Bạn đang xem bài viết Bánh Mì Không Những Là Thực Phẩm Thiết Yếu, Mà Còn Là Đặc Sản Thơm Ngon Của Ẩm Thực Việt Nam được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Vxsc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Bánh mỳ dân tổ Hà Nội
Ở Hà Nội, nhắc đến bánh mì dân tổ thì những người sành ăn hay những ai hay đi làm, đi chơi về khuya hầu như đều biết bởi đây là hàng bánh mì nổi tiếng bán vào lúc… nửa đêm.
Được gọi là bánh mì dân tổ vì ban đầu hàng bánh mì này chủ yếu phục vụ cho các thanh niên chơi khuya về hoặc những người làm nghề buôn bán thường phải thức khuya dậy sớm.
Có thể nói điều khiến cho món bánh mì dân tổ thu hút thực khách là bởi cách chế biến nhân bánh rất độc đáo mà không có hàng bánh mì nào khác có được. Tất cả các nguyên liệu như trứng, pate, xúc xích, bơ, hành tây,… sẽ được cho vào chảo để xào chung với nhau.
2. Bánh mì que cay Hải Phòng
Bánh mì cay là một trong những đặc sản vô cùng nổi tiếng của Hải Phòng. Không chỉ người dân ở đây, mà cả khách du lịch khi đến thành phố hoa phượng đỏ đều mê mẩn với món ăn bình dị này.
Không cầu kỳ, không sang chảnh và cũng chẳng đắt đỏ, bánh mì cay chinh phục người ta bởi hương vị dân dã, giá cả phải chăng. Và cứ thế, cái tên “bánh mì cay Hải Phòng” đã đi đến rất nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Mỗi chiếc bánh chỉ to bằng 2 đầu ngón tay sẽ được nhồi đầy pate, sau đó nướng giòn. Bánh này phải ăn nóng mới ngon và giòn.
Khác với kiểu ăn bánh mì thường thấy là rưới tương ớt vào trong ruột bánh, bánh mì que phải chấm với loại tương ớt đặc trưng. Tương ớt ở đây là loại tự làm, loãng hơn đa số các loại tương khác nhưng hương vị cay nồng thì rõ hơn nhiều, hòa với vị bánh mì và pate thì vô cùng phù hợp.
3. Bánh mì bột lọc Huế
Bánh bột lọc từ lâu đã là món ăn đặc sản của ẩm thực Huế, thế nhưng có lẽ còn ít người biết đến món bánh mì bột lọc độc đáo khiến bao người vấn vương ở miền cố đô này.
Loại bánh mì này thoạt nhìn cũng chỉ là một ổ bánh mì thông thường nhưng thay vì kẹp các loại nhân quen thuộc như xúc xích, pate, thịt,… thì người Huế lại kẹp bánh bột lọc nhân tôm hoặc đậu xanh vào bên trong. Sau đó rưới lên một lớp nước sốt được làm từ nước mắm pha với tỏi ớt, đường tạo nên đủ vị cay cay mặn ngọt rất kích thích.
4. Bánh mì Phượng – Hội An
Du lịch Hội An mà chưa ăn thử bánh mì Phượng thì quả là một thiếu sót lớn. Đây là một địa chỉ vô cùng quen thuộc với người dân địa phương cũng như du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt món bánh mì Việt Nam này từng được đầu bếp nổi tiếng thế giới Anthony Bourdain khen ngợi là món “Bánh mì ngon nhất thế giới”.
Nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy ổ bánh mì ở đây có hai phần đầu nhọn hơn so với những loại bánh mì ở các vùng miền khác. Còn phần nhân bên trong thì vô cùng đa dạng với đủ loại như chả lụa, xá xíu, xúc xích, pate, thịt nguội, thịt nướng,… để thực khách tùy ý lựa chọn theo sở thích của mình.
