Xu Hướng 9/2023 # Bầu Đất: Thanh Nhiệt Giải Độc Và Nhiều Công Dụng Khác # Top 10 Xem Nhiều | Vxsc.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Bầu Đất: Thanh Nhiệt Giải Độc Và Nhiều Công Dụng Khác # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bầu Đất: Thanh Nhiệt Giải Độc Và Nhiều Công Dụng Khác được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Vxsc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cây Bầu đất còn có tên khác là Kim thất, Rau lúi, Thiên hắc địa hồng, Dây chua lè, Rau bầu đất. Đây là một loại cây thuộc họ Cúc.

1.1. Nhận dạng cây thuốc

Đây là một loại cỏ có nhiều cành, thân mọng nước. Lá dày, giòn, thuôn, hình trứng tròn hay tù ở đáy lá, có răng nhỏ ở mép. Lá có màu xanh lợt ở mặt dưới, hơi tía ở mặt trên và xanh ở các gân, cuống dài cỡ 1cm. Cụm hoa ở ngọn cây, gồm nhiều đầu màu tía. Các hoa trong đầu hoa hình ống, màu vàng da cam. Cây ra hoa kết quả vào mùa xuân – hè.

1.2. Nơi sống, thu hái, bộ phận dùng

Hầu hết phân bố ở nhiều nước châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam. Ở nước ta, cây thuốc này thường mọc hoang dại, phân bố từ Nam ra Bắc. Cây cũng được trồng làm rau ăn và làm thuốc. Người ta thu hái vào mùa hạ, dùng toàn cây tươi, có thể phơi khô.

Nhiều nghiên cứu cho thấy trong Bầu đất có các thành phần như: axit caffeoylquinic, glucoside phytosteryl, glycoglycerolipid…

Bầu đất có vị đắng thơm, tính mát. Theo y học cổ truyền, dược liệu này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm.

Người dân thường dùng nó như một loại rau. Cành lá, ngọn non được chần qua nước sôi, xào hoặc nấu canh cua. Cũng có thể dùng làm rau trộn dầu giấm.

Trong điều trị bệnh, dùng thân và lá, mỗi ngày khoảng 30 – 40g, dưới dạng thuốc sắc. Thường dùng phối hợp nhiều vị thuốc khác để trị sốt, kinh nguyệt không đều, thiếu máu, các bệnh đường tiết niệu, đau mắt đỏ.

Ở Campuchia, thân và cây lá Bầu đất phối hợp với những loài cây khác dùng để hạ nhiệt trong các chứng sốt phát ban như các bệnh sởi, sốt tinh hồng nhiệt.

Ở Malaysia, người ta dùng lá trộn với dầu, giấm ăn để trị lỵ. Còn ở Java (Indonesia), người ta dùng để trị đau thận.

4.1. Chữa đau mắt

Lá rửa sạch, thêm vài hạt muối, giã nhỏ đắp lên mắt đau.

4.2. Chữa tiểu són, tiểu buốt

Bầu đất tươi 80g, sắc nước uống.

Hoặc phối hợp 30g Bầu đất, 20g Mã đề, 20g râu Ngô, sắc nước uống, ngày 1 thang.

4.3. Chữa phụ nữ viêm bàng quang, khí hư, bạch đới

Bầu đất sắc nước uống với bột Thổ tam thất và Ý dĩ sao với liều bằng nhau, mỗi lần 10 – 15g. Ngày uống 2 lần.

4.4. Chữa bầm tím phần mềm do chấn thương

Bầu đất tươi, thêm vài hạt tiêu, giã nát đắp vào vùng bầm tím. Đắp mỗi ngày 1 lần, lượng thuốc tùy vùng cần đắp.

4.5. Chữa trẻ em tiểu dầm

Bầu đất nấu canh ăn hằng ngày, lượng vừa đủ dùng, nên ăn vào buổi trưa

Thành phần flavonoid trong dược liệu mang lại tác dụng chống viêm. Nghiên cứu gần đây cho thấy chiết xuất của nó có hiệu quả trong hỗ trợ điều trị viêm da do vi rút Herpes, giúp nhanh lành, giảm đau, giảm ngứa.

