Bạn đang xem bài viết Cây Na Rừng: Loài Cây Quý Với Nhiều Công Dụng Bất Ngờ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Vxsc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mô tả về dược liệuNa rừng là loại dây leo, có thân cứng, hóa gỗ, có màu nâu đen. Cành nhẵn có lá mọc so le, phiến dày, hình bầu dục hoặc hình trứng. Lá có gốc tròn đầu nhọn, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt, có nhiều chấm trắng nhỏ.
Cây có hoa khác gốc, mọc đơn độc ở kẽ lá, lá bắc dễ rụng, bao hoa gồm những phiến mập hình trứng, xếp thành 2 – 3 vòng.
Quả to, hình cầu, rất giống quả Na ta, nhiều múi, khi chín màu vàng, ăn được.
Mùa hoa thường rơi vào tháng 5 – 6, mùa quả rơi vào tháng 8 – 9.
Phân bố sinh tháiNa rừng là cây thường xanh, thuộc loài cây leo quăn, ưa khí hậu ẩm mát đặc biệt ở vùng nhiệt đới núi cao. Thảo dược này ưa sáng hơi chịu bóng, thường mọc ở ven rừng hay rừng đá vôi. Cây có thể được xếp vào nhóm những cây thuốc tương đối hiếm gặp ở Việt Nam, cần chú ý bảo vệ.
Bộ phận dùngCây có thể dùng vỏ rễ, vỏ thân để làm thuốc. Có thể thu hái quanh năm, phơi khô để dùng dần.
Tác dụng dược lýTừ dịch chiết bằng dichlorethan của thân dây Na rừng qua chiết tách bằng sắc ký lớp mỏng và sắc ký cột, được các thành phần III và IV có tác dụng ức chế hoạt tính nhân tố hoạt hóa tiểu cầu.
Ngoài ra, các nghiên cứu còn phát hiện ra rễ cây có chứa Ethanol có tác dụng giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả. Chiết xuất khác từ rễ cây có khả năng chống viêm và an thần.
Na rừng có quả to, hình cầu, rất giống quả Na taNa rừng được người dân dùng nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Thân dây thảo dược có vị đắng, cay, tính ôn, có tác dụng khu phong, trừ thấp, hành khí, hoạt huyết.
Quả có vị cay, tính hơi ôn, có tác dụng ninh tâm, bổ thận, chỉ khái, khu đàm.
Thuốc bổ, hoạt huyết, giảm đau, kích thích tiêu hóa từ Na rừngTheo kinh nghiệm dân gian, Na rừng được dùng làm thuốc giảm đau, thuốc bổ, hoạt huyết và kích thích tiêu hóa. Ngày dùng 8 – 16g vỏ rễ hay vỏ thân tán nhỏ, ngâm rượu uống, chia làm 2 lần trong ngày.
Ở Trung quốc, thân và rễ cây dược liệu được dùng chữa phong tê thấp đau, viêm loét dạ dày tá tràng, đau bụng sau khi sinh.
Sử dụng Na rừng cho phụ nữ sau sinh đẻ
Sử dụng 12 – 15 g rễ cây ngâm với rượu để uống dần. Mỗi lần thường dùng khoảng 50 – 100 g.
Dùng 20 – 30 g rễ dược liệu hãm cùng với một lượng nước vừa đủ. Dùng uống thay nước hàng ngày.
Sử dụng phối hợp Na rừng, Bổ béo, Sâm cau, Hồi sức hãm thành trà để uống.
Sử dụng thảo dược có thể giúp phụ nữ sau sinh đẻ ăn uống ngon hơn, giảm đau, hỗ trợ co bóp dạ con và tăng tốc độ làm sạch lượng máu sau khi sinh con.
Na rừng có hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, bao hoa gồm những phiến mập hình trứng, xếp vòng Na rừng hỗ trợ giúp giảm đauSử dụng vỏ thân, rễ cây ngâm rượu để dùng uống hàng ngày. Ngoài ra, có thể dùng 8 – 16 g thảo dược sắc nước uống như trà.
Sử dụng thường xuyên có thể giúp giảm đau, kích thích tiêu hóa, hỗ trợ điều trị đau dạ dày.
Na rừng giúp an thần gây ngủSử dụng quả rang lên, hãm trà pha nước uống có thể gây ngủ, có tác dụng an thần.
Na rừng có thể được sử dụng như một vị thuốc an thần, giúp điều trị viêm đau dạ dày, suy nhược cơ thể.
