Bạn đang xem bài viết Chùa Ốc Nha Trang, Ngôi Chùa Này Có Gì Thu Hút Khách Du Lịch được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Vxsc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tại sao được gọi là Chùa Ốc? Được xây dựng cách thành phố Nha Trang 35km về phía Nam, chùa Ốc có tên thật gọi là chùa Từ Vân. Ngôi chùa độc đáo có tuổi đời hơn 5 thập kỷ được chính tay các nhà sư xây dựng thủ công vào năm 1968. Được sử dụng các nguyên vật liệu xây dựng từ vỏ sò, ốc để xây nên được gọi là Chùa Ốc.
Nằm nổi bật giữa trung tâm thành phố Cam Ranh, chùa Ốc không chỉ là chốn tu thành thanh tịnh. Mà còn là địa điểm thu hút vô vàn các tăng ni phật tử gần xa cũng như lượng du khách đến thăm quan ngày càng đông. Ngay cổng chùa, bạn cũng cảm nhận được không gian yên tĩnh, thanh tịnh của chốn cửa Phật. Với con thuyền Bát Nhã được làm từ ốc có độ cao ba tầng và dài hơn 9m, trong lòng thuyền là tam bảo của cửa Phật, đặt ngay trước cổng chùa. Đi vào trong một chút, phía bên phải được đặt các pho tượng Phật và các hình thù trang trí độc đáo.
Điểm nổi bật nhất của Chùa Ốc là tháp Bảo Tích với độ cao 39m cao chót vót. Được xây dựng hoàn toàn bằng san hô, vỏ ốc, vỏ sò xếp chồng lên nhau, công trình mang đậm dấu ấn của đất biển. Tháp cũng được xây dựng bằng các vỏ sò, ốc với thời gian hoàn thành lên đến 5 năm và hiện đang có độ cao đứng đầu Việt Nam.
Nếu nhìn từ bên ngoài vào, tháp nổi bật với 49 tiểu tháp hình chóp, bên trong các tiểu tháp có các tượng Phật nghìn tay nghìn mắt được sắp xếp một cách cong phu, cùng với đó là 8 cửa tượng trưng cho “Bát Chánh Đạo”.
Tháp Bảo Tích được thiết kế hai tầng, tầng trên để thờ Phật, tầng dưới dành cho khách thăm quan. Bước vào tòa tháp, bạn như chìm xuống đáy đại dương mênh mông với thế giới các loài ốc, sò san hô rực rỡ và nhiều hình thù lạ mắt, cùng với những nét hoa văn được xếp một cách tỉ mỉ từ các vỏ ốc, vỏ sò….
Ngoài ra, đến với ngôi chùa có một không hai này bạn sẽ được trải nghiệm một cuộc tham quan xuống lòng đất có tên gọi là “mười tám tầng địa ngục”. Lối xuống chỉ vỏn vẹn 0,5 km đâm xuyên thẳng xuống lòng đất, với các con đường được xây dựng bằng vỏ của ốc, sò, san hô và vẽ các hình phạt khổ sai nhằm khuyên răn con người sống hướng thiện.
Sau khi vượt qua 18 tầng địa ngục nhắc con người hướng thiện. Bạn sẽ được đi qua cầu Nại Hà như một sự chứng thực vượt qua các ải khổ và trở lại trần gian thanh tịnh qua cửa miệng con rồng lớn.
Ngoài các địa điểm trên, tham quan cảnh chùa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng đôi rồng được làm từ các vỏ sò, vỏ ốc khác nhau đầy bởi sự xậy dựng của các nghệ nhân. Các tượng Phật lớn nhỏ, cảnh Phật Đản sanh, Phật xuất gia, Phật thành đạo, Phật chuyển pháp luân và Phật nhập niết bàn.
Nguồn: Tổng hợp từ internet
Đăng bởi: Töàn Văn
Từ khoá: Chùa ốc Nha Trang, ngôi chùa này có gì thu hút khách du lịch
Ngôi Chùa Nổi Tiếng Ở Vũng Tàu Thu Hút Du Khách
Địa chỉ chùa Linh Sơn Cổ Tự ở đâu?