Các nghiên cứu khác cho thấy dịch chiết lá Bầu đất có khả năng ức chế sự phát triển vi khuẩn Escherichia coli (thường gây nhiễm trùng đường ruột, tiết niệu), Staphylococcus aureus (thường gây nhiễm trùng da, mô mềm…) và Candida albicans (vi nấm gây nấm ngoài da, nấm sinh dục…). Dịch chiết Bầu đất còn tác động ức chế một số vi khuẩn khác như Bacillus subtilis, B.pumalis, Pseudomonas aeruginosa…

Nghiên cứu còn cho thấy dịch chiết lá Bầu đất có hoạt tính ức chế α-glucosidase. Tác dụng này tương tự một thuốc trị đái tháo đường đang được sử dụng là Acarbose. Từ đó cho thấy tiềm năng hỗ trợ điều trị đái tháo đường của dược liệu này.

Bầu đất là một loại rau thông dụng, thường được dùng nấu canh. Nó có tác dụng điều trị viêm, nhiễm trùng ngoài da, đau mắt đỏ, viêm đường tiết niệu… Các nghiên cứu hiện đại đã chứng minh tác dụng kháng khuẩn, kháng vi rút của Bầu đất, cũng như tiềm năng hỗ trợ điều trị đái tháo đường của cây thuốc này.

Cách Nấu Nước La Hán Quả Giải Nhiệt, Thanh Lọc Cơ Thể

La hán quả: 1 quả

Nước: 1,5 lít

Bước 1 Chọn la hán quả phù hợp

Chọn 1 quả la hán lớn, tròn, khi lắc không bị thấy có tiếng kêu. Nếu có tiếng kêu thì có thể bên trong đã bị khô quá hoặc hư, sau đó rửa sạch cho hết lông bên ngoài.

Bước 2 Tách la hán quả

Dùng dao bổ qua la hán thành 2 hoặc 4. Có thể dùng cả vỏ hoặc vứt vỏ đi đều được. Lưu ý nếu khi bổ quả ra bạn thấy bên trong phần ruột bị bột, khô, hoặc bị mối thì không nên sử dụng vì quả có thể đã bị hư hoặc khi nấu nước sẽ không ngọt nữa. Còn phần ruột có màu đậm, hơi ướt thì là quả la hán ngon.

Bước 3 Nấu nước la hán quả

Bước 4 Thành phẩm

Nước la hán quả có vị ngọt rất dễ uống, vừa giúp thanh nhiệt cho cơ thể và vữa hỗ trợ nhuận tràng.

La hán quả không chỉ có hương thơm nhẹ, vị ngọt thanh dễ uống mà còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với những người có thể chất nhiệt, có vấn đề về tiêu hóa hoặc phế quản dạng nhiệt.

Bạn hoàn toàn có thể dùng nước la hán quả để uống như nước trà vào những buổi trưa nóng hoặc thay cho nước uống hằng ngày, la hán quả đã có vị ngọt khá vừa miệng nên bạn không cần thêm đường.

Nếu không sử dụng hết trong ngày, bạn có thể để nước nguội bớt rồi cho vào tủ lạnh để bảo quản trong 2 đến 3 ngày.

Loại cây dây leo rụng hay mọc hoang. Là đặc sản vùng Quảng Tây, Quế Lâm – Trung Quốc. Quả này thường được làm khô và bán tại các cửa hàng thuốc Bắc hay quán giải khát.

Có chứa nhiều chất tốt như đường fructose và glucose, protein, vitamin C và nhiều nguyên tố vi lượng Mn, Fe, Zn, Se, iốt…

Trong Đông y quả la hán có vị ngọt, tính mát, thanh nhiệt cơ thể, nhuận tràng. Sử dụng quả la hán trong các trường hợp cảm sốt, viêm khí quản, viêm họng, ho nhiều đờm, táo bón,… đều tốt.

Nghiên cứu gần đây thì quả la hán cũng có tác dụng chống ung thư, kháng khuẩn, chống viêm, chống lão hoá.

Tuy có công dụng tốt nhưng bạn vẫn nên sử dụng hợp lý, có liều lượng.

Thạch la hán quả

Thạch la hán quả có vị ngọt thanh, mát, lạ miệng, dùng ăn vặt như thạch trái cây hông thường.

Cách làm:

Cho vào nồi 2 đến 3 quả la hán (chỉ lấy phần ruột), thêm nước và nấu bằng lửa vừa. (Có thể cho đường, mật ong vào nếu thích)

Sau khi sôi thì hạ lửa xuống, lược bỏ xác, thêm bột thạch rau câu và khuấy cho tan bột.

