Bạn đang xem bài viết Cây Giao: Công Dụng Và Cách Dùng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Vxsc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cây Giao hay còn gọi là A giao, San hô xanh, Cây xương khô, Cành giao. Cây có tên khoa học là Euphorbia tirucalli. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Dược liệu được dùng để chữa các bệnh như hỗ trợ làm giảm cơn đau xương khớp và viêm xoang.
1.1. Mô tả dược liệuCây giao có thân to, chiều cao từ 4 – 8m. Cành mọc nhiều, có xu hướng mọc vòng xung quanh thân, màu lục, ít lá hoặc không lá có hình dạng như cành san hô.
Lá cây ngắn, chiều dài khoảng 12 – 16mm, rộng 2mm, rụng sớm nên hiếm khi nhìn thấy lá của cây. Hoa nhỏ và thường mọc thành cụm. Quả nang, có lông phủ nhưng ít, hạt hình trái xoan và nhẵn.
1.2. Bộ phận dùngToàn cây.
1.4. Phân bố, sinh tháiCây có nguồn gốc từ Châu Phi. Hiện tại, cây xương khô đã được di thực vào nước ta để làm cảnh và làm dược liệu
Có thể thu hái cây quanh năm, có thể dùng cây xương khô ở dạng phơi khô hoặc dùng tươi.
1.4. Thành phần hóa học của cây GiaoCây Giao có chứa các thành phần như: euphorbon, isoeuphorol, cycloeucalenol, Y – taraxasteryl acetat, triterpen cycloeuphordenol, resiniferonol, alcol ingenol,…
Vị hơi chua, cay, hơi có độc, tính mát. Cây có tác dụng giải độc, tiêu viêm, sát trùng, khu phong và kích sữa.
Theo nghiên cứu, cao Ethanol từ cây có tác dụng ức chế trung khu thần kinh, giúp hạn chế co giật và giảm đau. Ngoài ra, cao còn có khả năng ức chế vi khuẩn Staphylococcus aureus và Bacillius subtilis.
Chú ý: Nhựa của cây có độc, có thể gây mù mắt nếu để dây vào mắt. Vì vậy khi sử dụng cần thận trọng.
Rễ và cành của cây thường được dùng bằng cách sắc hoặc giã nát, còn mủ được dùng ở ngoài da. Cây giao có độc nên cần tránh dùng liều cao, ngay cả khi dùng ngoài.
Cây được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền ở các nước:
Tại Thái Lan, nhân dân dùng mủ tươi của cây để loại bỏ mụn cóc và u mềm lây.
Tại Ấn Độ, nhựa cây cũng được dùng để trị mụn cóc. Ngoài ra nguyên liệu này còn có khả năng cải thiện hen suyễn, đau dây thần kinh, đau nhức xương khớp do thấp khớp, đau răng, ho, đau tai,…
Tại Trung Quốc, thảo dược này được dùng để chữa nấm da, sản phụ thiếu sữa và đau nhức xương khớp.
Tại Indonesia, nhân dân dùng nhựa cây để loại bỏ mụn mủ, bướu, các bệnh ngoài da và dùng làm thuốc tẩy.
Ở nước ta, cây giao được dùng để trị liệt dương, táo bón và một số bệnh ngoài da. Một số nơi còn dùng để chữa đau răng, trĩ nội/ trĩ ngoại và lở loét mũi.
3.1. Bài thuốc chữa đau răngDùng 50g cành giao rửa sạch, ngâm trong cồn 90 độ 100ml vài ngày. Sau đó dùng nước ngậm để sát khuẩn răng và nhổ đi. Ngày thực hiện 3 – 4 lần liên tục trong vài ngày để làm giảm cơn đau răng.
3.2. Bài thuốc trị viêm xoangLấy cành Giao đun với 1 nước, trùm khăn xông.
3.3. Bài thuốc chữa mụn thịt và mụn cóc
Chuẩn bị: Mủ cây giao (nên dùng mủ mới, không nên để mủ lâu vì có thể giảm tác dụng điều trị).
Thực hiện: Dùng tăm bông thoa mủ cây giao vùng nốt mụn cóc. Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày.
Chú ý: Không nên dùng trên diện rộng, áp dụng khoảng 1 tuần sẽ thấy mụn thịt rơi ra. Nếu không có tiến triển, bạn nên đến bệnh viện để được tư vấn về cách loại bỏ mụn.
3.4. Bài thuốc chữa bong gân và sưng tay chân
Chuẩn bị: 1 nắm cành cây xương khô tươi.
