Xu Hướng 9/2023 # Hoa Tử Đằng: Ý Nghĩa, Công Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc # Top 13 Xem Nhiều | Vxsc.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Hoa Tử Đằng: Ý Nghĩa, Công Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hoa Tử Đằng: Ý Nghĩa, Công Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Vxsc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hoa tử đằng có tên gọi khác là dây sắn tía, hoa đằng la, hoa chu đăng và tên tiếng anh của tử đằng là Chinese wisteria, tên khoa học là Wisteria sinensis. Đây được biết là loài cây có nguồn gốc từ châu Mỹ và có mặt ở Việt Nam khoảng 6,7 năm gần đây. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các loại hoa này ở Trung Quốc và Nhật Bản.

Cây tử đằng thuộc loại cây họ đậu, dạng thân gỗ leo và thường nở hoa vào tháng 4, tháng 5 và tháng 6. Hoa thường mọc thành chùm lớn có màu sắc rất rực rỡ và bắt mắt.

Hoa tử đằng được biết đến là dạng cây thân leo và có lá mềm, thuôn dài khoảng 15 – 35cm, phần lá có hình lông chim mọc đối xứng nhau, lá tử đằng thường rụng vào cuối thu đầu đông và sau đó nảy chồi ra hoa. Phần rễ hoa tử đằng được biết đến thuộc loại rễ cọc, không có rễ phụ và sống rất lâu năm

Còn về phần hoa tử đằng thì thường là những bông nhỏ mọc thành chùm, rủ xuống và có chiều dài khoảng 10cm đến 80cm. Hoa tử đằng thường có màu tím, trắng, hồng và hoa sở hữu một mùi hương đầy đặc trưng khiến nhiều người mê đắm. Cây tử đằng thường trồng từ 4 – 5 năm sẽ ra hoa.

Ý nghĩa hoa tử đằng trong phong thủy

Theo phong thủy của người phương Đông thì hoa tử đằng mang những ý nghĩa sau:

Mang lại sự may mắn, một sự khởi đầu thuận lợi cho gia chủ hay một công việc, dự án nào đó sắp được thực hiện. Thế nên, những công ty thường chọn hoa tử đằng bonsai để trang trí trong văn phòng.

Đồng thời, chúng còn mang ý nghĩa như một lời chào mừng, chào đón. Do đó, thường được sử dụng trong các buổi tiệc tân gia, tiệc chào mừng.

Đây cũng là loài hoa thể hiện tình cảm với người khác giới, thường được tặng trong buổi gặp mặt đầu tiên.

Và hoa tử đằng mang ý nghĩa về một cuộc sống nhiệt huyết, mãnh liệt của tuổi trẻ và mang ý nghĩa của sự bất hữu về thời gian.

Ý nghĩa về từng màu sắc của hoa tử đằng

Hoa tử đằng màu tím tượng trưng cho sự thủy chung, son sắt của một tình yêu vĩnh cửu.

Hoa tử đằng màu hồng mang ý nghĩa biểu trưng cho những cảm xúc cho tình yêu và cũng là màu sắc đại diện cho con gái.

Hoa tử đằng màu trắng mang ý nghĩa tình bạn (đối với người Nhật), nó còn thể hiện sự thuần khiết, tinh khôi và may mắn.

Hoa tử đằng màu xanh biểu trưng cho một sự khởi đầu tốt đẹp.

Trồng và chăm sóc hoa tử đằng trong chậu

Trồng hoa tử đằng trong chậu

Chuẩn bị vật liệu trồng hoa tử đằng trong chậu

Hạt giống hoa tử đằng

Chậu

Đất

Đất thì bạn nên chọn những loại đất giàu dinh dưỡng, phì nhiêu. Còn về hạt giống nên chọn những giống khỏe, tốt và không bị sâu bệnh.

Cách trồng hoa tử đằng trong chậu

Bước 1: Bạn ủ hạt giống với nước khoảng 24 tiếng để có thể kích thích hạt giống phát triển.

Bước 2: Trước khi trồng bạn nên xới đất cho thật tơi xốp và cho hạt đã ủ vào đất đã xới.

Bước 3: Bạn tưới đủ nước và đem cây đến nơi có nhiệt độ vừa phải, tránh nơi có nhiệt độ quá cao.

Lưu ý: Hoa tử đằng được biết là loài cây sinh trưởng và phát triển tốt ở điều kiện khí hậu lạnh. Do đó, những nơi có nhiệt độ cao hay các vùng nhiệt đới thì cây khó có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Cây tử đằng thường được gieo hạt từ 3 đến tháng 4 hằng năm.

Chăm sóc hoa tử đằng trong chậu

Vào sáng sớm, bạn nên tưới đều lên hạt giống hoa tử đằng để kích thích hạt giống phá đất và phát triển.

Với những cây non, bạn nên đặt chúng ở nơi nửa râm, nửa nắng ráo để cây quang hợp và đặc biệt phải cung cấp nhiều nước cho cây ở giai đoạn này.

Vào tháng 7, tháng 8 bạn nên tiến hành tỉa cành, tỉa lá để cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Về phân bón bạn nên chọn những loại phân NPK hay phân hữu cơ, bạn nên bón phân quanh gốc để cây được thích nghi dễ hơn.

Trồng và chăm sóc hoa tử đằng leo giàn

Trồng hoa tử đằng leo giàn

Với việc cho hoa tử đằng leo gian thì bạn cần thực hiện theo phương pháp chiết cành và nên chọn những cây mẹ khỏe, tốt, có trên 3 năm tuổi.

Đầu tiên, bạn chọn những cành khỏe, không bị khô hay bị sâu bệnh và tiến cành chiết cành sau đó cho vào đất. Tiếp đến, đợi khoảng 2 tuần cho cây bắt đầu thích nghi và sinh trưởng được ở môi trường mới thì bạn bắt đầu cho cây leo giàn bằng việc hướng những nhánh cây vào giàn để chúng có thể leo lên.

Chăm sóc hoa tử đằng leo giàn

Bạn nên cung cấp một lượng nước vừa phải cho hoa tử đằng

Advertisement

để luôn giữ được độ ẩm để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt.