Tắt lửa, đổ hỗ hợp trên ra khuôn làm thạch hoặc chén nhỏ.

Sau khi thạch nguội thì cho vào ngăn mát tủ lạnh 30 phút là hoàn thành.

Trà la hán quả và nhãn khô

Trà la hán quả và nhãn khô có thể uống nóng hoặc thêm đá để uống lạnh đều rất ngon miệng. Thức uống này rất tốt cho những bạn bị ho và viêm họng.

Cách làm:

Lần lượt cho vào nồi các nguyên liệu: nhãn khô, thịt quả của la hán quả, đường phèn (có thể thay bằng mật ong nếu thích).

Thêm nước vào và nấu với lửa vừa đến khi sôi.

La hán quả nấu canh cải xoong

Cải xoong có hàm lượng cao vitamin K và chất chống oxy hóa kết hợp với la hán quả tạo nên món ăn ngon miệng lại bổ dưỡng.

Cách làm: Bạn nấu canh cải với các nguyên liệu như thông thường rồi thêm thịt quả la hán và táo tàu vào, đun sôi là hoàn thành một món ăn hoàn toàn mới.

Trà hoa cúc la hán quả

Cách làm:

Rửa sạch hoa cúc khô, đem phơi cho ráo nước

Nấu sôi nước và thêm thịt la hán quả và hoa cúc khô.

Bạn cũng có thể cho kỷ tử, đường phèn hay mật ong vào nếu thích

Sâm bí đao la hán quả

Bí đao và la hán quả đều có tính mát và có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa. Sự kết hợp này cho ra một thức uống có tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe của bạn, nhất là cho việc thanh lọc và điều hòa cơ thể.

Cách làm: Cho vào nồi la hán quả, bí đao đã được bào sợi và nước và tiến hành đun sôi với lửa vừa. Bạn cũng có thể cho nhãn khô, đường phèn vào tùy khẩu vị.

Advertisement

Chè nấm tuyết với la hán quả

Cách làm:

Ngâm nấm tuyết với nước, rửa sạch và cắt nhỏ.

Đun sôi nước, thêm la hán quả (chỉ lấy phần ruột) và nấm tuyết đã xử lí.

Tùy vào sở thích, ban có thể thêm nhãn nhục, bí đao, táo tàu,…

Đun nhỏ lửa khoảng 45 phút là hoàn thành.

Công Thức Đồ Uống Từ Chanh Tươi Giải Nhiệt Mùa Hè

Trà chanh tươi nguyên chất Nguyên liệu chuẩn bị

Sau khi chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu thì hãy bắt tay vào pha những ly trà chanh thơm ngon nào.

Công thức

Cách để ủ trà đen đậm vị: Đầu tiên là bạn đun sôi 200ml nước và cho chúng vào bình. Nếu bạn muốn pha trà chanh với một số lượng lớn để bán thì bạn có thể tăng lượng nước cũng như là lượng đường và lượng trà theo một tỷ lệ.

Tiếp đến, cho 30gr đường cát vào 200ml nước sôi và khuấy đều. Tùy theo sở thích uống ngọt hay không mà có thể tăng giảm lượng đường theo ý thích của mình.

Sau đó cho 50gr trà đen đã được rửa sơ qua nước sôi để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn còn sót trong lá trà vào trong bình.

Thời gian ủ trà: 7 – 10 phút

Sẽ có nhiều bạn thắc mắc là tại sao lại bỏ đường vào trong lúc ủ trà mà lại không bỏ sau đó. Vì đường sẽ giúp giữ hương vị trà đậm đà và làm cho nước cốt trà sáng và bóng hơn so với cách ủ trà bình thường.

Pha trà chanh không bị đắng

Sau khi nước cốt trà được ủ xong thì bạn lọc chúng qua rây để loại bỏ những xác trà cặn. Với cách pha trà chanh này thì bạn sẽ có được ly trà chanh óng ánh mà không bị lẫn những bã trà trong đó.

Để tiến hành pha trà chanh thì bạn lấy 80ml nước trà đen, sau đó là cho thêm 20ml nước cốt chanh vào. Để ly trà chanh dậy mùi thơm tự nhiên của chanh thì bạn hãy bào thêm một ít vỏ chanh vào trong ly trà. Sau đó cho thêm 10ml nước đường vào để cân bằng lại vị chua ngọt.