Thực hiện: Đem rửa sạch, để ráo nước, bọc trong bao nilon và đập dập. Sau đó đắp thuốc lên vùng khớp sưng đau.
Khi dùng cây xương khô chữa bệnh, bạn cần chú ý những điều sau:
Nhựa từ cây giao có khả năng gây độc, nếu để tiếp xúc vào mắt có thể làm mất thị lực vĩnh viễn.
Ở một số làn da nhạy cảm, áp dụng các bài thuốc từ mủ của cây có thể gây kích ứng da nặng (phồng rộp, phát ban, nổi mụn nước,…)
Các bài thuốc từ cây xương khô còn có thể gây bỏng rát cổ họng, lưỡi, niêm mạc miệng, loét dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng,…
Có thể tương tác với thuốc ho và gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
Độ an toàn của dược liệu chưa được thiết lập đối với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
Cây Giao là thảo dược có độc tính mạnh. Quý độc giả cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Dùng Cây Huyền Sâm Trị Bệnh
Cây huyền sâm hay còn có được gọi với nhiều cái tên khác như nguyên sâm, hắc sâm, huyền đài, trục mã, phức thảo, dã chi ma,…thuộc họ mõm chó và tên khoa học là Scrophularia kakudensis France.
Loài dược liệu này thường được dùng để chữa các bệnh lao hạch, viêm amidan,…và bồi bổ sức khỏe, làm mát cơ thể, trị mụn nhọt. Huyền sâm còn được phân loại thành 3 loại gồm quảng huyền sâm, thổ huyền sâm và dã huyền sâm, trong đó loại thổ huyền sâm được sử dụng phổ biến nhất trong Y học cổ truyền Việt Nam và Trung Y.
Huyền sâm có nguồn gốc từ Trung Quốc, chúng được trồng nhiều ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ với độ cao từ 1000 đến 1700 m, nhiệt độ sinh trưởng trung bình 15 – 18 độ C và độ ẩm 80%.
Huyền sâm có chiều cao trung bình khoảng 1,5m đến 2m, thân cây màu xanh, hình vuông có rãnh, rễ cây mọc sâu dưới đất dài khoảng 10cm đến 20cm, ở giai đoạn phát triển mạnh thì rễ sẽ phình ra thành củ, thân hình thon và màu trắng, hơi nhạt, thường cây mọc ra 4 – 5 củ thành từng chùm ở mỗi cây.
Lá cây màu tím xanh, hình trứng dài, có răng cưa nhỏ và đều ở mép, cuống lá ngắn, mọc đối xứng. Hoa của cây màu trắng, vàng nhạt, hình ống, thường mọc ở ngọn và đầu cành, hay nở vào tháng 6 đến tháng 10, kết quả sẽ có hình trứng, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ màu đen.
Người ta sẽ thu hoạch phần rễ củ của cây thuốc huyền sâm để bào chế thành thuốc. Thông thường, cây huyền sâm sẽ được thu hoạch vào tháng 10 – 11 hằng năm. Khi thu hoạch, người ta sẽ đào nhẹ nhàng bên dưới để lấy phần rễ củ nguyên vẹn, rồi mang rửa sạch, bỏ đi phần rễ con và phân loại theo kích thước.
Cách sơ chế huyền sâm cũng khá nhiều, thông thường người ta sẽ mang phơi hoặc sấy đến khi rễ khô, rồi đem ủ từ 2 – 3 ngày đến khi phần ruột chuyển thành màu đen hoặc nâu đen, sau đó tiếp tục phơi đến khi khô khoảng 9 phần thì cho vào trong xảo, đảo qua lại để cho đất cát và rễ củ rơi ra hết, rồi phân loại sử dụng.
Ngoài cách trên thì còn có cách bào chế huyền sâm Triết Giang, người ta sẽ phơi sâm ra nắng ngay đến khi khô một nửa thì chất đống 2 – 3 ngày, rồi mang ra phơi nắng trong 40 ngày đến khi khô ráo hoàn toàn, nếu gặp trời mưa thì dùng lửa sấy khô.
Lưu ý dù phơi hay sấy đều tránh làm rỗng ruột. Khi sử dụng sâm thì có thể thái lát hoặc tán thành bột tùy công thức. Khi bảo quản, đặt huyền sâm ở nơi khô, tránh mốc mọt và không dùng dụng cụ đồng để bào chế.