Về phân bón, bạn có thể dùng phân hữu cơ bón quanh gốc và tưới đều nước để phân nhanh ngấm vào đất. Đặc biệt bạn nên chọn những loại phân dành riêng cho hoa leo để cây dễ thích ứng.

Đồng thời, bạn nên cắt tỉa cành, lá hoa tử đằng vào giữa tháng 2, tháng 7 và tháng 8.

Hoa tử đằng sở hữu vẻ ngoài tuyệt đẹp nhưng cũng chứa một lượng độc tố lớn trên khắp cây trừ phần hoa. Và nếu như bạn ăn phải lá hay quả của hoa tử đằng thì sẽ dẫn đến các tình trạng như tiêu chảy, đau bụng và có thể lấy mạng người nếu không được chữa trị kịp thời. Thế nên, khi phát hiện người bị trúng độc do tử đằng thì nên đưa ngay đến bệnh viện để kịp thời xử lý.

Tuy nhiên, trong y học thì sau khi được xử lý đúng kỹ thuật thì cây tử đằng thì vỏ hoa và thân có thể dùng trong việc làm thuốc giúp tiêu độc khử trùng rất hiệu quả.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Mười Giờ

Các Loại Hoa Mười Giờ Hoa Mười Giờ Mỹ

Loại hoa mười giờ đầu tiên mình muốn giới thiệu đến các bạn là hoa mười giờ Mỹ. Theo như mình tìm hiểu được thì hoa mười giờ Mỹ có đặc trưng là được người dân trồng ở bên trong chậu trang trí, làm thành các thảm hoa để ở sân vườn, rất đẹp.Bạn cũng có thể sử dụng các loại chậu trang trí để biến căn phòng của mình muôn màu muôn vẻ hơn.

Bên cạnh đó, mình còn tìm hiểu được cây hoa mười giờ Mỹ không chỉ đẹp, sắc hương ngập tràn mà nó còn có thể chữa được một số bệnh mà chúng ta vẫn thường hay gặp như ghẻ, viêm họng, mụn nhọt,… Loài hoa này thuộc dạng thân thảo mọng nước một năm, hoa kích thước 2,5cm, có màu cam, hồng, đỏ, tím, vàng, trắng,…

Không giống như những loài hoa khác, hoa mười giờ Mỹ có đặc trưng với nhiều loại cánh khác nhau như cánh đơn, cánh kép, hoa ưa nắng, không kén đất, chịu hạn tốt, thông thoáng. Ngoài ra, Hoa mười giờ Mỹ cực kỳ thích hợp với những người thích giản dị và cũng phù hợp với mọi tính cách.

Dù tên gọi là hoa mười giờ nhưng hoa lại thường nở từ 6h sáng và lâu tàn. Thế nhưng điều đáng chú ý là cây hoa yếu hơn các loại cây khác, mưa xuống lâu dễ bị úng thối, khi trời lạnh quá co thể cây sẽ chết. Do đó, người trồng hoa mười giờ Mỹ luôn phải cẩn thận trong khâu chăm sóc, giúp hoa có nhiều sự tươi tốt, bền đẹp hơn.

Hoa Mười Giờ Nhật

Loài hoa mười giờ thứ hai mà mọi người nên biết đến đó chính là hoa mười giờ Nhật. Không chỉ với tên gọi là hoa mười giờ mà loài hoa này còn xuất hiện ở một số nơi khác với những cái tên như cây mười giờ sam, cây rau sam, cây hoa sam Nhật, cây hoa sam, cây mười giờ cánh to,… Tên gọi của nó phải nói là cực kỳ đa dạng luôn đó ạ.

Cũng giống như các loại hoa mười giờ khác ,hoa mười giờ Nhật cũng thường được trồng ở các chậu nhựa trang trí ban công, ngoài sân vườn, những nơi mà bạn thường muốn ngắm như cửa sổ, phòng học,… Hoa thường nảy mầm ở nhiệt độ 20-26 độ C, nảy mầm từ 7 đến 15 ngày. Từ khi gieo hạt đến khi ra hoa thời gian từ 50-70 ngày.

Bên cạnh đó, Hoa mười giờ Nhật rất thích hợp với trời nắng, có thể nói đây là loài cây khá ưa nắng, có thể thích hợp trồng quanh năm và nhất là vào mùa hè, cây chịu hạn tốt, không kén đất, cánh hoa khá nhiều màu sắc như vàng, trắng, tím, đỏ, hồng, cam,… Chính vì lẽ đó mà rất nhiều người dân lựa chọn việc trồng và chăm sóc hoa mười giờ Nhật.

Hoa Mười Giờ Thái

Một trong những loại hoa mười giờ được phân bố khá rộng rãi và được nhiều người trồng nhất chính là hoa mười giờ Thái. Lý do là vì sự thích nghi của hoa mười giờ Thái rất tốt, nó có thể ở khí hậu nắng hoặc ấm áp đều được. Loài hoa này thường được trồng khá nhiều trong sân vườn hoặc trồng đan xen các cây lớn khác để mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ hơn cho sân vườn.

Ngoài ra, bạn nên có chế độ chiếu sáng, cấp nước, chăm sóc, dinh dưỡng đầy đủ. Như vậy bạn sẽ giúp cây ra hoa thường xuyên hơn, hoa ra đẹp và cho khu vườn có thể trông đẹp hơn rất nhiều. Hoa có nhu cầu cấp nước trung bình vì lá cây có dạng bọng nước. Hoa thường nở khoảng 8-9 giờ đến 10 giờ sáng trong ngày.

Hoa Mười Giờ Sam Cánh Kép

Hoa mười giờ đang được khá nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay chính là hoa mười giờ sam cánh kép. Lý do khiến nhiều người yêu thích trồng hoa mười giờ sam cánh kép là vì độ dịu dàng cũng như đằm thắm mà mỗi bông hoa mang lại. Hoa được trồng nền tại những khu công viên, các khu đô thị, biệt thự, trường học, và cả ban công.