Ngoài ra, quả chữa thận hư đau lưng, ho, viêm họng viêm phế quản, thần kinh suy nhược. Dùng hàng ngày 6 – 9g sắc nước uống. Rễ Na rừng, Oai diệp tử lan, Hồ tiêu, tất cả dùng với lượng vừa đủ, ngâm rượu uống chữa đau bụng kinh.
Bài viết trên đã cung cấp thêm nhiều thông tin về cây Na rừng. Tuy nhiên cũng giống như những dược liệu khác, Quý độc giả cần tham khảo ý kiến của chuyên gia về liều lượng và cách dùng để đạt được hiệu quả cao nhất.
Ong Đen: Vị Thuốc Từ Ong Với Công Dụng Bất Ngờ
Ong đen còn được gọi là Ong mướp, Ô phong, Hùng phong tượng phong, Trúc phong. Dược liệu còn có tên khoa học là Xylocoba dissimilis (Lep). Thuộc họ ong Apidae. Theo Đông y, tác dụng của Ong đen là thanh nhiệt, tả hỏa khử phong dùng trong những trường hợp sâu răng, miệng lở loét, đau cổ họng, trẻ con bị kinh phong.
Mô tảOng đen có nhiều tên gọi khác nhau với nhiều lý giải. Dược liệu được gọi là Trúc phong, trong đó trúc là cây tre, cây nứa; phong là con ong, vì con ong này sống trong đốt tre cho nên có tên như vậy. Còn gọi là Ong mướp vì thường thấy nó đến hút mật ở hoa mướp. Hùng là gấu, tượng là voi đều là những con vậy to vì ong này so với ong mật thì to hơn như con gấu đối với con voi nhưng con vật khác.
Ong đen có màu đen, thân to và tù, dài chừng 0.5 cm, toàn thân có lông mềm. Dược liệu có màu đen nhạt, phía lưng có lông màu vàng nhạt, chân ngắn, đen, cánh màu lam tím, óng ánh, mềm, nhìn qua được. Thường sống trong những hốc cây mục hay trong thân cây tre, cây nứa, có thể sâu tới 30 cm hay hơn.
Trong thân cây nứa, ong chia thành nhiều ngăn. Trong ngăn có phấn hoa và mật, đồng thời chúng dùng để đẻ trứng.
Phân bố, chế biếnOng đen sống khắp nơi, ở đồng bằng cũng như miền núi. Tuy nhiên tại nước ta dược liệu này còn ít được chú ý khai thác.
Tại miền Nam Trung quốc, người ta thường bắt Ong đen vào mùa thu đông, đây là mùa ong thường hay sống trong ống tre nứa. Sau khi xác định được vị trí của Ong, người ta nút kín ống tre hay ống nứa lại. Sau đó dùng lửa hơ nóng để ong chết, chẻ ra để lấy mà dùng.
Dược liệu này nếu bảo quản không kĩ rất dễ bị mốc mọt, nên cần phải sấy cho khô trước khi bảo quản. Không nên phơi nắng vì dễ làm dược liệu dễ hỏng và mốc mọt hơn. Ong đen có thể là một nguồn xuất khẩu quan trọng, cần chú ý khai thác hơn.
Thành phần hóa họcHiện tại chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về hoạt chất có trong dược liệu. Có thể người ta sử dụng chủ yếu là chất độc của nọc ong vì ong đen cũng có nọc, đốt cũng đau buốt như ong mật.
Ong đen là một vị thuốc được dùng từ lâu đời trong nhân dân. Theo tài liệu cổ, Ong đen có vị ngọt chua, tính hàn, không độc, quy vào 2 kinh Vị và Đại trường.
Tác dụng của Ong đen là thanh nhiệt, tả hỏa khử phong dùng trong những trường hợp sâu răng, miệng lở loét, đau cổ họng, trẻ con bị kinh phong.
Liều dùng hàng ngày: Dùng 2 đến 4 con tán nhỏ uống.
Chú ý: Theo tài liệu cổ, những người thể trạng hư hàn không nên dùng.
Dược liệu này được sử dụng nhiều trong các bài thuốc, cụ thể như sau:
1. Chữa viêm họng, đau họngViêm họng là một bệnh tương đối phổ biến trong cộng đồng, thường xuất hiện vào giai đoạn chuyển mùa hoặc vào mùa lạnh. Viêm họng thường biểu hiện với tình trạng họng đau, có thể kèm ngứa và gây khó nuốt.