Huyền sâm được biết đến nhiều nhất trong y học cổ truyền, nó có có vị mặn, đắng lẫn ngọt, tính mát. Có thể dùng để điều trị các bệnh như táo bón, chảy máu cam, phát ban, mồ hôi trộm, cổ họng sưng đau, lao hạch, phù thũng, bạch hầu, ban sởi,…hoặc bồi bổ cơ thể, giải độc, tả hỏa, lợi yết hầu, chỉ khát, nhuận táo, hoạt trường, trừ phiền.
Đồng thời, huyền sâm cũng được y học hiện đại sử dụng, theo nhiều nghiên cứu cho thấy dược liệu này có chứa nhiều hoạt chất quan trọng, có khả năng chống oxy hóa cao, ngăn ngừa ung thư như flavonoid, sterol, saponin,…. cũng như có tác dụng lớn trong điều trị các bệnh về hệ tim mạch, gan và hệ thần kinh.
Tăng dịch thang dùng trị sốt cao, nóng trong người, táo bón,..,gồm huyền sâm 40g, Sinh địa 32g, mạch môn đông 32g, sắc uống.
Thanh dinh thang dùng trị trường hợp sốt cao, không tỉnh táo, nói nhảm, mất ngủ và người khô khát gồm sừng tê giác 12g ( dùng vị thuốc công hiệu tương tự), huyền sâm 12g, kim ngân hoa 12g, hoàng liên 6g, mạch môn đông 12g, sinh địa 20g, trúc diệp 4g, liên kiều 8g, đan sâm 8g đem đi sắc 8 chén còn 3 chén, uống 3 lần trên ngày.
Thiên vương bổ tâm đan dùng điều trị mất ngủ, người mệt mỏi, hồi hộp,…gồm nhân sâm, huyền sâm, đan sâm, bạch linh, viễn chí, cát cánh mỗi thứ 20g; Đương quy, mạch môn, thiên môn, bá tử nhân, toan táo nhân mỗi thứ 40g; Sinh địa 160g. Tất cả đem tán nhuyễn, vo thành viên, uống trước ăn với nước ấm.
Tri viêm họng, viêm amidan gây sốt, cổ họng sưng đỏ: Chuẩn bị huyền sâm 12 – 20g, sinh địa 12 – 16g, mạch môn 12g, sa sâm 12g, liên kiều 8 – 12g, ô mai 2 quả, hoàng cầm 8 – 12g, cát cánh 8 – 12g, cam thảo 4g đem đi sắc, sau đó cho 8g bạc hà vào sau.
Trị tróc da tay: Hãm 30g huyền sâm, 30g sinh địa với nước nóng, rồi uống như trà mỗi ngày.
Do huyền sâm có tính mát, nên khi uống thuốc thì nên kiêng các thức ăn đắng, lạnh như mướp đắng, ốc hến, cũng như không dùng cho người tiêu hóa kém sẽ làm lạnh bụng, gây tiêu chảy.
Vị thuốc này không được dùng chung với các loại dược liệu như can khương, đại táo, hoàng kỳ và lê lô.
Dược liệu có thể gây ra một số tác dụng phụ khi dùng như nôn mửa, tiêu chảy, giảm nhịp tim, chán ăn, buồn nôn,…đặc biệt không dùng nếu bệnh nhân có dùng thuốc trị tiểu đường, thuốc ức chế beta, thuốc chống loạn nhịp,…
Nguồn: Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec
Cây Hoa Hòe Chữa Bệnh Gì? Công Dụng Và Cách Dùng Hoa Hòe
Cây hoa hòe là cây gì?
Cây hoa hòe là một loài cây thân gỗ, có tên khoa học là Sophora japonica Linn, thuộc họ nhà Đậu. Loài thực vật này còn được biết đến với các tên gọi khác như hòe mễ thán, hò hoa, cây hòe,…Được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc y học cổ truyền, nhằm chữa các bệnh huyết áp cao, rối loạn giấc ngủ,….
Đặc điểm của cây hoa hòeLoài thực vật này có chiều cao trung bình khoảng 15m, các nhánh cây tỏa ra nhiều phía bao quanh thân. Lá cây có chiều dài dao động từ 1,5 – 4,5cm, gân lá ở vị trí chính giữa và nổi ở mặt dưới, lá có hình dáng gần giống lông chim, mang màu xanh đậm và mặt dưới xanh nhạt hơn.
Hoa hòe thường sẽ mọc thành từng cụm ở gần đầu cành. Hoa có dạng hình chùy, tràng hoa gần giống cánh bướm và có màu trắng ngà. Quả hòe có dáng gần giống quả đậu, vỏ dày và mang màu xanh dương.