Đây là loài hoa thuộc loài thân thảo rất mọng nước và đặc biệt loài hoa này cực kỳ cao. Chiều cao của nó tầm khoảng 10-15cm, phân nhiều nhánh. So với các loại hoa mười giờ khác thì mình thấy loại này cao hơn hẳn rồi đó ạ. Đặc trưng của loài hoa này là Cánh hoa nhỏ dài 1,5-2cm, thân cây hoa cũng nhỏ có màu xanh nhạt.

Hoa chủ yếu có màu cơ bản là vàng và đỏ. Hoa nở trong khoảng thời gian từ 8-10 giờ trong ngày. Hoa thích hợp ở nơi khô ráo. Loại cây có thân mọng nước nên cây hoa mười giờ sam cánh kép không chịu được úng. Hoa sẽ có hiện tượng cụp lại vào khoảng chiều tối. Hiện tượng này là do hoa thiếu nước, bởi thế nên cung cấp đầy đủ nước để hoa có thể tươi tỉnh như bình thường.

Cây Kim Ngân: Ý Nghĩa Phong Thủy, Cách Trồng Và Chăm Sóc

Kim Ngân được biết đến là 1 trong số những loài cây mang lại điều tốt lành, may mắn và có nhiều ý nghĩa phong thủy đối với gia chủ. Chính vì vậy mà đây là loài cây rất được ưa chuộng ở nước ta. Cùng tìm hiểu ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cây Kim Ngân ngay nha.

Nguồn gốc cây Kim Ngân

Đặc điểm cây Kim Ngân

Khu vực sinh trưởng chủ yếu của cây là ở đầm lầy. Do hình dạng thân cây xoắn lại độc đáo mà dân gian còn gọi cây là cây bím tóc hay cây thắt bím. Kim Ngân là loài cây bóng râm, ưa ánh sáng yếu vì vậy khi trồng trong nhà vẫn có thể phát triển tốt. Cây Kim Ngân có 2 dạng:

Cây cảnh: Cây trồng trong chậu nhỏ hoặc bình thủy sinh. Thân cây xoắn vào nhau, lá xanh và mọc xum xuê khoảng 5 – 7 lá một cành.

Cây ngoài tự nhiên: Cây có thể cao tới 18m, cây có thể ra hoa và kết trái.

Cây kim ngân sẽ ra hoa khi được trồng trong tự nhiên, với điều kiện thời tiết phù hợp. Hoa kim ngân khá to, mọc đơn, có màu trắng hoặc đỏ. Cây kim ngân nở hoa nghĩa là tài lộc may mắn, nở rộ. Quả hình trứng, hơi giống trái bơ, chuyển màu nâu khi chín. Bên trong quả có thể chứa 10-20 hạt.

Cây Kim Ngân có dáng vững trãi hiên ngang, thân bện xoắn vào nhau tượng trưng cho sự đoàn kết, vững vàng trước sóng gió. Lá cây xum xuê xanh tốt vượng phong thủy tiền bạc, hàm chứa sức sống mãnh liệt.

Số cây Kim Ngân trồng trong chậu cũng mang nhiều ý nghĩa:

Thế “trụ thiên”: Chậu trồng 1 cây duy nhất, thân cây phải to và mập mạp. Đó là thế đứng vững vàng, kiên định.

Thế “phúc – lộc – thọ”: Chậu trồng 3 cây, tết lại với nhau mang ý nghĩa bền chặt song hành của phúc – lộc – thọ.

Thế “phúc – lộc – thọ – an – khang”: Chậu trồng 5 cây, biểu tượng 5 yếu tố trên hòa hợp, song hành.

Lá cây xòe 5 nhánh là biểu tượng của sự cân bằng 5 yếu tố kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Vì vậy mà cây Kim Ngân hầu như không tương khắc với các mệnh trong phong thủy. Thế nhưng khi có những sự kết hợp này thì tiền tài sẽ càng phát triển hơn:

Thân cây màu nâu, kích thước chiếm 50% diện tích cả cây nên hợp mệnh thổ và kim.

Tán cây rộng, lá xanh mướt hợp mệnh mộc, mệnh hỏa.

Mệnh hỏa và thủy đều tương sinh với đặc điểm cây.

Kim Ngân hợp với hầu hết các tuổi. Kim Ngân khắc phục những nhược điểm về tính cách của người tuổi tuất, thân, tý. Đa số những người tuổi này chân thành, tốt bụng nhưng cũng vì vậy mà họ hay bị lợi dụng lòng tốt. Cây Kim Ngân sẽ mang lại sự hài hòa, chỉ đường công việc của họ đi đúng hướng để đạt thành công.

Người tuổi Tuất thông minh, nhạy bén, nhiệt tình, hay giúp đỡ người khác. Kim ngân giúp họ củng cố vị thế, thuận buồm xuôi gió trong công việc.

Người tuổi Tý lại biết cách kiếm tiền, có ý thức tích góp nhưng thiếu sự nhanh nhạy trong đầu tư. Cây kim ngân sẽ mang lại cho họ vận may và cơ hội tốt.

Những người tuổi còn lại thì cây tôn lên những nét tính cách nhạy bén, linh hoạt nơi họ, giúp đường đời rộng mở hơn.

Kỹ thuật trồng cây Kim Ngân

Đất trồng: Nên dùng đất vi sinh chứa nhiều dinh dưỡng, đất tơi xốp trộn mùn gỗ ủ hoai mục. Hoặc bạn có thể sử dụng đất TS2 có thành phần kích thích rễ lớn nhanh, giúp cây hút nước và dinh dưỡng nhanh chóng.

Phương pháp trồng: Cây kim ngân có thể trồng bằng hạt hoặc giâm cành. Thời gian giâm cành tốt nhất là mùa hè.

Kỹ thuật trồng: Đầu tiên, bạn rải 1 ít sỏi vào đáy chậu để cây thoát nước tốt rồi cho đất vào ½ chậu. Sau đó bạn bỏ cây vào, cho nốt phần đất còn lại rồi ấn chặt để định vị cây thẳng đứng. Bạn tưới đẫm nước cho cây rồi đặt cây ở bóng mát tới khi cây ra rễ thì mới chuyển qua nơi nắng phù hợp.