Cách di chuyển tới chùa Linh Sơn Cổ TựChùa Linh Sơn Cổ Tự còn được gọi là chùa Phật Vàng
Kinh nghiệm đi Linh Sơn Cổ Tự Vũng Tàu, để di chuyển tới ngôi chùa này trước hết bạn cần tới được Vũng Tàu bằng xe khách hoặc phương tiện cá nhân. Chùa cách trung tâm thành phố Vũng Tàu khoảng 13km, tuyến đường gần nhất bạn có thể đi qua đường Ba Tháng Hai/QL51C khoảng 21 phút sẽ tới được chùa Phật Vàng.
Lịch sử chùa Linh Sơn Cổ Tự ở Vũng TàuCách di chuyển tới chùa Linh Sơn Cổ Tự
Linh Sơn Cổ Tự là ngôi chùa cổ lâu đời nhất tại Vũng Tàu từng được xây dựng trên Núi Nhỏ. Vào năm 1919 thực dân Pháp cho phá bỏ ngôi chùa để xây dựng hải đăng và hòa tiêu. Sau đó chùa được di chuyển xuống dưới núi và nằm đối diện với khuôn viên hiện tại của ngôi chùa hiện nay.
Lúc đầu chùa Phật Vàng được xây dựng bằng vách cót, tre nứa và ngói âm dương. Năm 1948 đại sư Thích Trí Tịnh được giao làm trụ trì và quản lý chùa, sau đó là cố Hòa thượng Thích Tịnh Viên làm trụ trì. Từ thời điểm đó tới năm 1959 chùa được dời sang khu đất đối diện và có quy mô như hiện nay. Vào 3/8/1991 chùa được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật.
Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo và vãn cảnh Linh Sơn Cổ TựChùa Phật Vàng có lịch sử từ lâu đời
Mặc dù không có diện tích rộng lớn như những ngôi chùa khác, nhưng Linh Sơn Cổ Tự luôn là điểm đến thu hút du khách hàng đầu tại Vũng Tàu. Ghé thăm ngôi chùa nổi tiếng này du khách sẽ được vãn cảnh thanh tịnh, cùng chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo và những pho tượng Phật trong khuôn viên chùa.
Vãn cảnh thanh tịnh trong chùaChùa Phật Vàng có khuôn viên rộng lớn với nhiều cây xanh và bầu không khí trong lành. Đây là điểm đến lý tưởng để du khách tham gia các hoạt động vãn cảnh, chiêm bái và đi dạo quanh khuôn viên. Đến với chùa Linh Sơn Cổ Tự du khách sẽ được hòa mình cùng thế giới Phật Pháp, thanh tịnh tâm hồn và gạt bỏ mọi ưu phiền của cuộc sống.
Chiêm ngưỡng kiến trúc văn hóa Phật giáoKhung cảnh thiên nhiên yên tĩnh và trong lành ở chùa Phật VàngCon đường di chuyển vào sâu bên trong chùa
Chùa Phật Vàng là ngôi chùa Phật giáo ấn tượng với thiết kế mang đậm dấu ấn về kiến trúc Phật giáo. Ngôi chùa được chia thành nhiều không gian khác nhau, đặc trưng với kiến trúc cổ xưa cùng điêu khắc rồng phượng tinh tế.
Kiến trúc độc đáo của chùa Linh Sơn Cổ Tự
Khu vực cổng chính của chùa được trang trí với những bức tượng về long tranh và sơn màu vàng. Bên trong khuôn viên của chùa Phật Vàng được thiết kế đặc trưng với kiến trúc Phật giáo và tông màu vàng làm chủ đạo.
Ngắm nhìn những bức tượng Phật độc đáoTừng chi tiết tỉ mỉ và vô cùng tinh xảo
Điểm nhấn của chùa Linh Sơn Cổ Tự là những bức tượng Phật và bồ tát. Khi di chuyển từ hướng cổng chính đi vào trong chùa du khách sẽ thấy tượng Phật bà Quan Âm đang uy nghiêm với khuôn mặt nhân hậu. Đặc biệt là bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao 1,2m và được làm bằng đá sa thạch cùng phết vàng vô cùng tinh xảo. Bức tượng này được các nhà khoa học ước tính có từ cách đây 1.600 năm.
Chiêm ngưỡng tượng Phật trong chùa
Phần đầu của bức tượng cao 30cm với phía dưới là mũ len xoắn kiểu bụt ốc và trên đỉnh là nhục kháo. Nhìn tổng thể tượng Phật hài hòa và được điêu khắc hoàn chỉnh. Đây cũng là bức tượng quý được công nhận là bảo vật Quốc gia, trở thành điểm đến thu hút du khách hàng đầu tại Vũng Tàu.