Cây hoa hòe là một loài thực vật ưa ẩm, thích sáng và phân bố chủ yếu ở những nơi có khí hậu ấm áp như nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Tại Việt Nam, bạn có thể đến các tỉnh như Hà Bắc, Hải Phòng, Ninh Bình,…để có thể tận mắt chứng kiến loại cây này.
Bộ phận sử dụng làm dược liệuỞ cây hoa hòe, nụ hoa và quả sẽ được sử dụng làm dược liệu. Trong đó, nụ hoa có hình dáng gần giống quả trứng, ngắn, chiều dài từ 3-6mm và có màu vàng xám. Đài hoa thì có hình chuông, chia làm 5 răng lông ôm chắc nụ hoa.
Cách bào chế:
Đối với nụ: Có thể phơi, sấy khô hoặc dùng nụ tươi để pha trà. Theo Đông Dược học thiết yếu, thì tuốt nụ hoa, sau đó sắc lấy nước uống, hoặc sao cháy đen và tán thành bột mịn làm thuốc.
Đối với quả: Sao trên lửa nhỏ cho đến khi quả ngả vàng, để nguội là có thể sử dụng. Hoặc sao cho đến khi chuyển sang màu đen thì lấy nước phun ướt rồi đem phơi khô.
Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh, Viện trưởng Viện NC&PT Y dược học cổ truyền, hoa hòe là một loài dược liệu có rất nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe con người, như:
Giảm mỡ máu: Trong ghi chép của Trung dược học thì hoa hòe giúp phòng ngừa các bệnh về xơ vữa động mạch, giúp làm giảm lượng cholesterol có trong máu.
Cầm máu: Cũng theo ghi chép của Trung Dược học, hoa hòe có tác dụng cầm máu rất tốt. Đặc biệt, nếu sao thành than sẽ hiệu quả hơn.
Điều trị cao huyết áp: Theo nghiên cứu, trong nụ hoa hòe chứa rất nhiều rutin, đặc biệt lúc nụ chưa nở. Đây là một hợp chất hóa học có tác dụng làm dày thành mạch, tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, vì vậy người ta thường dùng hoa hòe để bảo vệ mạch máu, tránh vỡ thành mạch.
Hỗ trợ tim mạch: Ngoài trừ mạch máu, hoa hòe cũng hỗ trợ cho hệ thống tim mạch được khỏe mạnh, làm ổn định nhịp tim và giảm sự hình thành cục máu đông.
Ngoài ra, tính mát của hoa hòe cũng giúp điều trị một số căn bệnh hiệu quả như mất ngủ, giải độc, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu,…
Ngoại trừ dùng làm thuốc, hoa hòe cũng thường được sử dụng rộng rãi bằng cách pha trà, có thể bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Và để pha được một ly trà hoa hòe chuẩn, bạn nên thực hiện theo cách sau:
Nguyên liệu: Sử dụng khoảng 20-30g hoa hòe khô
Cách pha: Cho khoảng 20g hoa hòe khô vào ấm trà, nếu được hãy sử dụng các ấm trà bằng sứ hoặc gốm truyền thống. Đổ nước đã đun sôi khoảng 90-95 độ C vào ấm trà để tráng ấm cũng như loại bỏ bụi bẩn của hoa. Tiếp theo, cho một lượng nước ấm khoảng 200ml vào ấm và chờ từ 5-7 phút để nụ hoa ngấm dần và chìm xuống. Sau đó bạn có thể thưởng thức.
Lưu ý: Nếu hoa chưa chìm xuống dưới nước chứng tỏ nước chưa đủ độ nóng, bạn có thể thêm nước lại lần 2 khi đã uống hết. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha trà bằng cách cho hoa hòe vào ấm nước và đun sôi khoảng 1-2 phút.
Tuy trà hoa hòe rất có lợi cho sức khỏe của con người nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng thức uống này. Có một số lưu ý khi sử dụng để tránh gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể, như:
Những người hay đau bụng hoặc ăn kém, chậm tiêu nên hạn chế sử dụng do hoa hòe có tính lạnh, sẽ gây nguy hiểm cho người dùng. Nếu muốn sử dụng, cần phải có sự tư vấn từ các chuyên gia, thầy thuốc để đảm bảo an toàn.
Những người có cơ địa huyết áp thấp cũng nên tránh sử dụng vì cây hoa hòe có công dụng làm giảm huyết áp cho các đối tượng bị cao huyết áp, vì vậy những người huyết áp thấp nếu sử dụng sẽ gây chóng mặt hoặc choáng.