Kỹ thuật chăm sóc cây Kim Ngân

Nước tưới: Cây Kim Ngân không cần tưới nước quá nhiều. Nếu để trong nhà thì có thể tưới nước mỗi tuần 1 lần theo kiểu phun sương. Cây ngoài tự nhiên thì 1,5 tuần tưới 1 lần theo kiểu tươi ngập gốc.

Dinh dưỡng: Bạn bón phân NPK cho cây. Bạn hòa phân vào nước rồi tưới quanh gốc, mỗi 1-2 tháng bón 1 lần là đủ.

Nhiệt độ: Cây tự nhiên sống tốt ở nhiệt độ 10-40 độ C. Cây trồng trong nhà sẽ phù hợp nhiệt độ 15-25 độ C. Cây Kim Ngân dễ bị sốc nhiệt khi đột ngột bị chuyển từ nơi quá nóng sang nơi quá lạnh và ngược lại. Vì vậy bạn hãy đặt cây vào phòng bình thường để cây quen nhiệt độ rồi sau đó bật điều hòa cây vẫn có thể sống tốt.

Ánh sáng: Cây Kim Ngân không cần nơi nắng quá gắt vì vậy hãy để cây nơi có lượng ánh nắng vừa phải.

Cây Kim Ngân có giá dao động khoảng 120.000 đồng tới 320.000 đồng tùy kích thước.

Bạn có thể mua Kim Ngân ở những cửa hàng chuyên bán cây cảnh và hoa, những trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada hoặc những website bán cây online uy tín. Tuy nhiên, bạn nên tới tận nơi mua để đảm bảo nhìn tận mắt và chọn những cây thực sự đẹp và phù hợp.

Ý Nghĩa Và Cách Trồng, Chăm Sóc Cây Xương Rồng Bát Tiên

Hoa Xương rồng Bát Tiên được người đời biết đến là loài cây có nguồn gốc thuộc bản địa của vương quốc Đảo Madagascar, hoa còn được gọi với cái tên thông dụng là cây hoa Mão Gai.

“Bát Tiên” chính là 8 vị tiên: Hàn Tiên Cô, Hán Chung Li, Hàn Tương Tử, Lam Thái Hòa, Lã Động Tân, Tào Quốc Cữu, Thiết Quải Lý, Trương Quả Lão. Bát tiên quyền năng xua đuổi, tiêu diệt tà ma, để hoa trong nhà sẽ mang đến sự bình an, cát tường và sự may mắn cho gia đình

Về đặc điểm, xương rồng bát tiên có màu sắc thân đa dạng từ xanh, nâu đỏ đến nâu tím. Thân cây xương rồng này cao từ 75 – 100 cm, chia làm nhiều nhánh và cũng có gai và mủ, gai có hình dáng đa dạng từ gai đơn cho đến gai kép.

Lá xương rồng bát tiên sở hữu nhiều hình dạng khác nhau tùy thuộc vào điều kiện sống, độ tuổi và vị trí của lá trên cây. Phiến lá của loại xương rồng này có màu xanh bóng đặc trưng, một số ít có màu xanh sáng tươi mát.

Một điểm đặc biệt ở xương rồng bát tiên đó là chúng cũng có hoa. Hoa của loài xương rồng này có màu sắc khá đa dạng như hồng, xanh, đỏ, trắng, tím hay vàng. Hoa của chúng thường ra từ nách lá, mỗi nách lá là một chùm hoa to và rất đẹp mà lại lâu tàn. Mỗi đợt hoa nở rộ có thể kéo dài từ 2 – 6 tháng.

Trong phong thuỷ, xương rồng bát tiên được xem là vật mang đến may mắn, hạnh phúc cho gia đình của gia chủ. Bên cạnh đó, loài xương rồng này còn có công dụng trong việc mang những vận khí tốt vào nhà, xua đuổi tà ma cũng như hóa giải sát khí.

Ngoài ra, với các nước phương Tây, loài cây này còn là biểu tượng cho “vòng gai của chúa”, “vương miện Jesus” hay “máu của Chúa Kito”. Tương truyền rằng, máu của Chúa đã thấm xuống vòng gai, từ đó nở ra nhiều bông hoa đẹp rực rỡ. Và cũng từ đó, rất nhiều tín đồ Kitô giáo đã trồng Bát tiên có gai như một cách để tưởng nhớ đến chúa Jesus. Khi Chúa hồi sinh cũng là lúc Bát tiên ra hoa.

Còn riêng tại Trung Quốc, Bát tiên được người dân gọi là hoa cát tường. Ngụ ý rằng khi trồng loài cây này sẽ mang đến nhiều tài lộc và hạnh phúc, khiến mọi sự bình an tốt lành.

Xương rồng bát tiên được dùng như vật trang trí nội thất, văn phòng làm việc,…

Ngoài ra, trong đông y, loại cây này có vị đắng, chát, tính mát và chứa một lượng đọc nhỏ. Và có các tác dụng như cầm máu, trục thủy, giải độc, chữa xuất huyết tử cung, trị nhọt, viêm mủ da, chữa vết bỏng, chữa đòn viêm gan,… nữa đấy.

Trong phong thuỷ, cây xương rồng bát tiên hợp với hầu hết các mệnh. Đặc biệt, với những ai tuổi Thìn trồng loại cây này sẽ giúp cho công việc làm ăn lên như diều gặp gió, tiền bạc dồi dào, đường tình duyên được suôn sẻ và may mắn hơn.

Cây xương rồng bát tiên không nên đặt tại những nơi như phòng ngủ, phòng làm việc vì nó có thể khiến gia đình bất hoà do quan niệm về những gai nhọn sẽ mang đến nhiều ám khí.

Tuy nhiên bạn cũng không cần lo lắng vì chính bản thân loài cây này có thể cản được vận xui do những chiếc gai mang lại.