5. Bánh mì xíu mại Đà Lạt
Bánh mì xíu mại Đà Lạt còn được gọi là bánh mì chấm Đà Lạt. Cùng là bánh mì xíu mại nhưng thực khách có lẽ sẽ ngỡ ngàng trước vẻ ngoài của món ăn này. Xíu mại ở đây cũng được làm từ thịt nạc xay nhuyễn nhưng được quết khéo nên có độ dai vừa đủ, nước dùng cũng đặc biệt được chế biến từ xương heo ninh nhừ nên mang lại hương vị ngọt vừa đủ, không béo cũng không ngấy. Ngoài ra, thêm một chút hành lá cắt nhuyễn càng khiến món ăn trở nên lôi cuốn hơn.
Không giống với những địa phương khác thường cho xíu mại vào trong ổ bánh mì, bánh mì xíu mại Đà Lạt để riêng xíu mại và bánh mì. Khi ăn, thường người ta sẽ cắt bánh mì thành từng miếng nhỏ, chấm vào chén nước dùng xíu mại, cho thêm một chút sa tế để tạo vị cay cay. Ăn kèm với một chút ngò hay tép mỡ phi giòn thì ngon đúng điệu.
Hotline: 0901 486 486.
Những Đặc Sản Sâu Đầy ”Ma Lực” Của Ẩm Thực Việt
Rươi, sâu cát, sâu chít… là những món đặc sản hiếm có ở song không phải ai cũng có gan để thử.
RươiNhững con rươi sống đủ sức làm xanh mặt người “yếu vía” – Ảnh: Sưu tầm
Thế nhưng món chả rươi ngon lành lại có mãnh lực khó cưỡng – Ảnh: Sưu tầm
Sâu măngSâu măng có màu trắng đục, thon dài – Ảnh: Sưu tầmKhông chỉ hấp dẫn ở vị ngọt, béo, đặc sản kinh dị này còn “lôi cuốn” thực khách ở hương thơm, vị giòn khó cưỡng – Ảnh: Sưu tầm
Sâu măng là loại sâu sống trên cây măng và là đặc sản của huyện Mường Lát (Thanh Hóa). Sâu măng to bằng đầu đũa, dài cỡ 2 đốt ngón tay.
Cách săn sâu khá đơn giản, vào khoảng tháng 9, tháng 10, người săn sâu chỉ cần mang theo dao và giỏ đi một vòng quanh rừng nứa. Những bụi nứa có cây măng nào cao khoảng đầu người có biểu hiện héo ngọn, thân cong, mắt u thì hạ xuống, rồi đổ sâu trong ống nứa vào giỏ.
Có nhiều cách chế biến sâu măng nhưng món ngon nhất, đơn giản và hấp dẫn là xào lá chanh. Giá bán sâu măng ngay tại thị trấn Mường Lát vào mùa thu hoạch có giá từ 150.000 – 200.000 đồng/kg.
Sâu chítNgọn chít có sâu được bày bán để giữ nguyên hương và chất của đặc sản – Ảnh: Sưu tầm
Ngọn chít có sâu được bày bán để giữ nguyên hương và chất của đặc sản – Ảnh: Sưu tầm
“Đông trùng hạ thảo của Việt Nam” không chỉ dành riêng cho đàn ông – Ảnh: Sưu tầm
Sâu chít là côn trùng sống trong cây chít và là niềm tự hào về đặc sản đặc biệt địa phương của người dân Tây Bắc. Với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, sâu chít được xưng tụng là “đông trùng hạ thảo của Việt Nam”.
Cách bắt sâu chít khá đơn giản. Người thu hái sẽ lựa chọn những cây chít có dấu hiệu bệnh, không thể ra hoa, chẻ đôi ngọn để moi sâu ra, thả vào chậu rượu nhạt để sâu không bị biến chất.
Cách sử dụng phổ biến nhất của sâu chít là ngâm rượu, ngoài ra còn có thể sao khô, nấu cháo.