Uống nhiều hoa hòe có tốt không?Cho đến hiện tại, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra các tác dụng phụ hoặc độc tố có trong hoa hòe. Tuy nhiên, mọi người cũng không nên chủ quan mà sử dụng quá mức dẫn đến gây hại cho cơ thể. Như hoa hòe có thể sử dụng để trị tiêu chảy nhưng bản chất của cây lại chứa tính hàn nên nếu sử dụng quá liều có thể khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.
Hoa hòe có tốt cho bà bầu không?Trong hoa hòe có chứa tính hàn, gây lạnh nên các đối tượng như thiếu máu, trẻ sơ sinh hoặc phụ nữ cho con bú không được tùy ý sử dụng loại cây này, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu muốn dùng, cần có sự cho phép của các bác sĩ hoặc người có chuyên môn cao.
Hoa hòe có tác dụng giảm cân không? Hoa hòe giá bao nhiêu? Mua ở đâu?Hiện nay, trên thị trường xuất hiện những địa điểm bán hoa hòe khác nhau, nhưng bạn nên lưu ý lựa chọn những nơi có uy tín như các trung tâm dược liệu lớn, các tiệm thuốc y học cổ truyền được nhiều người tin dùng để đảm bảo chất lượng với giá sản phẩm khoảng 140.000 VNĐ/500g.
Nguồn: Chuyên trang sức khỏe HelloBacsi và Trung tâm dược liệu Vietfarm
7-Dayslim
Nattoenzym: Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý
Thành phần hoạt chất: Nattokinase
Thành phần có trong công thức của viên NattoEnzym
Hoạt chất
Nattokinase 670 FU.
Tá dược
Microcrystalline cellulose M112.
Magnesi stearat.
Tác dụng của nattokinase
Đây là một loại enzym được biết đến như loại protein làm tăng tốc độ phản ứng trong cơ thể.
Enzym này được chiết xuất từ một loại thực phẩm phổ biến của Nhật Bản có tên là natto. Natto được biết đến là đậu nành luộc đã được lên men với một loại vi khuẩn.
Nattokinase giúp làm tan máu và phá vỡ cục máu đông. Cụ thể hơn, enzym này có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tim mạch và các tình trạng gây ra bởi cục máu đông như đột quỵ, đau tim…
NattoEnzym dược Hậu Giang giá bao nhiêu chính là thắc mắc chung của nhiều người. Theo đó thông tin của sản phẩm này như sau:
Giá NattoEnzym dạng hộp 3 vỉ x 10 viên: 160.000 VNĐ/hộp.
Giá NattoEnzym chai 90 viên: 400.000 VNĐ/hộp.
Lưu ý: Mức giá chỉ mang tính chất tham khảo. Có thể thay đổi tuỳ thời điểm và phụ thuộc vào nhà cung cấp.
NattoEnzym giúp cải thiện tình trạng xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân do thiếu máu não. Ngoài ra, chế phẩm này còn giúp làm tan cục máu đông trong lòng mạch, giúp tăng tuần hoàn máu.
Tai biến nhồi máu não.
Nhồi máu cơ tim.
Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường.
Dị ứng với nattokinase hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào khác của thuốc.
Cách dùng
Sản phẩm được điều chế ở dạng viên nên dùng theo đường uống.
Uống thuốc với một cốc nước tùy dung tích.
Nên uống lúc bụng đói cụ thể là uống trước bữa ăn 30 phút hoặc có thể dùng sau khi ăn 1 giờ đồng hồ.
Liều dùng
Có thể sử dụng sản phẩm NattoEnzym mỗi ngày.
Như đã trình bày ở mục 1 thì Nattokinase là một thành phần tự nhiên của Natto – thực phẩm đậu nành. Và đã được tiêu thụ thường xuyên trong các nền văn hóa Nhật Bản trong hàng trăm năm lịch sử. Vì thế Nattokinase được đánh giá là hầu như an toàn khi dùng đường uống với số lượng thường thấy trong thực phẩm.
Tuy nhiên, dù có thể là một tần suất rất nhỏ nhưng nếu người dùng xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào bất thường thì nên gọi ngay cho bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Các thuốc làm chậm đông máu sẽ gây tương tác với NattoEnzym. Tương tác này có thể làm tăng khả năng bị bầm tím và chảy máu.
Advil, Motrin.
Naproxen (Anaprox, Naprosyn,..).
Daltpayin (Fragmin).
Enoxaparin (Lovenox).
Heparin.
Warfarin (Coumadin).
Không dùng sản phẩm NattoEnzym cho đối tượng là trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú. Vì nguy cơ làm tan cục máu đông, do đó, nên ngưng sử dụng trước khi thực hiện phẫu thuật.