Ong đen dùng kết hợp với dược liệu khác để chữa viêm họng. Dùng ong tán thành bột mịn kết hợp với Bằng sa (hàn the), mỗi vị phân lượng bằng nhau, trộn đều. Mỗi ngày dùng uống 1 – 4 g với nước ấm. Ngoài ra có thể hòa bột ong với tỷ lệ 1/10 với nước, dùng bôi vào chỗ hàng ngày.
2. Điều trị ung nhọt, lở loét lâu ngày không khỏiCó thể dùng Ong đen sấy khô, tán thành bột, rây mịn. Vệ sinh sạch sẽ vết thương, vết lở loét bằng nước muối hoặc lá trầu không. Rắc bột ong lên vết thương, mỗi ngày có thể thực hiện vài lần để tăng khả năng hồi phục.
3. Trị trẻ con động kinh, sốt cao, co giậtBệnh động kinh (dân gian còn gọi là giật kinh phong) là một bệnh lý mãn tính xảy ra do sự bất thường trong não bộ. Nó dẫn tới sự kích thích đồng thời một nhóm các tế bào thần kinh của vỏ não, gây ra sự phóng điện đột ngột và không thể kiểm soát.
Dân gian thường sử dụng dược liệu như sau: Ong đen 2 con, tán thành bột mịn, dùng sắc với 200 ml nước, đến khi cạn còn 50 ml thì dùng uống hết một lần trong ngày. Có thể gia thêm đường để cải thiện hương vị.
Bài viết trên đã cung cấp thêm thông tin về dược liệu Ong đen. Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về vị thuốc này. Quý độc giả không nên tự sử dụng dược liệu, cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cây Giao: Công Dụng Và Cách Dùng
Cây Giao hay còn gọi là A giao, San hô xanh, Cây xương khô, Cành giao. Cây có tên khoa học là Euphorbia tirucalli. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Dược liệu được dùng để chữa các bệnh như hỗ trợ làm giảm cơn đau xương khớp và viêm xoang.
1.1. Mô tả dược liệuCây giao có thân to, chiều cao từ 4 – 8m. Cành mọc nhiều, có xu hướng mọc vòng xung quanh thân, màu lục, ít lá hoặc không lá có hình dạng như cành san hô.
Lá cây ngắn, chiều dài khoảng 12 – 16mm, rộng 2mm, rụng sớm nên hiếm khi nhìn thấy lá của cây. Hoa nhỏ và thường mọc thành cụm. Quả nang, có lông phủ nhưng ít, hạt hình trái xoan và nhẵn.
1.2. Bộ phận dùngToàn cây.
1.4. Phân bố, sinh tháiCây có nguồn gốc từ Châu Phi. Hiện tại, cây xương khô đã được di thực vào nước ta để làm cảnh và làm dược liệu
Có thể thu hái cây quanh năm, có thể dùng cây xương khô ở dạng phơi khô hoặc dùng tươi.
1.4. Thành phần hóa học của cây GiaoCây Giao có chứa các thành phần như: euphorbon, isoeuphorol, cycloeucalenol, Y – taraxasteryl acetat, triterpen cycloeuphordenol, resiniferonol, alcol ingenol,…
Vị hơi chua, cay, hơi có độc, tính mát. Cây có tác dụng giải độc, tiêu viêm, sát trùng, khu phong và kích sữa.
Theo nghiên cứu, cao Ethanol từ cây có tác dụng ức chế trung khu thần kinh, giúp hạn chế co giật và giảm đau. Ngoài ra, cao còn có khả năng ức chế vi khuẩn Staphylococcus aureus và Bacillius subtilis.
Chú ý: Nhựa của cây có độc, có thể gây mù mắt nếu để dây vào mắt. Vì vậy khi sử dụng cần thận trọng.
Rễ và cành của cây thường được dùng bằng cách sắc hoặc giã nát, còn mủ được dùng ở ngoài da. Cây giao có độc nên cần tránh dùng liều cao, ngay cả khi dùng ngoài.
Cây được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền ở các nước:
Tại Thái Lan, nhân dân dùng mủ tươi của cây để loại bỏ mụn cóc và u mềm lây.
Tại Ấn Độ, nhựa cây cũng được dùng để trị mụn cóc. Ngoài ra nguyên liệu này còn có khả năng cải thiện hen suyễn, đau dây thần kinh, đau nhức xương khớp do thấp khớp, đau răng, ho, đau tai,…
Tại Trung Quốc, thảo dược này được dùng để chữa nấm da, sản phụ thiếu sữa và đau nhức xương khớp.
Tại Indonesia, nhân dân dùng nhựa cây để loại bỏ mụn mủ, bướu, các bệnh ngoài da và dùng làm thuốc tẩy.