Những lưu ý khi tham quan chùa Linh Sơn Cổ Tự– Khi vãn cảnh chùa du khách nên chú ý ăn mặc kín đáo, gọn gàng và giản dị.
– Trong quá trình tham quan du khách nên tránh nói chuyện cười đùa hoặc gây ồn ào.
– Không được tự ý hái hoa bẻ cành khi tham quan chùa.
– Kết hợp tham quan những địa điểm nổi tiếng ở Vũng Tàu khác gần chùa như: Bãi Trước, đình thần Thắng Tam…
Ảnh: Internet
Đăng bởi: Thảo Nguyễn Hương
Từ khoá: Vãn cảnh Linh Sơn Cổ Tự – ngôi chùa nổi tiếng ở Vũng Tàu thu hút du khách
7 Đền, Chùa Độc Đáo Thu Hút Bậc Nhất Du Lịch Châu Á
1. Chùa trắng Wat Rong Khun, Thái Lan – điểm độc đáo của du lịch châu Á
Wat Rong Khun là ngôi chùa được xây dựng công phu nhất của Thái Lan (Nguồn: internet).
Chùa Wat Rong Khun còn có tên gọi khác là chùa Trắng. Kể từ khi khánh thành, chùa đã trở thành biểu tượng văn hóa của đất nước Phật giáo Thái Lan thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước. Cấu trúc tinh tế của Wat Rong Chun là tác phẩm do họa sĩ/kiến trúc sư nổi tiếng Chaloemchai Kositpipat thiết kế. Ngôi đền toát lên vẻ thoát tục như Đức Phật bởi nước sơn trắng tinh và những tấm gương được lắp trong chùa mang hàm ý tượng trưng cho trí tuệ cao siêu của Ngài.
Để vào được chùa, du khách phải băng qua cầu “địa ngục”. Hai bên cầu được chạm trổ cầu kỳ bởi hằng trăm cánh tay chực nhô lên như muốn níu lấy chân khách, hệt như cảnh địa ngục được mô tả trong kinh.
Bàn tay của những kẻ tội lỗi nhô lên ở khắp nơi khi đi qua cầu (Nguồn: internet).
Điều bất ngờ thú vị là chùa còn treo rất nhiều tranh ảnh của các nhân vật và nghệ sỹ nổi tiếng như Người nhện, Siêu nhân, Michael Jackson, Keanu Reeves, Elvis Presley,v.v…
2. Đền vàng Harmandir Sahib, Ấn ĐộĐền vàng Harmandir Sahib toát lên vẻ xa hoa khi nhìn từ xa (Nguồn: internet).
Đền Harmandir là ngôi đền lâu đời và thiêng liêng nhất đối với những tín đồ đạo Sikh trên toàn thế giới. Sắc vàng óng ánh, lung linh của đền được làm hoàn toàn 100% từ vàng. Các chuyên gia ước tính đã có khoảng 750 kg vàng ròng được dát, phủ lên mái vòm và tường ngoài của đền.
Ảnh chụp các tín đồ đạo Sikh trong giờ cầu nguyện (Nguồn: internet).
Đền Harmandir Sahib rất thân thiện với các du khách và tín đồ, bạn có thể vào đền từ mọi hướng, tượng trưng cho ý nghĩa rằng những người từ các tầng lớp xã hội khác nhau sẽ được đối xử bình đẳng ở đây. Hồ nước bao quanh đền là hồ Amrit Sarovar, được đồn đại là hồ nước “thần linh” có khả năng chữa được bệnh tật.
3. Đền thủy tinh Arulmigu Sri Rajakaliamman, MalaysiaArulmigu Sri Rajakaliamman hiện là ngôi đền thu hút nhiều khách du lịch nhất Malaysia (Nguồn: internet).
Bước vào đền du khách sẽ hoàn toàn lóa mắt bởi ánh sáng từ các chùm đèn pha lê phản chiếu qua các mảnh thủy tinh nhỏ đầy màu sắc tạo nên bầu không khí rất thiêng liêng. Được xây dựng vào năm 1922, kể từ khi được mở rộng và trùng tu đền đã sử dụng khoảng 300.000 mảnh thủy tinh các loại để gắn trên sàn, cột và các bức tường. Đây là ngôi đền Hindu cổ nhất ở Malaysia và tất nhiên cũng trở thành biểu tượng đặc trưng cho kiến trúc và văn hóa của Malaysia.