Sâu cátSâu cát đã được sơ chế sạch – Ảnh: Sưu tầm
Sâu cát đã được sơ chế sạch – Ảnh: Sưu tầm
Sâu cát lên món – Ảnh: Sưu tầm
Những món ăn ngon lành từ loại đặc sản không ai muốn ăn sống này – Ảnh: Sưu tầm
Gọi là sâu cát vì nó thường sống sâu trong cát và có hình dáng giống với loài giun, còn gọi là trùn biển, sá sùng. Sâu cát được tìm thấy nhiều ở vùng bờ biển Quảng Ninh, nhất là các xã Minh Châu, Quan Lạn.
Muốn bắt được sá sùng, bạn phải ra biển thật sớm, rồi lần theo hàng triệu vết bò ngoằn ngoèn đến hang và đào đào sâu từ 10 – 20 cm là có (gần trưa có lúc phải đào sâu tới 60 – 70 cm). Khi còn sống, trùn biển màu nâu đỏ có ánh bạc; con to dài khoảng 4 tấc, con nhỏ dài hơn 2 tấc; trên thân có nhiều bó cơ nên di chuyển linh hoạt.
Thoạt trông con trùn biển còn sống ngọ ngoậy trong thùng, chưa chắc ai dám ăn song sau khi qua chế biến như sá sùng xào với tỏi tươi, người dân vùng biển Hạ Long gọi là mồi xào hay rang chấm với tương ớt, điểm thêm rau dấp cá, rau thơm và uống với bia thì ăn hoài không ngán. Nếu không thích các món sá sùng tươi sống, bạn có thể phơi khô rồi chế biến tùy ý.
ĐuôngCon đuông – Ảnh: Sưu tầm
Món đuông ăn với nước mắm – Ảnh: Sưu tầm
Đuông, ấu trùng của sâu, là một trong những đặc sản khó cưỡng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Có hai loại đuông là đuông dừa và đuông chà là với kích thước và màu sắc khác nhau.
Cách bắt đuông khá đơn giản, cứ thấy cây dừa nào héo ngọn, vàng lá chặt đi là sẽ tìm thấy đuông. Mỗi cây dừa/chà là như thế có hàng trăm con đuông. Cách thưởng thức kinh dị nhất của đặc sản này là đuông sống tắm nước mắm – dành cho những tay sành ăn hay “kiên gan”. Riêng với những người mới tập ăn hay “yếu vía”, các món như đuông lăn bột chiên, đuông nướng, đuông luộc nước dừa, đuông hầm… là món tủ.
Đăng bởi: Lợi Huỳnh
Từ khoá: Những đặc sản sâu đầy ”ma lực” của ẩm thực Việt
Một Nét Đặc Sắc Của Ẩm Thực Sài Thành
Bánh mì, hay đôi khi được viết là bánh mỳ, là một món ăn có truyền thống lâu đời và được coi là món chính đối với các nước phương Tây và các nước trồng lúa mì. Dù rằng nước ta là nước có nền văn minh lúa nước, với sản phẩm chủ yếu là cơm, gạo, nhưng bánh mì vẫn được phổ biến, và phát triển ngày một rộng rãi.
BÁNH MÌ LÀ GÌ ?Khi quá trình lên men được phát hiện cách đây khoảng 1000 năm trước Công Nguyên, người ta tin rằng bột mì để lâu bên ngoài sẽ xuất hiện bào tử nấm men tự nhiên, tạo thành quá trình lên men, từ đó làm bột nở ra và có bong bóng khí bên trong. Sau đó, bánh mì ngày càng được phát triển về kỹ thuật sản xuất. Và như vậy, những cải tiến đầu tiến làm bánh mì được hình thành …
Những ổ bánh mì đầu tiên xuất hiện cách đây hơn 3000 năm – Ảnh: Sưu tầm
Từ thời điểm đó trở đi, bánh mì và lúa mì đặc biệt quan trọng trong đời sống. Nó còn được dùng để đánh giá tình trạng kinh tế của một người. Bánh mì của một người càng sẫm màu có nghĩa là người đó thuộc tầng lớp càng thấp, vì bánh mì trắng có thành phần nguyên liệu đắt hơn, có giá trị dinh dưỡng cao hơn và ngon hơn.