Ở nước ta, cây giao được dùng để trị liệt dương, táo bón và một số bệnh ngoài da. Một số nơi còn dùng để chữa đau răng, trĩ nội/ trĩ ngoại và lở loét mũi.
3.1. Bài thuốc chữa đau răngDùng 50g cành giao rửa sạch, ngâm trong cồn 90 độ 100ml vài ngày. Sau đó dùng nước ngậm để sát khuẩn răng và nhổ đi. Ngày thực hiện 3 – 4 lần liên tục trong vài ngày để làm giảm cơn đau răng.
3.2. Bài thuốc trị viêm xoangLấy cành Giao đun với 1 nước, trùm khăn xông.
3.3. Bài thuốc chữa mụn thịt và mụn cóc
Chuẩn bị: Mủ cây giao (nên dùng mủ mới, không nên để mủ lâu vì có thể giảm tác dụng điều trị).
Thực hiện: Dùng tăm bông thoa mủ cây giao vùng nốt mụn cóc. Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày.
Chú ý: Không nên dùng trên diện rộng, áp dụng khoảng 1 tuần sẽ thấy mụn thịt rơi ra. Nếu không có tiến triển, bạn nên đến bệnh viện để được tư vấn về cách loại bỏ mụn.
3.4. Bài thuốc chữa bong gân và sưng tay chân
Chuẩn bị: 1 nắm cành cây xương khô tươi.
Thực hiện: Đem rửa sạch, để ráo nước, bọc trong bao nilon và đập dập. Sau đó đắp thuốc lên vùng khớp sưng đau.
Khi dùng cây xương khô chữa bệnh, bạn cần chú ý những điều sau:
Nhựa từ cây giao có khả năng gây độc, nếu để tiếp xúc vào mắt có thể làm mất thị lực vĩnh viễn.
Ở một số làn da nhạy cảm, áp dụng các bài thuốc từ mủ của cây có thể gây kích ứng da nặng (phồng rộp, phát ban, nổi mụn nước,…)
Các bài thuốc từ cây xương khô còn có thể gây bỏng rát cổ họng, lưỡi, niêm mạc miệng, loét dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng,…
Có thể tương tác với thuốc ho và gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
Độ an toàn của dược liệu chưa được thiết lập đối với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
Cây Giao là thảo dược có độc tính mạnh. Quý độc giả cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
Cây Chó Đẻ Và Những Công Dụng Chữa Bệnh
Cây chó đẻ là một loại cây thuốc nam được lưu truyền trong dân gian hàng trăm năm nay. Mặc dù vẫn có nhiều ý kiến về công dụng chữa bệnh của loại cây này, tuy nhiên trong phạm vi bài viết này ameovat vẫn xin được giới thiệu những bài thuốc truyền miệng từ cây chó đẻ để các bạn tham khảo.
Cây chó đẻ có tác dụng gì – cay cho de, diep ha chau, cay cho de rang cua
Sơ lược về cây chó đẻCây chó đẻ là tên gọi dân gian phổ biến, quen thuộc của vị thuốc nam mang tên Diệp hạ Châu. Đây là loại cây thân thảo với độ cao trung bình tương đối thấp (khoảng 80cm) với nhiều nhánh mọc từ gốc lên ngọn. Là loài cây hoang dại ưa khí hậu nhiệt đới, cây chó đẻ được tìm thấy ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới từ Á sang Âu.
Cây được phân biệt bởi các kiểu lá khác nhau – diep ha chau
Theo Đông y, cây có vị ngọt pha đắng, tính hàn và có thể sử dụng toàn bộ các bộ phận của cây để điều chế thành các bài thuốc khác nhau.
Những công dụng chữa bệnh của cây chó đẻ theo kinh nghiệm dân gian Dùng cây chó đẻ để chữa bệnh ganMột trong những bài thuốc dân gian còn lưu truyền cho tới hiện nay về tác dụng của loài cây thuốc nam quen thuộc này chính là tác dụng chữa viêm gan, giải độc gan cũng như một số bệnh ảnh hưởng do lá gan không khỏe. Để sử dụng cây thuốc trong điều trị các bệnh này, bạn chỉ cần tới các hiệu thuốc Đông y và bốc các vị thuốc theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc và sắc uống theo đúng liều lượng là được.