Bên cạnh đó, loài cây này có thể trồng hoặc trưng ngoài hiên nhà, ban công hay sân vườn. Nhiều người tin rằng chúng sẽ mang đến vẻ cho không gian của gia chủ và giúp cho gia chủ may mắn và bình an.

Kỹ thuật trồng

Về cách trồng, bạn nên dùng một ít gạch vụn và một lớp xơ dừa để ở đáy chậu để tạo độ thông thoáng. Tiếp đến, bạn cho cây vào chậu, thêm lượng đất thấp hơn miệng chậu rồi ấn nhẹ xuống cho chặt. Sau đó, bạn đặt cây ở chỗ râm mát rồi cho tiếp xúc từ từ với ánh nắng mặt trời.

Kỹ thuật chăm sóc

Về ánh sáng: Cây xương rồng bát tiên có khả năng sinh sống khỏe mạnh trong điều kiện nắng nóng thậm chí là ít nước. Loài cây này chịu được độ sáng khoảng 80%. Khi chúng chỉ nhận được 50% ánh sáng mỗi ngày thì sẽ phát triển chậm đi hoặc thậm chí ngưng ra hoa.

Về độ ẩm: Xương rồng bát tiên phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 20 – 35 độ C, độ ẩm từ 60% – 80%.

Về nước tưới: Bạn nên sử dụng nước sạch và tưới nước vừa phải để cây phát triển tốt, không bị héo cũng như không bị chết úng nha.

Về phân bón: Bạn nên sử dụng phân NPK 30-10-10 bón cho cây khi cây còn nhỏ và phân NPK 20-20-20 để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Khi cây sắp hoặc đã nở hoa, bạn nên dùng NPK 10-10- 30 bón cho cây để hoa to, đẹp, lâu tàn cũng như giúp cây cứng cáp hơn.

Về sâu bệnh: Loài cây này thường mắc các bệnh như đốm lá, thối nhũn, rầy bông, bọ trĩ,… nên bạn cần lưu ý dùng Anvil 5SC hoặc thuốc Topsin M-70WP cho bệnh đốm lá, thuốc Kasuran cho bệnh thối nhũn, thuốc Basudin cho bệnh rầy bông, thuốc Sherpa, Trebon hay Bi 58 cho bọ trĩ,…

Hoa Sen Trắng: Ý Nghĩa, Công Dụng Và Cách Trồng Ra Hoa Thơm Ngát

Hoa sen trắng mang vẻ đẹp thuần khiết, tinh khôi với cảm giác đơn giản, nhẹ nhàng và bình yên. Loài hoa này được trồng phổ biến khắp đất nước và đã trở thành biểu tượng của con người Việt Nam.

Chắc hẳn ai cũng biết bài ca dao: “Trong đầm gì đẹp bằng sen/ Lá xanh, bông trắng lại chen nhuỵ vàng/ Nhuỵ vàng, bông trắng, lá xanh/ Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Hoa sen tượng trưng cho một tâm hồn trong sáng, chân thành và đức hạnh bình dị, thanh cao.

1. Đôi nét về hoa sen trắng

Sen trắng có tên khoa học là Nelumbo lutea, còn được gọi với cái tên khác là sen Mỹ, sen vàng hay bạch liên hoa, thuộc họ Sen (Nelumbonaceae). Loài hoa này sống dưới nước, dễ trồng và dễ chăm sóc nên có thể thường xuyên bắt gặp tại các ao, hồ, đầm lầy…

Hình ảnh hoa sen trắng

Hoa sen trắng mang một màu trắng thuần khiết, tinh khôi với những cánh hoa mỏng nhẹ, bồng bềnh. Nụ sen khép kín, chụm vào nhau như hình bàn tay úp lại, màu trắng xanh. Khi những tia nắng đầu tiên trong ngày xuất hiện cũng là lúc hoa hé nở. Những cánh hoa trắng muốt xếp vào nhau đan xen, xòe rộng, dần lộ ra một lớp nhị vàng rực rỡ bao phủ lấy đài sen. Đài sen ban đầu có màu vàng non, khi già sẽ chuyển dần sang màu xanh thẫm và hạt sen lớn dần. Hạt sen có vỏ màu nâu thẫm, bên trong lớp vỏ có màu trắng và ở giữa hạt sen có tâm sen màu xanh.

Lá sen hình chiếc lọng với 2 thùy sâu đối xứng với nhau, dài khoảng 30-55cm, rộng khoảng 20-30cm. Lá nổi trên mặt nước, bề mặt nhẵn bóng, không bị thấm nước nên thường đọng lại những giọt sương lấp lánh. Lá sen màu xanh đậm, uốn lượn ở mép lá với những đường gân tỏa tròn xung quanh, nổi rõ hơn ở mặt dưới.

Thân và rễ sen nằm sâu dưới lớp bùn trong các ao, hồ, sông… đến khi cây phát triển lá và hoa thì mới ngoi lên mặt nước. Cây sen trắng được trồng trong điều kiện tốt có thể cao lên tới 1,5-2m và phát triển thân rễ theo chiều ngang bò ở dưới mặt nước khoảng 3m. Củ sen màu trắng, xốp, có lỗ khí ở giữa.

Hoa sen trắng khoe sắc

2. Ý nghĩa của hoa sen trắng

– Hoa sen trắng nền đen:

Ý nghĩa hoa sen trắng nền đen đại diện cho sự thanh bạch không ô nhiễm. Trong đời sống tâm linh, nhiều người quan niệm con người khi mất đi ở kiếp này chính là mở ra một cánh cổng cho một kiếp sống khác. Ngoài ra, màu trắng luôn là màu của sự tinh khôi, cho nên hoa sen trắng nền đen được xem là hình ảnh của sự trong sạch về tinh thần. Họ sẽ gột rửa tất cả và bắt đầu cho một khởi đầu mới. Hoa tang lễ từ sen trắng thể hiện sự kính trọng và yêu mến nhân phẩm của họ.