Bánh mì dần dần được phát triển trong cách nướng bánh, và nấm men nay được làm từ đường, khoai tây và hoa bia. Nhưng trong tất cả các nước phát triển bánh mì, Pháp là nước nổi trội hơn cả, bánh mì truyền thống của Pháp (hay còn gọi là Baguette) nổi tiếng trên toàn thế giới.
Baguette trong tiếng Pháp có nghĩa là đôi đũa – Ảnh: Sưu tầm
Bánh mì dần du nhập về Việt Nam, và đặc biệt là Sài Gòn từ sau 1859, cuộc viễn chinh chiếm thành Gia Định của thực dân Pháp đã đem bánh mì đến gần hơn với người dân. Ban đầu, loại thức ăn này được dân ta nhìn nhận như một món ăn chơi, không được coi là món ăn chính. Bánh mì được dùng để ăn cho qua bữa, ko đầy đủ đàng hoàng như bữa cơm thường lệ.
Những xe bánh mì thế này rất dễ bắt gặp vào những năm 1966-1967 – Ảnh: Sưu tầm
Khởi thủy của bánh mì tại Sài Gòn nói riêng, và của Việt Nam nói chung, chính là bánh mì Baguette của người Pháp mang đến vào đầu thế kỷ 19. Đến năm 1975, những lò nướng bằng gạch truyền thống của người Pháp vào thập niên 50-60 đã không đủ khả năng đáp ứng với lượng cầu ngày càng tăng tại Sài Gòn, do đó đã sản sinh ra một số lò nướng bằng điện, và loại “bánh mì lò thùng phuy” được chế biến từ những thùng phuy 200l.
Một xe bánh mì thịt vào những năm 1975 – Ảnh: Sưu tầm
CÓ CÁC LOẠI BÁNH MÌ NÀO ?Bạn có thể thật sự kể tên các loại bánh mì trên? – Ảnh: wiseGEEK
Bánh mì thịt chả: là loại bánh mì đơn giản và dễ bắt gặp nhất trên đường phố Sài Gòn. Loại bánh mì này gồm có nhân là: pate, thịt, chả lụa kèm theo đồ chua, dưa leo, ớt và ngò. Loại bánh mì này thường bán trên những xe dừng bán dọc đường, với mục đích tạo sự thuận tiện cho người mua, chỉ dừng chân tầm 2 phút là có ngay một ổ bánh mì giòn rụm.
Một ổ bánh mì thịt thường gặp – Ảnh: Tung Xichlo
Chỉ cần 2 phút là có thể có ngay một ổ bánh mì – Ảnh: Sưu tầm
Bánh mì thịt nướng: Có bao giờ bạn thèm thuồng một dĩa cơm tấm sườn vào buổi sáng mà lại không có thời gian ? Chính vì thế loại bánh mì bì, bánh mì thịt nướng đã xuất hiện. Với nhân thịt nướng thơm lừng và nước mắm pha, bánh mì thịt nướng như là một dĩa cơm tấm thu nhỏ vậy.
Bánh mì thịt nướng với nước sốt sệt – Ảnh: Sưu tầm
Bánh mì que: xuất xứ từ nước Pháp, có hình dáng thon dài lạ mắt so với người dân Việt Nam. Bánh Mì Que nổi tiếng bởi loại bột bánh mì và công thức làm bánh độc quyền. Nếu ai đã từng thưởng thức Bánh Mì Que chắc chắn sẽ có cùng một cảm nhận về chất lượng bột bánh mì này, nhất là khi để bánh qua đêm, sáng hôm sau đem nướng bánh lên, bạn sẽ thấy Bánh Mì Que vẫn có độ giòn xốp đặc trưng. Điểm này khiến Bánh Mì Que hơn hẳn các loại bánh mì thông thường khác.
