị Trấn Ngãi Giao, Huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu

5

/

5

(

12

bình chọn

)

Bệnh Vảy Nến Hồng Chữa Trị Thế Nào?

Bài viết được tư vấn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Thu Hằng – Bác sĩ Da Liễu – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Bệnh vảy phấn hồng là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em và lứa tuổi thanh niên. Dù không phải là bệnh truyền nhiễm tuy nhiên vảy phấn hồng có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, gặp khó khăn trong sinh hoạt đời thường.

1. Bệnh vảy phấn hồng là gì?

Vảy phấn hồng là một loại phát ban thường gặp ở trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên, trong đó đa phần là nữ, bệnh thường bắt đầu bằng những đốm hồng có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục ở vùng ngực, bụng hoặc lưng và sau đó lan rộng khắp người.

Bạn đang đọc: Bệnh vảy nến hồng chữa trị thế nào?

Mùa xuân và mùa thu là những khoảng thời gian dễ mắc bệnh. Đa số bệnh vảy phấn hồng sẽ tự khỏi trong vòng 3 đến 8 tuần mà không để lại dấu vết gì.

2. Nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng

Hiện nay các nghiên cứu vẫn chưa chỉ ra được nguyên nhân gây ra bệnh vảy phấn hồng.

Một vài dẫn chứng cho thấy nguyên nhân gây ra bệnh vảy phấn hồng có thể là do nhiễm trùng bởi virus, đặc biệt là do một chủng virus Herpes gây ra. Lưu ý, đây không phải là loại virus gây nên mụn rộp sinh dục.

Nhiều câu hỏi được đặt ra là không biết bệnh vảy phấn hồng có lây không. Câu trả lời là không, dù cho đây là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ những đặc tính của bệnh vảy phấn hồng không phải là bệnh truyền nhiễm.

3. Triệu chứng của bệnh vảy phấn hồng

Người bị bệnh vảy phấn hồng thường có các tổn thương ở da có hình thoi, màu hồng, bờ hơi nhô. Những triệu chứng khác là tổn thương có hình tròn có ít vảy, sẩn nhô lên có màu hồng.

Vị trí thường gặp là ở vùng ngực, bụng hoặc lưng hai bên hông, thân mình, mặt trong đùi, mặt trong cánh tay và trong một số trường hợp đặc biệt có thể xuất hiện ở mặt.

Lưu ý cần phần biệt vảy phấn hồng với những bệnh có triệu chứng gần giống như :

Nấm da

Viêm da da dầu

Giang mai giai đoạn 2

Nổi mề đay

Vảy nến thể chấm giọt

Viêm da do nhiễm liên cầu

4. Cách chữa bệnh vẩy phấn hồng

Trong hầu hết các trường hợp, vảy phấn hồng sẽ tự khỏi bệnh trong từ 3 đến 8 tuần mà không cần phải sử dụng đến thuốc. Việc điều trị chủ yếu là điều trị các triệu chứng ngứa.

Các loại thuốc hoàn toàn có thể được dùng gồm có :

Thuốc kháng virus như acyclovir, famciclovir hoặc kháng sinh như là erythromycin. Các thuốc này có thể rút ngắn thời gian bị bệnh xuống 1-2 tuần. Trong trường hợp bệnh nhân cảm thấy ngứa nhiều, bác sĩ điều trị kê thêm các loại kem có chứa corticoid như Elomet, Flucinar, Diprosone,… để giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng ngứa.

Các loại xà phòng có hắc ín hay acid salicylic có thể giúp làm bong vẩy

Có thể sử dụng các thuốc kháng histamin như Cetirizine, Diphenhydramine, Chlorpheniramine, Loratadine.

Thông thường bệnh nhân sẽ được khuyên nên tắm nước ấm với dung dịch Calamine và tránh các hoạt động thể lực gây mồ hôi nhiều, nghỉ ngơi trong điều kiện nhiệt độ mát và thông khí tốt để làm giảm các cảm giác khó chịu.

Nếu xác lập có nguyên do gây bệnh thì điều trị theo nguyên do .

Sau 3 tháng điều trị bệnh vảy phấn hồng mà bệnh tình không thuyên giảm, bạn cần phải đến tái khám tại các cơ sở chuyên khoa da liễu ngay.