Cuối cùng là cho thêm đá viên vào, dùng muỗng khuấy đều hỗn hợp hoặc dùng shaker lắc đều trà chanh và rót ra ly.

Để ly trà chanh thêm phần ngon mắt bạn có thể trang trí thêm 2 lát chanh thả vào trong ly hoặc gắn ở miệng ly.

Trà chanh gừng sả Nguyên liệu chuẩn bị Công thức 

Bước 1: Trước tiên bạn tách bỏ bớt lá sả già bên ngoài, rửa sạch rồi đập dập sau đó cắt khúc dài. Gừng gọt vỏ thái lát mỏng, chanh cũng rửa sạch cắt lát mỏng.

Bước 2: Cho nước vào nồi cùng với đường, nếu bạn dùng đường thốt nốt thì nên cắt nhỏ đường để khi nấu sẽ nhanh tan hơn. Khuấy đều và bật bếp nấu cho nước đường sôi lên.

Bước 3: Tiếp theo bạn cho gừng, sả vào cùng và nấu cho sôi lên, hạ lửa nhỏ và nấu thêm 7-10 phút nữa là tắt bếp.

Bước 4: Lọc hỗn hợp qua rây để loại bỏ hết phần bã, lấy nước sả gừng.

Bước 5: Ủ trà, cách ủ trà thì mình đã có hướng dẫn ở trên, bạn hãy làm theo cách ở trên để có được ly trà đậm vị nhất.

Sau khi ủ trà xong thì để cho trà nguội hẳn rồi rót ra ly rồi thêm vài lát chanh vào cùng, cho thêm lá bạc hà nếu có, rồi cho thêm hỗn hợp gừng sả vào ly trà chanh thế là bạn đã có được một ly trà chanh gừng sả thơm ngon rồi đó.

Trà chanh hạt chia Nguyên liệu chuẩn bị Công thức

Bước 1 : Cho trà Lipton túi lọc vào ly, ngâm với nước sôi khoảng 5-7 phút cho ra trà hết rồi vớt túi lọc ra.

Bước 2: Sau đó lọc trà bằng rây lọc để nước trà được sạch và óng ánh hơn. Tiếp đến là bạn cho hạt chia vào nước trà vừa lọc và ngâm để hạt chia nở ra. Nhớ là hãy khuấy đều để hạt chia không dính vào nhau, đợi cho đến khi hạt chia nở hết và nước nguội thì đến bước tiếp theo.

Bước 3 : Tiếp đến là bạn cắt lát trái chanh rồi cho vào ly trà chanh hạt chia đã được ngâm, Sau đó là cho 4 muỗng mật ong và 2 muỗng đường vào chung rồi khuấy đều.

Bước 4: Để được ngon hơn thì bạn có thể cho thêm một vài viên đá và trang trí thêm một vài lá bạc hà để được bắt mắt hơn.

Trà chanh hoa đậu biếc Nguyên liệu cần chuẩn bị Công thức Soda chanh Nguyên liệu cần thiết

Công thức

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Bước 2: Pha chế soda chanh

Tiếp đến, bạn cho thêm đá viên vào ly và rót đầy soda vào. Cuối cùng bạn trang trí một múi chanh nhỏ và một ít lá bạc hà trên miệng ly.

Những công thức pha chế đồ uống từ chanh tươi thật đơn giản đúng không ạ? Hãy tự tay chuẩn bị và pha chế trà nước uống giải nhiệt cho cả nhà ngay thôi nào.

Đăng bởi: Vũ Chiến

Từ khoá: Công thức đồ uống từ chanh tươi giải nhiệt mùa hè

Thức Ăn Chứa Nhiều Canxi Cho Bà Bầu

Tại sao bà bầu cần bổ sung Canxi?

Canxi là một chất dinh dưỡng cần thiết trong cơ thể để xây dựng răng và xương. Canxi cũng cho phép máu đông bình thường, cơ bắp và các dây thần kinh hoạt động tốt, và với trái tim đập bình thường. Hầu hết lượng canxi trong cơ thể của bạn được tìm thấy bên trong xương của bạn.

Nếu bà bầu không bổ sung đủ lượng Canxi?