Cây chó đẻ có tác dụng trong điều trị các bệnh về gan – cây chó đẻ chữa bệnh gì
Loại bỏ nhọt độcBước 2: Trộn đều hợp chất vừa có được với một ít nước đun sôi để nguội
Bước 3: Vắt nước từ hỗn hợp thu được, dùng nước để uống trực tiếp sau đó lấy bã đắp lên vết mụn nhọn.
Vị thuốc nam này cũng được dùng trong điều trị mụn nhọn – tac dung cay cho de
Hỗ trợ điều trị sỏi thậnBên cạnh hai công dụng vừa kể trên, loại cây này cũng được sử dụng trong việc hỗ trợ điều tri và làm tan sỏi có ở trong thận. Một vài kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy đây là vị thuốc nam có tác dụng lợi tiểu, tăng cường các hoạt động tiết dịch mật và làm giãn cơ vùng sinh dục, đường tiết liệu.
Cây chó đẻ được biết đến với công dụng điều trị sỏi thận – Tác dụng của cây chó đẻ răng cưa
Ngoài ra, sử dụng loại cây này còn giúp kích thích việc bài tiết nước tiểu được nhanh hơn, từ đó nhanh chóng đào thải các chất cặn bã dư thừa ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa sự ứ đọng tích tụ của các phân tử gây hại.
Đăng bởi: Bắc Hà
Từ khoá: Cây chó đẻ và những công dụng chữa bệnh
Cây Mã Đề: Vị Thuốc Nam Có Công Dụng Lợi Tiểu
Mã đề còn có tên khác là Mã đề thảo, Xa tiền, Nhả én, có tên khoa học là Plantago asiatica L., thuộc họ Mã đề (Plantaginaceae)..
Theo truyền thuyết của Lục cơ (cổ) thì loài cây này hay mọc ở vết chân ngựa kéo xe nên thành tên gọi (Mã là ngựa, đề là móng chân).
Cây mã đề cho các vị thuốc có tên sau đây:
Xa tiền tử (Semem Plantaginis): Là hạt phơi hay sấy khô.
Mã đề thảo (Herba Plantaginis): Là toàn cây trừ bỏ rễ, phơi hay sấy khô.
Lá Mã đề (Folium Plantaginis): Là lá tươi hay phơi hay sấy khô.
1.1. Cây Mã đề
Mã đề là loại cỏ sống lâu năm, thân ngắn. Lá mọc thành cụm ở gốc, cuống dài, phiến lá hình thìa hay hình trứng, có gân dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá.
Hoa mọc thành bông, có cán dài, xuất phát từ kẽ lá. Hoa đều, lưỡng tính, đài 4, xếp chéo, hơi dính nhau ở dốc, tràng màu nâu tồn tại. Gồm 4 chỉ nhị mảnh, dài, 2 lá noãn chúa nhiều tiểu noãn.
Quả hộp, trong chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng.
1.2. Dược liệu từ Mã đề 1.2.1. Lá Mã đềLá nhăn nheo, nhàu nát, giống như cái thìa, đỉnh tù, đáy thuôn hẹp, dài 7 cm đến 10 cm, rộng 5 cm đến 7 cm. Mặt trên lá màu lục sẫm, mặt dưới màu lục nhạt. Phiến lá dày, nhẵn. Mép nguyên có 3 đến 5 gân hình cung, lồi nhiều về phía mặt dưới lá. Cuống dài 5 cm đến 10 cm, rộng ra về phía gốc.
1.2.2. Hạt Mã đề – Xa tiền tửHạt rất nhỏ. Hình bầu dục, hơi dẹt, dài rộng khoảng 1 mm. Mặt ngoài màu nâu hay tím đen. Nhìn gân thấy trên mặt hạt có chấm nhỏ màu trắng khá rõ. Nhìn qua kính lúp thấy những vân lăn tăn trên bề mặt hạt. Rốn hạt lõm.
2.1. Thu hái
Vào tháng 7 – 8, quả chín thì hái toàn cây đưa về loại bỏ tạp chất. Phơi hoặc sấy khô.
Nếu chỉ lấy lá thì thu hái được quanh năm. Hái lúc cây sắp ra hoa hay đang ra hoa.
2.2. Bào chế
Lá sau khi hái đem về loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi hay sấy khô ở 40°C đến 50°C.
Lấy hạt Mã đề sạch, sao cho đến khi nổ giòn, phun dung dịch muối ăn và sao khô. Dùng 2 kg muối ăn cho 100 kg dược liệu, thêm nước vừa đủ để thấm ẩm dược liệu. Dược liệu sau khi chế có mặt ngoài màu nâu tối hoặc nâu vàng, mùi hơi thơm, vị mặn.