Thận trọng khi dùng NattoEnzym cho phụ nữ trong giai đoạn hành kinh, những người mắc tình trạng chậm đông máu hoặc đang chảy máu cấp tính.
Tình trạng rối loạn chảy máu: Nattokinase có thể làm cho tình trạng rối loạn chảy máu trở nên tồi tệ hơn. Do đó, cần sử dụng một cách cẩn thận.
Thật thận trọng khi dùng sản phẩm này trên đối tượng huyết áp thấp.
Lưu ý khi chuẩn bị được phẫu thuật: Nattokinase có thể làm tăng khả năng chảy máu quá nhiều trong hoặc sau phẫu thuật. Ngoài ra, sản phẩm cũng có thể làm cho huyết áp khó kiểm soát trong quá trình phẫu thuật. Ngừng dùng thuốc ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.
Điều quan trọng nhất, sản phẩm này là thực phẩm chức năng, không phải là thuốc. Do đó, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Mang thai và cho con bú: Chưa có đủ thông tin đáng tin cậy về sự an toàn của việc dùng nattokinase nếu đang mang thai hoặc cho con bú. Do đó, nên tham khảo ý kiến trước khi quyết định sử dụng.
Lái xe và vận hành máy móc: Thuốc NattoEnzym không gây tác dụng phụ lên thần kinh như đau đầu, chóng mặt. Do đó, có thể sử dụng sản phẩm trên đối tượng này.
Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng quên liều này thì tốt nhất nên chia thành 2 thời điểm sáng và tối như đã kể trên vì hàm lượng dùng không giống nhau.
Tốt nhất không nên dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên vì tăng nguy cơ tác dụng phụ đặc biệt là nguy cơ chảy máu.
Để sản phẩm NattoEnzym tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
Bảo quản sản phẩm này ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là từ 15 – 30 ºC.
Thông tin hạn dùng được trình bày đầy đủ trên bao bì sản phẩm. Do đó, hãy kiểm tra cẩn thận thông tin và không nên dùng nếu thuốc đã hết hạn.
Thuốc Oliveirim: Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý
Thành phần trong công thức thuốc Oliveirim:
Flunarizin: 10 mg.
Tá dược vừa đủ: 1 viên.
Thuốc Oliveirim giúp dự phòng và điều trị chứng đau nửa đầu.
Ngoài ra, thuốc Oliveirim giúp điều trị triệu chứng rối loạn tiền đình như tình trạng:
Hoa mắt.
Chóng mặt.
Ù tai.
Bệnh cạnh đó, thuốc giúp cải thiện chứng thiếu tập trung, rối loạn trí nhớ, kích động và rối loạn giấc ngủ.
Không những vậy, Oliveirim giúp co cứng cơ khi đi bộ hoặc nằm, dị cảm, lạnh đầu chi.
Quá mẫn với thành phần của flunarizin hoặc dị ứng với bất cứ tá dược nào có trong công thức của thuốc.
Người bệnh từng bị trầm cảm.
Không dùng thuốc trên các đối tượng bị rối loạn vận động trước đó với các triệu chứng ngoại tháp, Parkinson.
Hoặc các đối tượng đang dùng thuốc chẹn bêta cần thận trọng khi quyết định dùng thuốc.
4.1. Cách dùng
Thuốc được dùng theo đường uống.
Dùng thuốc với một cốc nước có dung tích vừa đủ.
Nên dùng thuốc vào buổi tối để có thể hỗ trợ điều trị tình trạng của bệnh.
4.2. Liều dùng
Khi sử dụng với liều điều trị thì:
Bệnh nhân < 65 tuổi: 10 mg/ngày.
Nên uống buổi tối.
Lưu ý, riêng điều trị chóng mặt chỉ kéo dài đến khi kiểm soát được triệu chứng, thường ít hơn 2 tháng.
Với trường hợp dùng với liều duy trì: giống liều điều trị, tuy nhiên, chỉ uống thuốc 5 ngày/tuần. Sau đó nghỉ 2 ngày liền nhau.
Nếu người bệnh thành công trong điều trị thì ngưng dùng thuốc trong 6 tháng và chỉ điều trị lại nếu tái phát.
Khởi đầu thuốc với liều 10 mg/lần/ngày vào buổi tối.
Trường hợp dùng liều duy trì, có thể giảm còn 5 mg/ngày.
Buồn ngủ nhẹ và/hoặc mệt mỏi.
Tình trạng tăng cân và/hoặc tăng ngon miệng.