– Trong Phật giáo:

Hoa sen trắng có ý nghĩa lớn Phật giáo, chính vì thế mà hầu như tất cả các công trình kiến trúc về Phật giáo ở Việt Nam đều xuất hiện hình ảnh hoa sen trắng như một biểu tượng của nghệ thuật. Những công trình tiêu biểu có sen xuất hiện không thể không nhắc tới như Chùa Một Cột, Tháp cửu phẩm liên hoa, Chùa Tháp Bút, Chùa Tây Phương,… Trong Phật giáo sen trắng có nghĩa là sự giác ngộ, sự trong sáng đạt được khi thoát khỏi chốn bùn nhơ. Hoa sen với ý nghĩa vượt qua sự tham lam, dục vọng, không bị vấy bẩn giữa dòng đời xô đẩy.

Bó hoa sen trắng còn được rất nhiều người ưa chuộng khi chọn mua hoa tặng mẹ nhân ngày 20/10, 8/3,… Thay vì chọn những bó hoa hồng tươi thắm, thì những người con hiếu thảo lại lựa chọn những hoa sen trắng đẹp như gửi gắm lòng biết ơn về những hy sinh lặng lẽ của đấng sinh thành.

– Trong tình yêu:

Ý nghĩa hoa sen trắng trong tình yêu là loài hoa sen tượng trưng cho một vẻ đẹp thuần khiết, thanh cao, trinh nguyên, trang trọng và đầy sự tôn nghiêm. Dân gian cũng đã có câu thơ: “Yêu thương sen trắng tươi màu/ Sống đời đức hạnh thanh cao tâm hồn”, cho chúng ta thấy được ý nghĩa hoa sen trắng chính là đức hạnh và sự bình dị, thanh cao trong tâm hồn mỗi con người. Chính vì lẽ đó mà hoa sen trắng trở thành biểu tượng cho một tình yêu trong sáng, chân thành và trường tồn vĩnh cửu.

– Trong quan hệ xã hội:

Màu trắng của hoa sen tạo sự thanh khiết, không tì vết nhưng trong Hán – Việt, cụm “Bạch Liên Hoa” lại có ý nghĩa là nói những người bề ngoài đạo mạo, thanh cao, trong sáng, ngây thơ nhưng bên trong tâm hồn thì giả tạo, độc ác.

– Trong phong thủy:

Ý nghĩa hoa sen trắng trong phong thủy thể hiện cho sự thanh cao, thoát tục, sự khởi đầu, sự bình dị, nhẹ nhàng và cả sự hoàn mỹ. Hình ảnh hoa sen trắng đẹp đẽ giúp ngăn chặn nguồn khí xấu, điều hòa khí vượng, tăng cường năng lượng tốt giúp gia chủ tránh ưu phiền, tĩnh tâm, thư thái tâm hồn.

Hoa sen trắng có màu trắng thuộc hành Thủy nên hợp cả hành Kim, lá màu xanh chỉ tính Mộc, sinh trưởng trong bùn thuộc hành Thổ. Kết hợp lại tạo ra sự cân bằng, vì vậy nếu ai thuộc những mệnh trên có thể trồng sen đặt trong nhà để vượng tài vượng khí hoặc hóa sát, đặc biệt người mệnh Thủy và Kim.

Ngoài ra, hình ảnh hoa sen còn được biết đến là quốc hoa của đất nước Việt Nam ta. Những bông hoa sen tươi thắm luôn xuất hiện trên các buổi lễ, hình ảnh làng Sen quê Bác, hình ảnh hoa sen trên áo dài… Tất cả đều làm nên những sắc màu rất riêng của đất nước hình chữ S.

Hoa sen trắng cân bằng các mệnh

3. Công dụng của hoa sen trắng

Hoa sen trắng ngoài mang lại vẻ đẹp bình dị, dịu dàng còn sở hữu hương thơm ngọt ngào, lan tỏa nên thường được ưu ái trồng ở tiểu cảnh sân vườn, biệt thự hoặc trong chậu để trang trí nhà cửa, tạo nên không gian vừa đẹp đẽ vừa trong lành, mát mẻ.

Ngoài ra, hầu hết các bộ phận của hoa sen trắng đều có thể dùng để chế biến thức ăn ngon miệng như: ngó sen, củ sen, hạt sen…

Trong y học, loài hoa này cũng được bào chế thành những bài thuốc chữa bệnh vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả cao.

4. Cách trồng và chăm sóc hoa sen trắng

4.1 Trồng hoa sen trắng thế nào?

Cách trồng hoa sen trắng không khó và tốn nhiều công chăm sóc như nhiều người tưởng tượng. Bạn có thể trồng bằng hạt hoặc bằng cây con trong chậu.

Bước 1: Chọn hạt giống loại tốt, có vỏ nâu hoặc đen bóng để có tỷ lệ nảy mầm cao. Tốt nhất nên chọn hạt mới thu hoạch xong, không chọn hạt quá già hoặc đã được phơi khô sẽ rất khó để nảy mầm.

Bước 2: Tiến hành cắt một lỗ nhỏ ở đầu hạt, sau đó mài phần đầu đã cắt cho đến khi hạt sen để lộ phần thịt bên trong để hạt dễ nảy mầm và đâm chồi.

Bước 3: Ngâm hạt vào một bát nước ấm (khoảng 16-30 độ C) để nước ngập hạt, ngày thay nước 2 lần.

Bước 4: Khi mầm nhú hẳn ra ngoài thì bạn cắt đi lớp vỏ để lại 1/2 hạt, chú ý tránh để gãy mầm. Sau đó, tiếp tục ngâm nước đến khi mầm trở thành cây con.

Bước 5: Khi cây con cao khoảng 10-15cm, chuyển cây non sang chậu đã chuẩn bị sẵn. Đất trồng cây sen trắng là đất thịt. Chậu gồm có đất cao khoảng 50% chiều cao chậu và nước.

4.2 Cách chăm sóc hoa sen trắng

Sen cần được đặt ở nơi có ấm áp, có nhiều ánh nắng nhưng không quá gay gắt, chiếu trực tiếp vào cây. Nếu cây được đặt ở nơi có ánh sáng tốt, quang hợp tốt thì khoảng sau 2 tháng, cây sẽ phát triển mạnh và cao đến hơn 30cm, nở hoa đẹp. Bón thêm phân NPK để cung cấp dinh dưỡng cho cây khoảng 1 tuần sau khi cho cây con vào chậu.