4. Chùa Chion-in, Nhật BảnCảnh chùa Chion-in tấp nập du khách vào các dịp lễ hội (Nguồn: internet).
Chùa Chion-in là ngôi chùa Phật giáo lâu đời theo môn phái Jodo, được xây dựng vào năm 1234 để ca ngợi người đã sáng lập ra tôn phái – thiền sư Honen. Đến tham quan chùa, du khách sẽ được đặt chân và băng qua cánh cổng cao tới hai tầng được mệnh danh là cánh cổng lớn nhất Nhật Bản.
Quả chuông 70 tấn trứ danh của chùa Chion-in (Nguồn: internet).
Hơn thế nữa, chùa còn nắm giữ kỷ lục với quả chuông lớn nhất thế giới nặng đến 70 tấn có tuổi đời khoảng 300 năm tuổi. Vào mỗi đêm giao thừa, chùa phải cần ít nhất 17 hòa thượng phụ rung chuông. Tham quan chùa, du khách sẽ được khám phá những điều kỳ bí được đồn đại ở Chion-in như: sàn nhà “biết hát”, cây dù bỏ quên Wasuregasa hay bức tranh “những chú chim mất tích” trên cửa trượt Kikunoma.
5. Đền Borobudur, IndonesiaĐền Borobudur có rất nhiều tháp nhỏ trông giống như chiếc sọt nên còn có tên gọi khác là “sọt Phật Java” (Nguồn: internet).
Những tàn tích của đền Borobudur được tìm thấy sâu bên trong khu rừng của đảo Java. Ngôi đền có cấu trúc khổng lồ lớn nhất thế giới được xây dựng với ít nhất 300.000 khối đá với 2.700 bức phù điêu và có tới 504 pho tượng Phật (thật ra có nhiều tượng hơn nhưng một số đã bị lấy cắp). Đền đã bị bỏ hoang trong 1000 năm đến nỗi suýt bị quên lãng. Từ khi được tìm thấy và được UNESCO công nhận là di sản thế giới, Borobudur là thắng cảnh thu hút nhiều khách du lịch nhất tại Indonesia.
6. Tu viện treo, Trung QuốcTu viện treo thách thức cả thiên nhiên, là địa điểm thú vị thu hút nhiều khách du lịch trong những năm gần đây của Trung Quốc (Nguồn: internet).
Với địa hình chông chênh chỉ toàn đá là đá, thật không thể tinh nổi con người lại có thể xây được một công trình tuyệt tác, độc đáo đến thế này. Đây là sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai có máu mạo hiểm đấy. Thách thức cả với trọng lực, chùa được cố định bằng các thanh gỗ lớn chắc chắn cắm sâu vào vách núi.
Khung cảnh một góc tu viện treo (Nguồn: internet).
Khoảng 40 phòng được kết nối với nhau bằng các hành lang, cầu và vọng lâu. Chùa được xây dựng bởi một nhà sư tên là Liao Ran vào triều đại Bắc Ngụy. Không chỉ thờ Phật giáo, chùa còn thờ cả Đạo giáo và Khổng giáo. Trải qua hơn 1400 năm nó vẫn trường tồn với thời gian và tồn tại đến ngày nay.
7. Đền Stambheshwar Mahadev, Ấn ĐộĐền Stambheshwar Mahadev nằm sát biển nên chịu ảnh hưởng mạnh từ thủy triều (Nguồn: internet).
Tọa lạc tại Vadorara thuộc Gujarat, Stambheshwar Mahadev là ngôi đền thờ thần Shiva. Điều làm cho nó khác biệt với các ngôi đền khác ở Ấn Độ chính là du khách chỉ có thể vào được đền khi thủy triều xuống thấp. Đền gần như chìm ngập trong biển nước, chỉ còn lộ chóp đền khi thủy triều lên cao. Bởi vậy người dân ở đây phải đợi triều rút mới được vào cúng thần thôi. Có lẽ vì sự cố thú vị này mà ngôi đền đã trở nên rất nổi tiếng tại Ấn Độ.
Cảnh nhộn nhịp của đền khi thủy triều đã rút (Nguồn: internet).
Đăng bởi: Tấn Bình Phạm
Từ khoá: 7 đền, chùa độc đáo thu hút bậc nhất du lịch châu Á
Bãi Vòng Phú Quốc Có Gì Hấp Dẫn Mà Thu Hút Khách Du Lịch?