Em bé đang lớn của bạn cần một số lượng đáng kể canxi để phát triển. Nếu bà bầu không bổ sung đủ canxi để duy trì nhu cầu của bé phát triển, cơ thể bạn sẽ lấy canxi từ xương của bạn, giảm khối lượng xương của bạn và đưa bạn vào nguy cơ loãng xương. Loãng xương dẫn đến yếu, xương giòn, có thể dễ dàng bị phá vỡ.

Mang thai là một thời điểm quan trọng đối với một người phụ nữ bổ sung nhiều canxi. Thậm chí nếu không có vấn đề phát triển trong thời kỳ mang thai, một nguồn cung cấp không đầy đủ canxi trong thời gian này có thể làm giảm sức mạnh của xương và tăng nguy cơ loãng xương sau này trong cuộc sống.

Bà bầu nên bổ sung bao nhiêu Canxi trong khi mang thai?

Các hướng dẫn sau đây sẽ giúp đảm bảo rằng bạn đang tiêu thụ đủ canxi trong suốt thai kỳ của bạn:

– Theo tiêu chuẩn USRDA của Mỹ thì phụ nữ trên 24 tuổi đang mang thai và cho con bú nên bổ sung 1.000 miligram (mg) Canxi mỗi ngày.

– Ăn và uống ít nhất bốn phần của các sản phẩm sữa và thực phẩm giàu canxi mỗi ngày sẽ giúp đảm bảo rằng bạn đang nhận được 1.000 mg canxi trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.

– Các nguồn tốt nhất của canxi là các sản phẩm từ sữa như sữa, pho mát, sữa chua, súp kem, và bánh pudding. Canxi cũng được tìm thấy trong các loại thực phẩm như rau xanh (bông cải xanh, rau bina và rau xanh), hải sản, đậu khô và đậu.

– Bổ sung Vitamin D sẽ giúp cơ thể tăng lượng Canxi. Vitamin D có thể thu được thông qua việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và trong trứng, cá, và tăng cường sữa.

Làm thế nào tôi có thể nhận được đủ canxi nếu tôi không dung nạp lactose?

Không dung nạp lactose là không có khả năng tiêu hóa lactose, các đường được tìm thấy trong sữa. Nó gây ra chuột rút, khí đốt, hoặc tiêu chảy. Bất cứ lúc nào các sản phẩm sữa được tiêu thụ, không dung nạp lactose xảy ra do thiếu của cơ thể lactase, một enzyme cần thiết để tiêu hóa lactose.

– Hãy thử tiêu thụ một lượng nhỏ sữa trong bữa ăn. Sữa có thể được dung nạp tốt hơn với thực phẩm.

– Bạn có thể có thể chịu đựng các sản phẩm sữa nào đó có chứa ít đường, bao gồm phô mai, sữa chua và phô mai. Hãy nhớ tránh các loại pho mát mềm như brie và pho mát xanh như pho mát mềm có thể gây tăng nguy cơ bệnh tật do thực phẩm ở phụ nữ mang thai.

– Ăn nguồn canxi không sữa, bao gồm rau xanh, bông cải xanh, cá mòi, và đậu hũ.

– Sử dụng Lactaid sữa có bổ sung canxi. Nói chuyện với chuyên viên dinh dưỡng về các sản phẩm đường lactose giảm khác.

Bà bầu có nên dùng thêm thuốc bổ sung Canxi?

Nếu bạn gặp khó khăn khi tiêu thụ đủ các loại thực phẩm giàu canxi trong các bữa ăn hàng ngày của bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng về bổ sung canxi. Lượng canxi bạn sẽ cần bổ sung từ thuốc sẽ phụ thuộc vào bao nhiêu canxi bạn đang tiêu thụ thông qua các nguồn thực phẩm. Ngoài ra nếu bạn đang dùng loại Vitamin tổng hợp có chứa rất ít hoặc không có canxi; thì bạn sẽ cần bổ sung thêm thuốc Canxi riêng.

Các thực phẩm và thức ăn chứa nhiều Canxi:

– Sữa (sữa gầy, ít béo, toàn bộ)

– Pho mát

– Phô mai

– Sữa chua

– Sữa bột

– Nước ép trái cây giàu canxi

– Hạt hạnh nhân rang

– Các loại đậu

– Đậu hũ

– Các loại rau xanh (cải xoăn, cải, củ cải, bông cải xanh, rau bina,…)

– Cá thu

– Cá mòi

– Tôm, cua

Công Dụng Của Dâu Đen Ngâm Rượu Nhiều Người Không Biết

Dâu đen hay còn có tên gọi khác là dâu tằm không chỉ là một loại quả ăn ngon mà đây còn được xem như một loại trái cây cực bổ dưỡng mang lại lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp.