Trầm cảm, đặc biệt có nguy cơ xảy ra ở bệnh nhân nữ từng trầm cảm trước đó.
Xuất hiện các triệu chứng ngoại tháp (vận động chậm, cứng đơ, ngồi nằm không yên, loạn vận động, run) hoặc những người già dường như có nguy cơ.
Ngoài ra, có thể trải qua những tác dụng phụ hiếm gặp khác
Tình trạng nóng trong xương ức, buồn nôn, đau dạ dày.
Buồn ngủ, lo lắng.
Tăng tiết sữa.
Khô miệng.
Đau cơ.
Phát ban.
Rượu.
Thuốc an thần.
Các loại thuốc ngủ khi dùng chung Flunarizine làm gia tăng tác dụng phụ buồn ngủ.
Lưu ý, Flunarizine không chống chỉ định ở bệnh nhân đang dùng thuốc chẹn beta.
Quá trình sử dụng thuốc có thể làm gia tăng triệu chứng ngoại tháp, trầm cảm và bộc phát hội chứng Parkinson. Đặc biệt ở những bệnh nhân dễ có nguy cơ như người già. Do vậy, nên dùng thận trọng trên các bệnh nhân này.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, tình trạng mệt mỏi có thể gia tăng trong điều trị với Flunarizine. Và trong trường hợp này nên ngưng điều trị.
Tư vấn và dặn dò bệnh nhân đi khám đều đặn theo kỳ hạn, đặc biệt trong giai đoạn điều trị duy trì, để có thể phát hiện sớm triệu chứng ngoại tháp hay trầm cảm và ngưng điều trị. Nếu trong điều trị duy trì không đạt hiệu quả thì ngưng điều trị.
Bởi vì buồn ngủ có thể xảy ra, đặc biệt lúc bắt đầu điều trị nên cần thận trọng trong các hoạt động như lái xe hoặc vận hành máy móc nguy hiểm.
8.1. Lái xe và vận hành máy móc
Thuốc Oliverim có thể gây ra tình trạng buồn ngủ trong quá trình dùng thuốc.
Do đó, cần sử dụng thuốc một cách thận trọng trên các đối tượng đòi hỏi sự tập trung cao độ khi làm việc như các đối tượng kể trên.
8.2. Phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú
Vẫn chưa có đầy đủ nghiên cứu chứng minh về sự an toàn của Flunarizine khi dùng trên phụ nữ có thai. Ðánh giá các nghiên cứu trên động vật không chứng tỏ tác động có hại trực tiếp hay gián tiếp về sự sinh sản, phát triển của phôi hoặc thai, về tiến trình thai nghén và sự phát triển chu sinh và hậu sản.
Một nghiên cứu trên chó khi cho con bú đã cho thấy Flunarizine được bài tiết qua sữa với nồng độ trong sữa cao hơn trong huyết tương. Mặc dù vẫn chưa có đầy đủ dữ liệu nói về sự bài tiết qua sữa ở người. Tuy nhiên, cần thận trọng khi dùng thuốc trên đối tượng này.
Triệu chứng:
Buồn ngủ và suy nhược có thể xảy ra.
Một vài trường hợp quá liều cấp (600 mg uống/lần) đã được báo cáo, triệu chứng được quan sát là buồn ngủ, nhịp tim nhanh, kích động.
Ðiều trị:
Vẫn chưa có thuốc giải độc đặc hiệu.
Trong vòng 1 giờ sau khi uống quá liều, nên rửa dạ dày bằng cách gây nôn.
Có thể dùng than hoạt nếu thấy thích hợp.
Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp thì bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.
Để thuốc Oliveirim tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc Beprosalic ở những nơi ẩm ướt.
Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là < 30ºC.
Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên
Thuốc Pedonase: Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý
Pedonase là một thuốc thuộc nhóm enzyme kháng viêm, được sử dụng khá rộng rãi kết hợp với kháng sinh trong điều trị các tình trạng viêm nhiễm khác nhau.
Thuốc Pedonase là sự phối hợp của hai hoạt chất: Bromelain và trypsin đã kết tinh.
Thành phần trong công thức của thuốc Pedonase:
Bromelain: 40 mg.
Trypsin: 1 mg.
Tá dược vừa đủ: 1 viên.
1.2. Công dụng của các thành phần
Bromelain là một enzyme phân giải protein, được tìm thấy nhiều trong quả dứa.
Có khả năng phân giải protein thông qua phá hủy cấu trúc của khối fibrin, làm tan các cục máu đông, cải thiện khả năng lưu thông máu.