Hướng dẫn chi tiết tham quan Bãi Vòng Phú Quốc
1. Bãi Vòng Phú Quốc ở đâu?Bãi Vòng Phú Quốc có vị trí ở ấp Bãi Vòng, xã Hàm Ninh, thuộc phía Đông của đảo ngọc. Dựa theo vị trí của Bãi Vòng, có thể xác định khoảng cách với các địa điểm ở Phú Quốc như sau:
Cách sân bay Phú Quốc khoảng 6,5 km
Cách Dinh Cậu, chợ đêm Phú Quốc khoảng 12km
Cách thị trấn Dương Đông khoảng 20km
Nguồn: sưu tầm
Bãi Vòng Phú Quốc sở hữu đường bờ biển dài tít tắp, chiều dài khoảng 7km kéo dài từ cửa Rạch Tràm tới mũi Hang Rắn. Địa chất ở bãi Vòng được nhận xét là rất tốt, dễ thoát nước, khung cảnh thiên nhiên hoang sơ chưa bị khai phá. Bãi Vòng được đánh giá là địa điểm du lịch Phú Quốc vừa có điều kiện thuận lợi cho ngư dân sinh sống vừa có nhiều hoạt động, trải nghiệm hấp dẫn cho du khách tới tham quan, du lịch.
2. Thời điểm đi Bãi Vòng Phú Quốc đẹp nhấtBãi Vòng Phú Quốc có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa, mỗi mùa đều có kiểu thời tiết đặc trưng riêng. Du khách có thể lựa chọn tới tham quan, du lịch bãi Vòng vào mọi thời điểm trong năm. Mọi thời điểm đều có khung cảnh biển xanh, cát trắng, nắng vàng và thời tiết mát mẻ, dễ chịu.
Tuy nhiên để tránh làm ảnh hưởng tới các trải nghiệm vui chơi, giải trí, khám phá trên đảo ngọc và bãi Vòng, bạn nên chú ý theo dõi thời tiết và tránh đi vào những ngày mưa gió, bão, biển động.
3. Những điều thú vị khi đến Bãi Vòng 3.1. Cảng biển đầu tiên khi đến đảo ngọcCảng bãi Vòng Phú Quốc nổi tiếng là một cảng biển được xây dựng lâu đời từ năm 2003 và cũng là cảng biển trung chuyển hành khách lớn nhất tại đảo ngọc. Quy hoạch bãi Vòng Phú Quốc đã phát triển nơi đây thành các khu sinh thái, nghỉ dưỡng để đáp ứng tốt hơn về nhu cầu du lịch, khám phá đảo ngọc cho du khách.
Nguồn: sưu tầm
Nhờ có cảng biển này, du khách có thể dễ dàng đi phà cao tốc tới Rạch Giá, Hà Tiên hoặc ngược lại. Với ưu điểm di chuyển nhanh, chi phí rẻ, tạo cảm giác lênh đênh trên biển, đây sẽ là một lựa chọn thú vị cho du khách trong phương diện lựa chọn phương tiện vận chuyển.
3.2. Bãi biển hoang sơ, thơ mộngTrong số các bãi biển Phú Quốc, bãi biển ở bãi Vòng cũng là một trong những nơi mang vẻ đẹp hoang sơ, nguyên vẹn chưa bị khai thác quá nhiều bởi con người. Với những du khách yêu thiên nhiên, thích sự yên bình, tĩnh lặng và thơ mộng thì bãi Vòng sẽ là địa điểm tuyệt vời.
Nguồn: sưu tầm
Tại đây, bạn có thể đi dạo hay nằm võng ngắm nhìn khung cảnh thanh bình, hít hà những hơi mặn của biển cả, khám phá thiên nhiên hoang sơ, thơ mộng. Những khoảnh khắc này sẽ xua tan mọi mệt nhọc, lo âu khiến bạn cảm thấy vô cùng thoải mái, thư giãn.
3.3. Trải nghiệm cuộc sống ngư dânĐến với bãi Vòng Phú Quốc, bạn không nên bỏ qua trải nghiệm vô cùng thú vị ở đây đó là thử hóa thành ngư dân để câu cá, đánh bắt tôm, chèo thuyền hay lặn biển ngắm san hô,… Khu vực bãi Vòng rất gần với các làng chài lâu đời nên bạn có thể tới trải nghiệm cùng ngư dân, thưởng thức những món ăn chế biến từ hải sản tươi ngon, nhâm nhi rượu sim ngọt ngào đặc trưng của đảo ngọc.