Công dụng của dâu đen ngâm rượu không phải ai cũng biết, theo các chuyên gia cho hay tuy dâu đen cực kỳ tốt cho sức khỏe, có công dụng chữa bệnh như ăn nhiều sẽ không tốt. Vi trong dâu có tính hàn nên những trường hợp có dấu hiệu bị hạ đường huyết, lạnh bụng, sôi bụng, tiêu chảy hay viêm loét dạ dày thì không nên sử dụng.

Dâu đen thường chín rộ vao đầu tháng 4, chỉ xuất hiện khoảng 3-4 tuần là hết. Dâu đen chứa nhiều sắt, canxi, vitamin A, C,E và K, thiamin và Pyridoxine, chất xơ,… Theo đông y, dâu đen ngâm rượu có thể chế biến thành nhiều bài thuốc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Công dụng của dâu đen ngâm rượu nổi bật nhất là có khả năng chữa mất ngủ, chống bạc tóc và chữa ho, tốt cho xương khop, thông khí huyết, làm cho da dẻ hồng hào hơn…

Lưu ý nhỏ: Trong dâu đen có chứa chất tannin nên tuyệt đối không được chứa dâu đen trong các dụng cụ kim loại như sắt, đồng, nhôm… Khi nấu nước dâu đen phải dùng nồi tráng men hoặc nồi đất. Khi dùng bình to để ngâm rượu dâu đen nên ngâm trong bình thủy tinh hoặc bình sứ thì càng tốt.

Chú ý khi mua dâu đen nên chọn những quả chín thẫm không bị dập, không nên mua dâu sau những hôm trời mưa vì dâu sẽ nhạt hơn, không ngon.

Một số công dụng của dâu đen ngâm rượu đối với sức khỏe:

Hỗ trợ tiêu hóa

Quả dâu đen ngâm rượu chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng cải thiện sức khỏe tiêu hóa đồng thời làm giảm nguy cơ bị táo bón hay đầy hơi, quặn thắt ruột. Ngoài ra, chất xơ trong dâu đen còn có khả năng điều chỉnh nồng độ cholesterol trong máu và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Chống oxy hóa

Nguồn vitamin chứa trong dâu đen ngâm rượu là một chất chống oxi hóa tự nhiên mạnh mẽ giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống lại những tổn hại do các gốc tự do gây ra.

Kiểm soát đường huyết

Một chất chống oxi hóa khác được tìm thấy trong dâu đen ngâm rượu đã chứng minh có tác dụng điều chỉnh sự tăng, giảm lượng đường trong cơ thể. Ngoài ra, công dụng của dâu đen ngâm rượu còn giúp kiểm soát mức đường huyết ở những bệnh nhan mắc bệnh tiểu đường.

Tăng cường đề kháng cơ thể

Vì dâu đen ngâm rượu có hàm lượng vitamin C và flavonoid cao nên có khả năng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, ngăn ngừa tình trạng cảm cúm, cảm lạnh và nhiều bệnh lý khác. Dâu đen cũng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh viêm dạ dày, viêm gan mãn tính.

Đăng bởi: HoàngSơn Vũ

Từ khoá: Công dụng của dâu đen ngâm rượu nhiều người không biết

Cây Na Rừng: Loài Cây Quý Với Nhiều Công Dụng Bất Ngờ

Mô tả về dược liệu

Na rừng là loại dây leo, có thân cứng, hóa gỗ, có màu nâu đen. Cành nhẵn có lá mọc so le, phiến dày, hình bầu dục hoặc hình trứng. Lá có gốc tròn đầu nhọn, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt, có nhiều chấm trắng nhỏ.

Cây có hoa khác gốc, mọc đơn độc ở kẽ lá, lá bắc dễ rụng, bao hoa gồm những phiến mập hình trứng, xếp thành 2 – 3 vòng.

Quả to, hình cầu, rất giống quả Na ta, nhiều múi, khi chín màu vàng, ăn được.

Mùa hoa thường rơi vào tháng 5 – 6, mùa quả rơi vào tháng 8 – 9.