Ngoài ra, nó còn kích thích các hóa chất hoạt động trong cơ thể, tăng cường quá trình phân giải protein, làm chậm quá trình đông máu, giảm sự tích tụ các mảng xơ vữa ở thành mạch.
Bromelain được sử dụng rộng rãi để giảm tình trạng phù nề sau chấn thương, phẫu thuật, phối hợp để điều trị các viêm nhiễm đường hô hấp trên.
Trypsin là gì?
Đây là men có nguồn gốc từ tụy bò, xúc tác quá trình phân giải chuỗi peptid thành các chuỗi nhỏ hơn.
Nhờ tác dụng này, trypsin được ứng dụng trong điều trị tình trạng phù nề do chấn thương, viêm nhiễm, làm loãng đờm và dịch tiết trong các trường hợp viêm đường hô hấp cũng như có thể phối hợp với các thuốc khác trong hỗ trợ tiêu hóa.
Pedonase được chỉ định trong giảm phù nề, sưng đỏ ở các ổ viêm.
Ngoài ra, thuốc Pedonase giúp làm giảm các triệu chứng phù nề, tụ máu, xung huyết sau phẫu thuật, chấn thương, thúc đẩy vết thương nhanh lành.
Bên cạnh đó, Pedonase làm tiêu chất nhầy mũi họng, làm loãng đờm trong viêm nhiễm đường hô hấp.
Không những vậy, thuốc Pedonase còn giúp tiêu viêm, kháng viêm.
Và thuốc Pedonase giúp hỗ trợ nhanh lành vết loét, ứ đọng dịch tiết sau hôn mê hoặc liệt.
Không sử dụng thuốc cho những người dị ứng với bromelain, trypsin hoặc đã từng bị dị ứng với các thành phần có trong thuốc trước đó.
4.1. Cách dùng
Thuốc sử dụng đường uống.
Nên uống thuốc trước hoặc sau ăn 30 phút.
4.2. Liều dùng
Đối tượng là người lớn:
Liều khởi đầu: Mỗi lần 2 viên. Mỗi ngày dùng 3 – 4 lần.
Để duy trì: Dùng với liều 1 viên/lần x 3 – 4 lần/ngày.
Trẻ em: Trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Rối loạn tiêu hóa.
Nôn, buồn nôn.
Tăng nhịp tim.
Làm tăng nguy cơ chảy máu âm đạo hoặc máu kinh trong thời kỳ kinh nguyệt.
Các phản ứng dị ứng nếu có cơ địa dị ứng với các thành phần của thuốc như ngứa, mẩn đỏ, tăng tiết dịch hầu họng…
Do thuốc có khả năng phân giải protein, đặc biệt là tiêu cục máu đông nên không sử dụng chung với các thuốc chống đông máu vì sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu khó kiểm soát khi dùng chung với:
Warfarin, heparin.
Ginkgo biloba.
Aspirin.
Các thuốc NSAIDs khác, clopidogrel…
Rượu bia.
Các chất kích thích.
Thuốc chống động kinh, thuốc an thần, thuốc mê, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm 3 vòng…
Thận trọng khi dùng thuốc trên đối tượng có cơ địa dị ứng với enzym hoặc các thành phần có trong thuốc.
Đối tượng là phụ nữ có thai và đang cho con bú cũng cần sử dụng thuốc Pedonase một cách cẩn thận.
Ngoài ra, cần lưu ý khi dùng thuốc trên đối tượng có nguy cơ xuất huyết hoặc đang xuất huyết.
Không những vậy, cần thận trọng khi dùng thuốc trên các bệnh nhân suy chức năng gan, thận.
8.1. Lái xe và vận hành máy móc
Thuốc Pedonase không gây tác động lên thần kinh với các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt…
Do đó, có thể sử dụng thuốc trên các đối tượng đòi hỏi sự tập trung cao độ này.
8.2. Phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú
Phụ nữ có thai và cho con bú là những đối tượng khá nhạy cảm khi sử dụng thuốc. Vì đây là thời điểm người mẹ dùng thuốc sẽ có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai hoặc trẻ bú mẹ.
Dù vẫn chưa đầy đủ nghiên cứu, tuy nhiên vì nguy cơ làm tăng khả năng chảy máu bất thường ở âm đạo hoặc ở thời kỳ kinh nguyệt. Do đó, không khuyến nghị dùng thuốc trên các đối tượng này.
Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp: Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.
Để thuốc Pedonase tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc Pedonase ở những nơi ẩm ướt.
Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là < 30ºC.
Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên
Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Giao: Công Dụng Và Cách Dùng trên website Vxsc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!