Nguồn: sưu tầm
3.4. Ngắm hoàng hôn, bình minh tuyệt đẹpLà một trong những bãi biển hoang sơ, thơ mộng của Phú Quốc, ngắm bình minh và hoàng hôn cũng là trải nghiệm mà bạn nhất định phải thử.
Nguồn: sưu tầm
Chiêm ngưỡng mặt trời dần dần mọc lên từ phía chân trời, đón những ánh nắng đầu tiên của buổi sáng sớm và hít hà không khí mát lạnh chắc chắn sẽ đem lại cho bạn năng lượng tràn trề vào ngày mới.
Chiêm ngưỡng khung cảnh bầu trời phủ một màu tím đỏ rực rỡ, tận hưởng những ánh nắng cuối cùng của một ngày sẽ là những giây phút lắng đọng, bình yên mà bạn không thể quên.
————————————————-
Đăng bởi: Phạm Thị Ngọc Tình
Từ khoá: Bãi Vòng Phú Quốc có gì hấp dẫn mà thu hút khách du lịch?
Chùa Phước Hưng – Ngôi Chùa Cổ Tuyệt Đẹp Ở Sa Đéc
Phước Hưng Cổ tự còn được gọi là chùa Hương, gọi tắt của biển hiệu chùa Minh Hương
Phước Hưng Cổ tự còn được gọi là chùa Hương, gọi tắt của biển hiệu chùa Minh Hương, tọa lạc tại số 461 đường Hùng Vương, ngay trung tâm thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Pháp. Đây là một công trình kiến trúc nghệ thuật vô cùng đặc sắc gắn liền sự ra đời của Phật giáo tại đô thị cổ Sa Đéc 300 năm.
Cổng vào chùa
Chùa Phước Hưng do nhóm người Hoa thuộc hội Minh Hương đến đất Sa Đéc sanh cơ lập nghiệp dựng để thờ Phật vào năm 1838. Thời gian sau được đồng bào Hoa-Việt trùng tu lại đầy đủ và tiện nghi hơn, nay còn gốc hai chữ chùa Hương Sa Đéc.
Chùa được dựng vào năm 1838
Chùa đã qua sáu đời trụ trì. Hòa thượng Minh Phước cho mở rộng Đông lang, Tây lang năm 1854. Hòa thượng Như Diệu cho trùng tu ngôi chánh điện năm 1882. Hòa thượng Vạn Hiển đã cho in kinh Kim Cang, Phổ Môn, Địa Tạng… bằng chữ Hán khắc gỗ năm 1919. Hòa thượng Vĩnh Tràng phát nguyện ra tận Hà Nội thỉnh chiếc mõ lớn nặng khoảng 15 kg. Hòa thượng Vĩnh Đạt trụ trì từ năm 1962 đã tổ chức trùng tu, mở rộng ngôi chùa, như xây lại Tây lang, xây đài Quan Âm, cổng tam quan… Hòa thượng đã được cử làm Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Tháp 2 nhiệm kỳ 1981 – 1984 và 1984 – 1987. Thượng tọa Thích Thiện Huệ kế tục trụ trì từ năm 1987 tiếp tục công cuộc trùng tu ngôi chùa, tái tạo Đông lang, xây dựng hội trường Trường cơ bản Phật học Đồng Tháp….
Chùa Hương được thiết kế theo hình chữ Sơn
Chùa Hương được thiết kế theo hình chữ Sơn. Đây là truyền thống kiến trúc chùa của người Trung Hoa lẫn Việt nam từ lâu đời.
Chùa có tất cả 8 mái, theo cấu trúc 2 cấp.
Chùa có tất cả 8 mái, theo cấu trúc 2 cấp. Phía trên đều lợp ngói âm dương truyền thống như những ngôi chùa thuở xưa. Xung quanh có hình đắp nổi, cỏ cây hoa lá chim muông đủ loại, lại thêm tứ linh Long, Lân, Qui, Phụng theo kiểu Trung quốc. Tất cả đều kết hợp hài hoà giữa sắc màu, vật liệu xây dựng, trong đạo có đời, trong âm có dương, như ánh trăng ảo huyền lung linh diễm lệ.