Phân bố sinh thái

Na rừng là cây thường xanh, thuộc loài cây leo quăn, ưa khí hậu ẩm mát đặc biệt ở vùng nhiệt đới núi cao. Thảo dược này ưa sáng hơi chịu bóng, thường mọc ở ven rừng hay rừng đá vôi. Cây có thể được xếp vào nhóm những cây thuốc tương đối hiếm gặp ở Việt Nam, cần chú ý bảo vệ.

Bộ phận dùng

Cây có thể dùng vỏ rễ, vỏ thân để làm thuốc. Có thể thu hái quanh năm, phơi khô để dùng dần.

Tác dụng dược lý

Từ dịch chiết bằng dichlorethan của thân dây Na rừng qua chiết tách bằng sắc ký lớp mỏng và sắc ký cột, được các thành phần III và IV có tác dụng ức chế hoạt tính nhân tố hoạt hóa tiểu cầu.

Ngoài ra, các nghiên cứu còn phát hiện ra rễ cây có chứa Ethanol có tác dụng giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả. Chiết xuất khác từ rễ cây có khả năng chống viêm và an thần.

Na rừng có quả to, hình cầu, rất giống quả Na ta

Na rừng được người dân dùng nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Thân dây thảo dược có vị đắng, cay, tính ôn, có tác dụng khu phong, trừ thấp, hành khí, hoạt huyết.

Quả có vị cay, tính hơi ôn, có tác dụng ninh tâm, bổ thận, chỉ khái, khu đàm.

Thuốc bổ, hoạt huyết, giảm đau, kích thích tiêu hóa từ Na rừng

Theo kinh nghiệm dân gian, Na rừng được dùng làm thuốc giảm đau, thuốc bổ, hoạt huyết và kích thích tiêu hóa. Ngày dùng 8 – 16g vỏ rễ hay vỏ thân tán nhỏ, ngâm rượu uống, chia làm 2 lần trong ngày.

Ở Trung quốc, thân và rễ cây dược liệu được dùng chữa phong tê thấp đau, viêm loét dạ dày tá tràng, đau bụng sau khi sinh.

Sử dụng Na rừng cho phụ nữ sau sinh đẻ

Sử dụng 12 – 15 g rễ cây ngâm với rượu để uống dần. Mỗi lần thường dùng khoảng 50 – 100 g.

Dùng 20 – 30 g rễ dược liệu hãm cùng với một lượng nước vừa đủ. Dùng uống thay nước hàng ngày.

Sử dụng phối hợp Na rừng, Bổ béo, Sâm cau, Hồi sức hãm thành trà để uống.

Sử dụng thảo dược có thể giúp phụ nữ sau sinh đẻ ăn uống ngon hơn, giảm đau, hỗ trợ co bóp dạ con và tăng tốc độ làm sạch lượng máu sau khi sinh con.

Na rừng có hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, bao hoa gồm những phiến mập hình trứng, xếp vòng Na rừng hỗ trợ giúp giảm đau

Sử dụng vỏ thân, rễ cây ngâm rượu để dùng uống hàng ngày. Ngoài ra, có thể dùng 8 – 16 g thảo dược sắc nước uống như trà.

Sử dụng thường xuyên có thể giúp giảm đau, kích thích tiêu hóa, hỗ trợ điều trị đau dạ dày.

Na rừng giúp an thần gây ngủ

Sử dụng quả rang lên, hãm trà pha nước uống có thể gây ngủ, có tác dụng an thần.

Na rừng có thể được sử dụng như một vị thuốc an thần, giúp điều trị viêm đau dạ dày, suy nhược cơ thể.

Ngoài ra, quả chữa thận hư đau lưng, ho, viêm họng viêm phế quản, thần kinh suy nhược. Dùng hàng ngày 6 – 9g sắc nước uống. Rễ Na rừng, Oai diệp tử lan, Hồ tiêu, tất cả dùng với lượng vừa đủ, ngâm rượu uống chữa đau bụng kinh.

Bài viết trên đã cung cấp thêm nhiều thông tin về cây Na rừng. Tuy nhiên cũng giống như những dược liệu khác, Quý độc giả cần tham khảo ý kiến của chuyên gia về liều lượng và cách dùng để đạt được hiệu quả cao nhất.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bầu Đất: Thanh Nhiệt Giải Độc Và Nhiều Công Dụng Khác trên website Vxsc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!