Toàn thân chứa một glucozit gọi là aucubin hay rinantin, còn gọi là aucubozit. Trong lá có chất nhầy, chất đắng, carotin, vitamin C, vitamin K yếu tố T. Trong hạt chứa nhiều chất nhầy, axit plantenolic, adenin và cholin.
Dùng đường uống chiết xuất hạt Mã đề có thể điều chỉnh huyết áp hiệu quả trong vòng 1 giờ. Dùng hằng ngày có thể kiểm soát mức độ nghiêm trọng của tăng huyết áp. Điều này cho thấy hạt Mã đề là một loại thảo dược có khả năng hạ huyết áp.
Là một tác nhân đa chức năng, Xa tiền thảo có tác dụng tái tạo trong các mô hình chuột mắc hội chứng thận hư. Các đặc tính chống viêm và chống chết tế bào theo chương trình, cùng với việc giảm mỡ máu và cổ trướng, đại diện cho các tác dụng điều trị quan trọng. Những kết quả này chỉ ra rằng Xa tiền thảo có khả năng là một tác nhân đầy hứa hẹn trong điều trị hội chứng thận hư.
Điều trị chiết xuất Xa tiền tử cải thiện hiệu quả chuyển hóa lipid và glucose ở chuột béo phì do chế độ ăn nhiều chất béo.
Chiết xuất cồn của Xa tiền thảo dự kiến sẽ được phát triển như các thành phần làm trắng da và chăm sóc sức khỏe với đặc tính chống oxy hóa và chống viêm.
5.1. Công dụngCả Xa tiền thảo và Xa tiền tử đều có chung tác dụng. Đó là làm mát, lợi tiểu, thông đường tiểu.
Chủ trị: Tiểu rát, tiểu gắt, tiểu khó, viêm bàng quang, sỏi tiết niệu, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam.
5.2. Liều dùngNgày dùng từ 16g đến 20g, dạng thuốc sắc, cao thuốc.
6.1. Viêm đường tiết niệu
Xa tiền tử 20g hoặc Xa tiền thảo 40g sắc uống. Hoặc phối hợp với Bạch linh, Trạch tả, Bạch truật đều 10g sắc uống.
6.2. Đau mắt sưng đỏXa tiền tử, Mật mông hoa, Thảo quyết minh, Bạch tật lê, Long đởm thảo, Hoàng cầm, Khương hoạt, Cúc hoa. Tất cả đều lượng bằng nhau, tán bột mịn mỗi lần uống 10 g, ngày 3 lần với nước cơm.
6.3. Tiêu chảyDùng Xa tiền tử 16g, Sơn tra 10g, sắc uống.
Lá mã đề có tác dụng lợi tiểu mạnh, do đó cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai. Đối với người cao tuổi hay đi tiểu đêm thì không nên dùng mã đề vào buổi chiều tối.
Khi ăn, uống vị thuốc mã đề cần kiêng kị những chất kích thích đưa vào cơ thể gây nóng như rượu, cà phê, các loại gia vị…
Làng Cù Lần Là Một Khu Du Lịch Sinh Thái Với Nhiều Điều Bất Ngờ Hấp Dẫn
Làng Cù Lần Đà Lạt, khu du lịch sinh thái này là nơi vô cùng thích hợp cho những ai muốn đi du lịch khám phá bản sắc văn hoá dân tộc. Tìm hiểu về lối kiến trúc xưa của đồng bào dân tộc K’ho. Đà Lạt – với những người yêu nó thì chưa bao giờ là chán nên các điểm đến ở đây cũng có sức hấp dẫn lạ kỳ.
Giới thiệu sơ lược về làng Cù LầnLàng Cù Lần là một ngôi làng nhỏ nhưng cực kỳ xinh đẹp và lãng mạn. Đây là một ngôi làng với diện tích khoảng 30 ha được bao phủ bởi rừng nguyên sinh. Chính nhờ vậy nó được mệnh danh là thiên đường du lịch sinh thái mát mẻ. Để đến được ngôi làng này, bạn phải trãi qua một cung đường cực kỳ đẹp và thơ mộng. Nó được mệnh danh là cung đường đẹp nhất Việt Nam.