Mái chùa cổ kính rêu phong
Qua cửa Đông Lang để vào chánh điện du khách sẽ gặp hai câu đối nghe như âm vang chí nguyện của người xưa. Bên trong Đông Lang là phòng tiếp đón khách thập phương, kế đến là tổ điện gồm 05 gian bố trí 3 đường để chư tăng thọ trai mỗi ngày.
Họa tiết trang trí tinh xảo đẹp mắt
Giữa tổ điện phía trong trai đường là bàn thờ chư liệt vị tổ sư và các vị trụ trì. Những di ảnh, linh vị đều nằm trong chiếc khánh bằng gỗ sơn son, thếp vàng chạm trỗ hoa văn rất sắc sảo.
Bên trong tổ điện
Trước tổ điện treo một bức hoành phi cạm trỗ rất công phu, giữa là 03 chữ Bát Nhã Đường nổi bật trên nền mai, lan, trúc, bướm, quạt, cuốn thư, giấy bút… Phía trái của chánh điện là Tây Lang vừa để tiếp tăng khách và cũng là nơi lưu giữ các sách kinh.
Cách thức thờ phượng của chùa theo lối cổ, tôn nghiêm gồm hai bộ Tam Thánh Tây Phương cực lạc (Phật A-Di-Đà và Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí), đặc biệt có một pho tượng A-Di-Đà bằng đất sét thếp vàng có niên đại hơn trăm năm, không nung nhưng vẫn chắc chắn tới nay.
Cách thức thờ phượng của chùa theo lối cổ
Trong số các pháp khí có giá trị phải nói đến chiếc mõ tụng kinh chạm hình song ngư tuyệt đẹp và một chiếc mõ khác nặng khoảng 15kg được Hòa Thượng Vĩnh Tràng phát nguyện ra tận Hà Nội thỉnh về. Khi đi cũng như lúc về, Ngài đều đi bộ, đội mõ trên đầu, mỗi bước chân là một tiếng A Di Đà Phật.
Chiếc mõ tụng kinh chạm hình song ngư tuyệt đẹp
Đặc biệt nhất là những bản gỗ khắc chữ để in những Kinh, Luật của thời Hòa thượng Vạn Hiển (tiền nhiệm Trụ trì đời thứ 3). Hòa thượng đã cho xuất bản các Kinh, Luật như : Kim Cang, Pháp Hoa (phẩm Phổ Môn), Địa Tạng trọn bộ, A Di Đà, Tỳ Ni Nhật Dụng Yếu Lược, Sa Di Luật Giải . . . Hiện nay ở Phước Hưng còn bảo quản một bản kinh Kim Cang. Gần một thế kỷ mà nét vẫn đẹp, sắc rõ, giấy vẫn khá trắng và bền. Các bản gỗ còn nguyên vẹn do làm bằng loại gỗ tốt.
Xung quanh chùa được bày trí, dựng các tiểu cảnh thiên nhiên
Bên ngoài khuôn viên chùa là khoảng sân rộng được bày trí, dựng các tiểu cảnh thiên nhiên, tạo không gian thoáng đãng thanh bình. Khách vừa đến đây đã cảm thấy trút được ngay bao những lo toan, ưu phiền ngoài đời. Hằng năm cứ vào ngày 19 tháng 7 âm lịch, chùa lại tổ chức lễ giỗ tưởng nhớ hòa thượng Thích Minh Phước, vị sư trụ trì đầu tiên của chùa.
Nếu có dịp du lịch Đồng Tháp, bạn nhớ ghé đến tham quan, vãn cảnh Chùa Phước Hưng, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi và khám phá những nét đẹp về kiến trúc văn hóa, truyền thống nơi đây.
Đăng bởi: Thảo Đồng Phương
Từ khoá: Chùa Phước Hưng – Ngôi chùa cổ tuyệt đẹp ở Sa Đéc
Những Ngôi Chùa Cổ Linh Thiêng Cho Chuyến Du Lịch Tâm Linh Huế
Xứ Huế nổi tiếng với khung cảnh êm đềm, cổ kính. Ghé thăm cố đô du lịch, nếu muốn cảm nhận được hết nét yên bình, tĩnh lặng nơi đây bạn nên ghé qua những ngôi chùa linh thiêng của Huế. Những ngôi chùa nhiều năm lịch sử mang những dấu ấn của thời gian với những kiến trúc độc đáo là địa điểm bạn không nên bỏ lỡ khi du lịch Huế.