Đối với hoa sen trắng trồng trong chậu, phải bổ sung nước hàng ngày bằng cách đổ nhẹ nước vào chậu, không để nước đọng trên mặt lá. Ngoài ra, có thể thả thêm một vài ngọn rong đuôi chó hoặc cây thuỷ sinh để sống chung với sen vừa đẹp mắt vừa lọc nước. Khi trồng, nếu thấy lá bị sâu thì phải diệt ngay, lá úa tàn thì phải cắt bỏ, lá nhỏ, vàng thì phải đánh tan một lượng phân nhỏ rồi cho vào nước.

5. Hướng dẫn cách cắm hoa sen trắng

Bước 1: Để cắm hoa sen trắng đẹp, cần tìm một bình hoa phù hợp, làm nổi bật vẻ đẹp của hoa. Hoa sen nên được cắm bằng loại bình gốm sứ hoặc đất nung với kiểu dáng hình trụ tròn, trụ vuông để việc cắm hoa được đẹp và dễ dàng hơn.

Bước 2: Cắt đi phần gốc cây sen để dễ tạo kiểu.

Bước 3: Cắm sen tỏa ra, tiếp đó điều chỉnh sao cho thuận mắt là được.

Lưu ý khi cắm hoa sen trắng:

Hoa sen trắng thường “nhạy cảm” với và nên khi cắm xong, không nên đặt bình hoa sen trắng gần những nơi này.

Thường xuyên thay nước cho bình hoa để tránh rong, rêu bám làm ảnh hưởng đến độ tươi của hoa.

Nếu bình hoa có bông bị héo, phải loại bỏ bông héo đó ngay, tránh làm ảnh hưởng đến những bông hoa còn lại.

6. Mua hoa sen trắng ở đâu và giá bao nhiêu?

Hoa sen trắng có bán tại các shop chuyên bán hoa hay trong chợ hoa, đôi lúc cũng có gánh bán hoa sen trắng với giá trung bình từ 80-100 nghìn đồng/bó. Có thể vào các trang đặt hàng online nhưng giá cả sẽ mắc hơn và còn tính thêm phí vận chuyển. Thông thường giá sen đầu mùa, số lượng khan hiếm thường nhỉnh hơn các hoa tươi khác.

Tuy có giá thành cao nhưng vẻ đẹp đặc biệt của loài hoa này luôn thu hút người sành hoa tìm mua hàng năm. Đặc biệt, các cô dâu cũng ưa chuộng hoa cầm tay trong ngày cưới được kết từ sen trắng.

Các cô dâu ưa chuộng hoa cầm tay trong ngày cưới được kết từ sen trắng

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Theo Nhật Linh (Thời báo văn học nghệ thuật)

Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Hồng Chuẩn Nhất

Cách trồng và chăm sóc hoa hồng chuẩn nhất

Hoa hồng thuộc cây thân gỗ bụi lâu năm, có thể trồng quanh năm nhưng trồng vào mùa xuân và mùa thu là phù hợp nhất. Bên cạnh đó đây còn là biểu tượng của tình yêu, là sự vĩnh cửu của vẻ đẹp tâm hồn nên được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên để trồng được một chậu hồng ra hoa đẹp không phải điều đơn giản. Nếu có kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng tốt, cây sẽ cho ra nhiều hoa với màu sắc rực rỡ và tươi tắn.

Các bước chuẩn bị trước khi trồng hoa hồng

Chuẩn bị những vật dụng cần thiết là khâu rất quan trọng, là tiền đề để có một chậu hay một khóm hoa hồng ra nhiều hoa và phát triển tốt.

Lựa chọn giống cây hoa hồng

Có rất nhiều cách để trồng hoa hồng trong đó phổ biến nhất là từ hạt, giâm cành, tách bụi hay từ những cây giống được ươm. Tuy nhiên nên chọn cây con được chủ vườn ươm sẵn, đặc biệt là những cây mập mạp, tươi tốt, có cành nhiều, lá nhiều vì tỉ lệ sống sẽ cao hơn và không tốn nhiều thời gian.

Trồng hoa hồng bằng phương pháp giâm cành

Làm đất trước khi trồng hoa hồng

Tuy hoa hồng là cây dễ sống, có thể phát triển trong nhiều loại đất khác nhau, nhưng muốn chăm sóc hoa hồng ra nhiều hoa thì ta nên chọn trồng trong đất tơi xốp, có độ thoát nước tốt không để nước tưới bị ứ đọng làm hỏng rễ. Người trồng có thể mua đất sẵn hoặc cũng có thể trộn đất với phân hữu cơ đã hoai mục như trùn quế, xơ dừa…

Lựa chọn chậu cho cây hoa hồng

Sau khi chọn xong vị trí trồng, tiếp đến bạn cần lưu ý đến cách lựa chọn chậu. Nên chọn chậu trồng phù hợp với độ tuổi và kích thước của cây hoa hồng.

Chọn chậu trồng hoa hồng phù hợp

Nếu đó là một cây hồng trưởng thành, thân cây lớn, nhu cầu nước nhiều thì trồng trong một chậu lớn sẽ giúp giữ ẩm lâu. Còn nếu chỉ để trồng những cành giâm mới mọc rễ và còn yếu thì nên chọn chậu nhỏ, để không bị ngậm nhiều nước sẽ khiến rễ cây bị thối. Lý tưởng nhất là những chậu có chiều cao 30cm, và đường kính khoảng 40cm hoặc chậu men cỡ số 4.

Vị trí đặt cây hoa hồng 

Hoa hồng là loại cây thích hợp sống trong điều kiện thoáng gió và có nhiều ánh nắng. Nhà ở các thành phố lớn hiện nay thường bị che khuất, thiếu ánh sáng nên cây dễ mắc bệnh, chất lượng hoa xấu, kém năng suất. Do vậy bạn nên chọn nơi trồng cây hoa hồng có hướng nắng mặt trời chiếu buổi sáng hay nắng chiếu xuyên, tránh ánh nắng gay gắt.