Làng Cù Lần có gì mà hấp dẫn du khách Chiếm ngưỡng cảnh đẹp của làng Cù Lần Đà LạtĐể vào làng, bạn sẽ phải đi qua một chiếc cầu treo nhỏ bắt ngang con suối. Cảnh sắc hai bên hiện ra với cây cỏ xanh mướt một màu. Đây là vị trí lý tưởng để bạn cho ra đời những “chiếc ảnh” xinh lung linh. Nếu không đi theo cách này, bạn cũng có thể đi bằng xe jeep để vượt suối tiến vào làng. Trải nghiệm cảm giác băng rừng vô cùng thú vị. Ngôi làng nằm giữa rừng thông xanh mát, các con dốc quanh co uốn lượn bao bọc ngôi làng. Cây cầu gỗ xinh xinh bắt ngang
Nhìn ngôi làng từ xa, bạn tưởng như mình đang chuẩn bị sắp lạc vào “căn cứ” của các chú lùn trong truyện cổ tích. Những ngôi nhà nhỏ nhấp nhô nằm lặng lẽ giữa rừng núi, được che chắn bởi những hàng cây rậm rạp. Tiếng suối róc rách chảy hoà hợp với tiếng chim chóc tạo nên những giai điệu nghe vui tai đến lạ.
Muốn khám phá vẻ đẹp của làng Cù Lần, du khách nên đi vào sâu bên trong. Càng đi sâu, tầm mắt bạn sẽ ngập tràn những cảnh sắc tuyệt đẹp. Bên khoảng đất rộng lớn của làng là một hồ nước rộng. Mặt hồ in hằng cảnh vật cỏ cây ngả bóng. Những chiếc bè kết nằm trên mặt nước để phục vụ cho khách du lịch.
Tham gia trò chơi, các hoạt động ngoài trờiKhách du lịch tìm đến với làng Cù Lần ngày càng nhiều để thư giãn tinh thần, tham gia các trò chơi giải trí thú vị. Ban ngày, bạn có thể cắm trại dã ngoại, tham gia các hoạt động ngoài trời, hoà mình vào bức tranh thiên nhiên thơ mộng của ngôi làng. Các đội, nhóm đến đây du lịch có thể tham gia các hoạt động team building như săn gà rừng, bắt cá suối, chèo bè, leo núi, đạp xe địa hình…
Giao lưu văn hóa địa phươngĐến chiều tối, nếu tinh thần còn minh mẫn, năng lượng vẫn tràn trề bạn hãy tham gia hoạt động giao lưu văn hóa cồng chiêng của người dân bản địa. Những giai điệu mang hơi thở núi rừng vang vọng dưới bầu trời đêm, bên ánh lửa bập bùng. Bản giao hưởng giữa cồng chiêng với tiếng reo hò của bao con người. Tất cả như hoà quyện lại và in đậm vào sâu trong tiềm thức, là kỷ niệm vô cùng khó quên.
Trái tim và tấm lòng người dân trong làng Cù Lần Đà LạtTrước đây, cuộc sống của người dân tộc K’ho ở đây rất cơ cực. Nhiều người bỏ làng đi để hy vọng tìm được cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Khi có một người Quảng tìm đến ngôi làng Cù Lần Đà Lạt và lên ý tưởng xây dựng ngôi làng đẹp đẽ hơn. Mong muốn dân làng sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tiếp tục gắn bó với mảnh đất này.
Ngôi làng ngày càng trở thành một địa điểm thu hút khách du lịch. Là nơi yên bình chào đón khách phương xa bằng tấm lòng hiếu khách. Tạo dựng được một cuộc sống ấm no nhờ phát triển du lịch cũng như xóa bớt khoảng cách đìu hiu vắng vẻ của nơi này.
Nguồn gốc và lịch sử hình thành làng Cù Lần Đà LạtChàng trai ngày ngày cần mẫn nhặt đá xây nhà. Có lẽ cách làm khác người của chàng trai trong mắt của những người xung quanh là khờ dại. Cho nên mọi người đặt cho chàng cái tên là chàng “Cù Lần”. Sau một thời gian, câu chuyện về chàng trai ấy truyền đến tai cô gái mà chàng yêu, khiến nàng bỏ phố, băng rừng tìm đến. Choáng ngợp với vẻ đẹp của thiên nhiên hoang dã và cảm động trước tấm lòng của chàng trai. Cô gái đã lại rừng sâu cùng chàng “Cù Lần” xây dựng ngôi làng nhỏ bên bờ suối, dưới rừng núi đầy cỏ hoa.
Làng Cù Lần Đà Lạt nằm ở đâu?Làng Cù Lần tọa lạc tại thôn Suối Cạn, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Nằm dưới chân núi Langbiang nổi tiếng và gần với khu du lịch Suối Vàng. Du khách có thể dễ dàng kết hợp tham quan các điểm đến gần kề.