5. Các phương pháp để hạn chế diễn tiến của bệnh vảy phấn hồng

Để phòng hạn chế tiến triển của bệnh vảy phấn hồng thì những thói quen sinh hoạt cũng như phong cách sống cần được điều chỉnh để làm giảm thời gian mắc bệnh.

Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;

Dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;

Nên thông báo cho bác sĩ biết về các loại thuốc mà bạn đang dùng;

Tắm bằng nước ấm, có thể dùng các sản phẩm sữa tắm từ bột yến mạch để điều trị.

Là bệnh thường gặp và thường sẽ tự khỏi trong từ 3 – 8 tuần nhưng bệnh vảy phấn hồng lại có nhiều triệu chứng gần giống với nấm da, mề day, viêm da, … Vì vậy khi gặp những triệu chứng nghi mắc bệnh này, quý khách nên đến thăm khám với những bác sĩ, chuyên viên về da liễu tại bệnh viện Vinmec để được chẩn đoán và điều trị kịp thời .

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bệnh Tay Chân Miệng Dùng Thuốc Gì Để Chữa?

Bệnh tay chân miệng thường xảy ra với trẻ em từ 5 tuổi trở xuống, nhưng ngay cả người lớn cũng có thể là nạn nhân của bệnh chứng này. Ở người lớn và trẻ lớn hơn 5 tuổi, biểu hiện của bệnh chứng thường nhẹ hoặc không có triệu chứng rõ ràng để nhận biết.

Bệnh thường lây lan qua các môi trường: Nhà trẻ, gia đình, tiếp xúc với trẻ bệnh hay người lớn mắc bệnh mà không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần, bởi do nhiều chủng virus gây ra, do đó nếu trẻ đã mắc một lần rồi không có nghĩa là trẻ không thể mắc bệnh nữa mà chỉ miễn dịch với chủng virus đã mắc bệnh mà thôi.

Nếu thấy trẻ ngủ không yên, giật mình, khóc quấy hoặc trẻ ngủ li bì, mê mệt, cha mẹ phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị bởi có thể là bệnh đã biến chứng sang viêm màng não. Đây là lúc bệnh đã trở nặng và có khả năng gây nguy hiểm cao.

1. Điều trị bệnh tay chân miệng như thế nào?

Đây là một bệnh do virus và hiện nay chưa có thuốc điều trị bệnh đặc hiệu cũng như chưa có vaccine phòng bệnh.

Bệnh tay chân miệng thường sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày nếu không có các triệu chứng hoặc biến chứng nghiêm trọng. Cha mẹ nên cho trẻ nghỉ học để tránh lây lan sang trẻ khác. Đồng thời cần theo dõi trẻ tại nhà để phát hiện bé có các biểu hiện: Sốt cao, quấy khóc, bỏ ăn… và đưa con đi khám bệnh, không được tự mua thuốc điều trị để tránh các biến chứng.

– Khi trẻ bị viêm loét miệng lưỡi rất đau, trẻ quấy khóc và không chịu ăn uống gì dẫn đến mất nước, hạ đường huyết… cần được cho trẻ dùng thuốc giảm đau và khuyến khích ăn uống chậm, chia thành nhiều bữa thật nhỏ. Thức ăn nên lỏng, mềm, dễ nuốt và cho uống nhiều nước. Nhiều trẻ sẽ chấp nhận đồ lạnh hơn vì có thể làm giảm đau ở vết loét. Không cần tránh các thức ăn, thức uống lạnh, như nước đá, kem, yaourt… mà ngược lại, có thể thử cho trẻ những thức này, để xem trẻ có dễ chịu hơn phần nào hay không. 

Các tổn thương do tay chân miệng gây ra.

– Các triệu chứng sốt (trên 38.5 độ C), đau có thể dùng thuốc giảm đau hạ sốt acetaminophen. Liều lượng 10 -15mg/kg cân nặng/mỗi 4 – 6 giờ. Hoặc ibuprofen (thuốc này cần có chỉ định của bác sĩ trước khi dùng cho trẻ). 