Nên để cây ở nơi thoáng gió và tràn ngập ánh nắng 

Cách trồng cây hoa hồng

Đầu tiên hãy lót dưới đáy chậu một ít than củi khô, sỏi hoặc xỉ than để thoát nước tốt, tạo độ thông thoáng tránh úng rễ. sau đó cho đất nhiều dưỡng chất đã chuẩn bị vào 2/3 chậu.

Lót xỉ than dưới đáy chậu

Tiếp đến khoét một lỗ chính có kích thước vừa với bầu đất của cây và đặt cây vào, phủ thêm một lớp đất cao tầm 8/10 của chậu. Khi trồng cây, dùng ngón tay nhấn chặt để gốc không bị lỏng. Để nơi thoáng mát 3-5 ngày, tưới rất ít, chỉ cần giữ cho đất có độ ẩm vừa phải. Sau đó đem ra nắng và tăng lượng nước tưới.

Cây giống hoa hồng được ươm sẵn

Bạn có thể cắm một cái que ở giữa chậu mục đích giúp cây đứng vững khi có gió to, tránh ảnh hưởng đến bộ rễ đang còn non. Cẩn thận hơn thì cắm thêm một vài cọc ở xung quanh để bảo vệ cây khỏi một số loài gặm nhấm như chuột.

Cách chăm sóc hoa hồng

Phân bón

Bón phân cho cây là một phần không thể thiếu trong quá trình trồng và chăm sóc hoa hồng. Sau khi trồng từ 3-5 ngày phun phân bón lá để giúp cây phát triển bộ rễ tốt giúp hoa ra có màu sắc sống động. Từ 10-15 ngày khi cây ra rễ, phát ra lá non thì bón bổ sung phân hạt Dynamic, phân dơi quanh gốc cây rồi tưới nước giúp cây hấp thu tốt dinh dưỡng, sử dụng muỗng cà phê để định lượng phân bón cho an toàn. Kết hợp xen kẽ định kỳ mỗi tháng 1 lần đối với phân bón lá và bón gốc. Tuyệt đối không tưới phân lên hoa sẽ làm hoa mau tàn.

Tưới nước

Hoa hồng là cây ưa nước nên cần bổ sung nước cho cây đều đặn. Nguyên nhân chính của hiện tượng lá bị vàng và rụng là do cây bị thiếu nước.

Tưới nước bằng vòi giúp hoa hồng loại bớt sâu bệnh trên lá

Bạn nên tưới cây bằng vòi phun nhẹ tưới đều vào buổi sáng, vào các ngày nắng gắt nên tưới thêm cho cây vào lúc chiều mát nhưng không quá muộn, tránh trường hợp lá và nụ còn ướt qua đêm dễ tạo môi trường cho sâu bệnh phát triển. Mách nhỏ với các bạn “nước vo gạo” cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho việc nuôi dưỡng cây, và “nước vôi trong” phòng khử sâu bệnh rất tốt.

Cắt tỉa cành 

Khi cây đã phát triển tốt, nhiều cành và nhánh chen nhau, bạn nên thường xuyên cắt bỏ cành, lá hoa bị hư. Khi cắt cần cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để tạo cho cây hoa hồng có sức đâm nhánh mới, từ mỗi đầu nhánh đó sẽ cho ra những nụ hoa mới.

Cắt tỉa cành, lá, hoa đã héo thường xuyên để kích thích cây ra mầm mới.

Nếu muốn hoa to thì cành phải to, nên bạn có thể tỉa những cành nhỏ thì bông sẽ to không bị bé dần đi.

Phòng trừ sâu bệnh gây hại cho cây hoa hồng

Bệnh phấn trắng

Vị trí thường thấy trên các lá non, các lá bánh tẻ, chúng phát triển rất nhanh làm lá biến dạng, thân khô, cây chết.

Bệnh phấn trắng

Bạn có thể dùng thuốc Score 250 ND hoặc Anvil 5 SC để chữa bệnh này cho cây.

Bệnh đốm đen

Khi lá vàng, rụng hàng loạt, theo dõi thấy xuất hiện vết ở cả 2 mặt lá là những biểu hiện của bệnh đốm đen.

Bệnh đốm đen

Thuốc đặc trị cho bệnh này chính là Daconil 500 SC, Đồng Oxyclorua 30 BTN, Anvil 5 SC.

Bệnh gỉ sắt

Lá bị bệnh có nốt lấm tấm vàng cam, hoặc đỏ gạch như màu của gỉ sắt.

Bệnh rỉ sắt trên hoa hồng

Thuốc phòng trừ là Kocide, Vimonyl 72 BTN, Daconil 500 SC.

Rệp

Căn bệnh phổ biến nhất của cây hòa hồng là rệp. Nhiệt độ 20 – 22 độ C, độ ẩm cao (75% – 80%) là điều kiện lý tưởng để rệp phát triển, sinh sôi nảy nở. Chúng có màu đỏ, xanh hoặc xám, thường tập trung chủ yếu ở những mầm non, nụ hoa và phần ngọn. Khi số lượng rệp xuất hiện chưa nhiều thay vì dùng thuốc Supaside 40 ND nồng độ 0,15%, Supathion, Thiodal để tiêu diệt chúng,

Ta có thể làm theo cách sau, vừa hiệu quả lại, nguyên liệu dễ tìm, lại vừa tiết kiệm kinh tế: Cách 1: Bạn dùng một miếng bông, thấm nước và ốp nhẹ vào những vị trí có rệp và lau, rệp sẽ bị dính vào miếng bông.

Cách 2: Bạn có thể dùng nước xà phòng loãng phun, rồi dùng bàn chải đánh sạch những chỗ có rệp.

Lời kết

3

/

5

(

7

bình chọn

)

Cập nhật thông tin chi tiết về Hoa Tử Đằng: Ý Nghĩa, Công Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc trên website Vxsc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!