Giá vé vào khu du lịch làng Cù Lần Đà LạtGiá vé này được cập nhật từ cuối nằm 2023 và đầu nằm 2023. Tuy nhiên bạn có thể cập nhật thêm thông tin chi tiết qua các kênh thông tin khác. Giờ hoạt động của Làng cù lần Đà Lạt là từ 7h00 – 17h00 hằng ngày.
Người lớn: 100.000 đồng /người.
Trẻ em: 50.000 đồng/người
Thời điểm đẹp nhất để đi tham quan làng Cù LầnĐà Lạt khí hậu mát mẻ quanh năm cộng với việc làng Cù Lần nằm trong một khu rừng nguyên sinh mát mẻ. Đây là điểm đến mà bạn có thể đến bất kỳ mùa nào trong năm.
Đường đi và phương tiện di chuyển đến làng Cù Lần Đà LạtTừ trung tâm thành phố Đà Lạt, bạn di chuyển theo hướng núi Thung lũng Vàng. Dọc theo đường Xô Viết Nghệ Tĩnh. Đi đến ngã ba giáo xứ Tùng Lâm. Rẽ vào đường TL 722, đi qua khỏi đập nước An Kroet. Và đi thêm khoảng 5 km nữa sẽ đến được làng Cù Lần.
Ăn gì khi đi tham quan làng Cù LầnBạn có thể thưởng thức chiến lợi phẩm mà mình bắt được. Hoặc thưởng thức các món đặt trưng của núi rừng trong nhà hàng duy nhất của làng Cù Lần. Tuy nhiên, giá các món ăn trong nhà hàng ở đây hơi cao một tí, nếu bạn không lo về vấn đề chi phí thì có thể thử. Hoặc bạn cũng có thể mang theo thức ăn để có buổi dã ngoại tiết kiệm hơn. Sau khi ăn uống no nê, mỗi người có thể ngồi thư giãn, nghỉ ngơi trên bãi cỏ xanh mướt hoặc ngâm chân dưới dòng suối mát lạnh. Tinh thần của bạn chắc chắn sẽ được thả lỏng, mọi buồn lo, mệt nhọc sẽ được đặt xuống để đắm mình vào hơi thở núi rừng.
Ở đâu khi đi tham quan Làng Cù Lần Resort Villa cao cấpKhu nghỉ dưỡng cao cấp tại làng Cù Lần Đà Lạt bao gồm 2 căn villa riêng biệt, mỗi căn có 3 phòng. Phòng khách, phòng ngủ và nhà vệ sinh. Villa dành riêng cho 4 du khách với phòng 2 giường đôi và mỗi giường rộng 1,8 m. Nội thất tiện nghi và sang trọng, đầy đủ các nhu cầu thiết yếu. Giá công khai: 2.500.000 đồng /căn /đêm.
Bungalow đạt chuẩn 4 sao dành cho thượng kháchBungalow trang bị đầy đủ tiện nghi và đặc biệt rất sang trọng với tiêu chuẩn 4 sao.Hệ thống Bungalow này nằm riêng biệt với 11 căn, mỗi căn ở 2 người và tối đa 4 người. Giá bungalow nguyên căn công khai: 1.500.000 đồng /căn /đêm. Phụ thu thêm giường phụ 200.000 đồng /người.
Dịch vụ nhà Sàn Sơn CướcNhà sàn Sơn Cước được trang bị các tiện nghi cơ bản như gối, nệm, mền. Tổng nhà sàn ở đây có 6 căn, sức chưa mỗi căn là 10 người. Điều bất lợi của dịch vụ này là sử dụng nhà vệ sinh chung ở bên ngoài. Giá thuê nguyên căn: 2.000.000 đồng /căn.
Cắm trại giữa làng Cù Lần Đà LạtNếu bạn chán cảnh sang trọng, muốn hòa nhập với thiên nhiên hoang dã. Bạn hoàn toàn có thể thuê lều để ở lại qua đêm. Dịch vụ lều được trang bị túi ngủ và mềm gối cơ bản. Du khách sử dụng hệ thống vệ sinh chung. Mỗi lều rộng 12m2 và sức chứa 10 người. Giá thuê lều tùy thời điểm, nhưng không vượt quá 70.000 đồng / 1 người.
Lưu ýĐăng bởi: Duyên Ngô
Từ khoá: Làng Cù Lần là một khu du lịch sinh thái với nhiều điều bất ngờ hấp dẫn
Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Na Rừng: Loài Cây Quý Với Nhiều Công Dụng Bất Ngờ trên website Vxsc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!