– Nếu trẻ ngứa nhiều, luôn tay muốn gãi sẽ gây trầy xước và nguy cơ bội nhiễm da, bác sĩ sẽ cân nhắc thuốc chống dị ứng dùng đường uống giúp trẻ bớt ngứa. 

– Kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng điều trị trong bệnh tay chân miệng, trừ khi có bội nhiễm ở các vết loét và thuốc cần bác sĩ chỉ định nên không được tự ý cho trẻ uống kháng sinh.

– Vệ sinh miệng bằng cách cho trẻ súc miệng với nước muối pha loãng. Cho trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn. Sử dụng thêm các vitamin C, vitamin PP, vitamin A và kẽm theo toa bác sĩ để hỗ trợ cho da, niêm mạc mau lành.

– Đối với những trường hợp nghi ngờ bị biến chứng thần kinh, hoặc có những dấu hiệu, tiêu chuẩn, nghi ngờ khả năng hoặc nguy cơ bị biến chứng thần kinh cao, các bác sĩ sẽ quyết định cho trẻ nhập viện để bắt đầu điều trị chuyên biệt, hoặc để có thể theo dõi sát các dấu hiệu nặng nhằm can thiệp kịp thời. Vì khi trẻ bị biến chứng thần kinh, bệnh có thể diễn tiến rất nhanh và rất trầm trọng. Nếu phát hiện trễ, qua “thời điểm vàng”, các can thiệp chuyên sâu sẽ không được hữu hiệu nữa, hệ quả điều trị bệnh sẽ không được tối ưu. 

2. Các thuốc không nên dùng trong bệnh tay chân miệng

Mặc dù bệnh tay chân miệng rất dễ chẩn đoán, cha mẹ có thể nhìn qua triệu chứng để biết. Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, cũng khá nhiều gia đình không biết trẻ bị bệnh tay chân miệng. Khi trẻ xuất hiện các nốt ngoài da lại nghĩ con bị ngứa, mụn và tự mua thuốc về cho trẻ uống, bôi. Điều này rất nguy hiểm bởi trẻ không được đánh giá chính xác bệnh do đó không được theo dõi, điều trị đúng cách.

– Các loại thuốc bôi: Nhiều phụ huynh có con bị mắc bệnh thường sốt ruột nên muốn mua các loại thuốc bôi ngoài da để giúp con mau khỏi và nhanh giảm các triệu chứng như đau, ngứa, sát khuẩn…

Tuy nhiên, các tổn thương do tay chân miệng ngoài da thường không đau nên bôi thuốc với mục đích giảm đau là không cần thiết. Hơn nữa, hiện tại các thuốc bôi có tác dụng gây tê tại chỗ, giảm đau cũng không được khuyến cáo cho bệnh lý này. Với tổn thương trong miệng có thể gây đau và trẻ bỏ ăn, thì các thuốc bôi miệng tại chỗ không nên dùng, đặc biệt trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.

Thuốc sát khuẩn cũng không nên sử dụng, bởi các nốt tổn thương của bệnh tay chân miệng thường ít khi vỡ, nó sẽ tự thu nhỏ lại, khô dần rồi mất đi, không để lại sẹo, nên không cần bôi thuốc với mục đích sát khuẩn. Chỉ với những nốt to bị vỡ, các nốt ở vùng kín dễ bị nhiễm trùng có thể bôi với mục đích đề phòng bội nhiễm.

Thuốc bôi chứa corticoid: Với các thuốc bôi có chứa corticoid, có thể gây suy giảm miễn dịch và làm bệnh thêm trầm trọng.

Thuốc bôi ngoài da không rõ nguồn gốc, dù là thuốc nam, thuốc đông y cũng có thể gây những tác dụng phụ kích ứng da. Thuốc bôi ngoài da đông y có thể gây ngộ độc, đặc biệt là ngộ độc chì.

– Thuốc kháng virus: Một số phụ huynh bôi thuốc acyclovir với mong muốn diệt virus giúp nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên, acyclovir hoàn toàn không có tác dụng với virus gây bệnh tay chân miệng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Khám, Chữa Bệnh Tại Bệnh Viện Đa Khoa Hoàn Mỹ Đà Nẵng trên website Vxsc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!