Bài viết sau đây sẽ giới thiệu với bạn 3 ngôi chùa cổ lâu đời nổi tiếng nhất xứ Huế.
Chùa Thiên MụĐược xây dựng từ những năm đầu của thế kỷ 17, chùa Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất của Huế. Ngôi chùa nằm cách trung tâm thành phố Huế 5km về hướng tây lặng lẽ yên bình bên dòng sông Hương trầm lắng.
Ngôi chùa với nhiều năm lịch sử là nơi lưu giữ những cổ vật không chỉ mang giá trị lịch sử mà còn giá trị văn hóa nghệ thuật lâu đời của đất nước như tranh ngang đồng bia đá chuông, tượng cổ,…
Ngoài ra, đến với chùa Thiên Mụ du khách còn được nghe những truyền thuyết , thần thoại lâu đời đầy bí ẩn về lịch sử xây dựng chùa, những câu chuyện kỳ lạ xung quanh ngôi chùa cổ được nhân dân nơi đây truyền miệng qua nhiều năm để thấy được sự linh thiêng kỳ diệu của chốn tâm linh này.
Chùa Huyền Không Sơn ThượngCách thành phồ Huế khoảng 14 km về phía Tây, chùa Huyền Không Sơn Thượng nằm giữa một vùng sơn cước hữu tình tại phường Hương Hồ, xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế trong một không gian yên tĩnh, thanh tịnh là nơi du khách có thể tịnh tâm ngồi thiền.
Chùa mang nét kiến trúc dân dã hòa chung với thiên nhiên mang một nét rất riêng . Chính điện chùa với lối kiến trúc nhà rường của Huế không pha trộn với nét kiến trúc khác mà hòa hợp với thiên nhiên, lấy hồn dân tộc làm ý nghĩa chủ đạo. Chùa Huyền Không là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Huế, nơi đây được xem là thắng cảnh xinh đẹp với những vườn hoa, cây cảnh đủ tư thế.
Đến với chùa Huyền Không Sơn Thượng, du khách sẽ được tìm hiều về lịch sử lâu đời của ngôi chùa, các giá trị tâm linh, văn hóa. Nơi đây gìn giữ 10 bài thơ cổ về lỗi sống và tư tưởng hướng giáo là những cổ vật có giá trị văn hóa tâm linh lớn.
Chùa Từ ĐàmChùa Từ Đàm tọa lạc ngay tại phường Trường An thành phố Huế , ngôi chùa cổ linh thiêng của Việt Nam lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa và lịch sử.
Với câu trúc gồm 3 bộ phận chính là tam quan, chùa chính và nhà hội, chùa mang lối kiến trúc độc đáo đan xen giữa những đường nét kiến trúc cổ xưa hài hòa với đường nét kiến trúc mới.
Đặc biệt, ngồi chùa linh thiêng còn nổi tiếng với giá trị lịch sử của mình. Ngôi chùa giữ một vị trí quan trọng trong cuộc trấn hưng và phát triển Phật giáo thời kỳ cận đại, cùng cuộc đấu tranh vì tự do hòa bình và tín ngưỡng. Với lịch sử dân tộc, ngôi chùa có một ý nghĩa to lớn trong cuộc Cách mạng tháng Tám, đây là trung tâm hoạt động của phong trào cứu quốc, nơi diễn ra các cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm được lãnh đạo bởi chư tăng và phật tử nơi đây góp công không nhỏ trong cuộc đấu tranh của dân tộc.
Xứ Huế là một trong những địa danh thu hút du lịch nhất Việt Nam. Nếu có cơ hội tới cố đô du lịch bên cạnh một chuyến du lịch khám phá nét đẹp cổ kính của phố Huế, vẻ đẹp thiên nhiên của sông Hương núi Ngự, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thăm quan những ngôi chùa cổ tại Huế. Du lịch Huế đến với những đền chùa nơi đây , bạn sẽ thấy được nét đẹp kiến trúc độc đáo lâu đời, địa chỉ lịch sử văn hóa đặc sắc của một Đại Việt qua nhiều năm rất thú vị.
Đăng bởi: Vũ Ngọc Mai
Từ khoá: Những ngôi chùa cổ linh thiêng cho chuyến du lịch tâm linh Huế
Cập nhật thông tin chi tiết về Chùa Ốc Nha Trang, Ngôi Chùa Này Có Gì Thu Hút Khách Du Lịch trên website Vxsc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!