Bánh mì que có giá thành rẻ và độ giòn, ngon đặc trưng – Ảnh: Sưu tầm
Bánh mì Doner Kebab: là loại bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ, hiện đang náo động “làng bánh mì” tại Sài Gòn thời gian gần đây. Về hình dáng, bánh mì Doner Keban có dạng hình tam giác, nhìn giống như một góc của một ổ bánh tròn lớn. Nhân của bánh là thịt heo nướng theo một khối được ướp với nhiều loại gia vị khác nhau. Theo đúng nguyên gốc của bánh mì, phần nhân bao gồm thịt cừu, thịt bò và thịt gà, nhưng khi du nhập vào nước ta, để phù hợp với khẩu vị, thị hiếu cũng như mức độ kinh tế cho đông đảo bộ phận nhân dân, phần nhân bánh được làm bằng thịt heo, thịt gà và bắp cải tím. Bánh mì Doner Kebab hiện đang rất thịnh hành và được đông đảo mọi người ưa chuộng.
Bánh mì Doner Kebab với hình dạng tam giác đặc trưng – Ảnh: Sưu tầm
TỪ BỮA SÁNG ĐẠM BẠC VỚI BÁNH MÌMọi người ai cũng biết rằng bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, bởi thế mới có câu “Hãy ăn sáng như một ông hoàng, ăn trưa như một hoàng tử và ăn tối như một kẻ ăn mày”. Quan trọng là thế, thế nhưng với những gia đình bận rộn, mỗi sáng ngoài việc chuẩn bị cho công việc, còn phải đưa đón con đi học, rồi lại tất tả chạy đến cơ quan, mấy ai có được một bữa sáng đàng hoàng ? Lúc đó, bánh mì là một món ăn cứu đói cực hữu hiệu để xoa dịu bao tử trước khi bữa ăn trưa đến. Rồi các anh, chị, em sinh viên không khá giả lắm, cũng thường “làm” một ổ bánh mì ngay trước khi lao vào giảng đường.
Bánh mì là bữa sáng quen thuộc của một cơ số dân Sài Gòn – Ảnh: Sưu tầm
Bánh mì thật sự là người bạn thân thiết với mỗi người dân Sài Gòn vào mỗi buổi sáng và ít khi bị ngán. Với số lượng các loại bánh mì hiện nay tại Sài Gòn, bạn thật sự có thể mỗi ngày ăn một loại bánh mì khác nhau và ăn liên tục trong suốt 2-3 tuần vẫn không bị trùng lặp. Nói cho vui, chẳng may nếu như bánh mì “tuyệt chủng” ở Sài Gòn, chắc sẽ có một số lượng người không nhỏ để bụng đói đi làm, đi học đấy.
ĐẾN NHỮNG BUỔI TỐI SANG TRỌNG CŨNG VỚI BÁNH MÌBánh mì vào buổi sáng đạm bạc là thế, đơn giản là thế, nhưng khi bước vào những quán ăn sang trọng, bánh mì dường như khoác lên cho mình một diện mạo khác, sang trọng hơn, thời thượng hơn.
Những ổ bánh mì tươi được làm ngay tại cửa hàng – Ảnh: Sưu tầm
Bánh mì là món ăn kèm tuyệt ngon với bò kho – Ảnh: Sưu tầm
Bánh mì vốn là một món ăn của các nước phương Tây, thế nhưng khi du nhập vào nước ta, đặc biệt là Sài Gòn, bánh mì đã đóng một vai trò gần như không thể thay thế trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy là du nhập từ phương Tây, nhưng bánh mì tại Sài Gòn ngày càng được nhiều bạn bè quốc tế công nhận về độ ngon cũng như đặc trưng của bánh mì nơi đây.
“Một điều bí mật mà không mấy người biết là món sandwich ngon nhất thế giới không phải được tìm thấy ở thành phố Rome, Copenhagen hay New York mà ở Việt Nam”, một trích dẫn từ tờ báo The Guardian khi nói về bánh mì Việt Nam.
Đăng bởi: Hoàng Phạm Quốc
Từ khoá: Bánh mì – Một nét đặc sắc của ẩm thực Sài Thành
Đã Thèm Với Loạt Đặc Sản Chế Biến Từ Tôm Khiến Các Tín Đồ Ẩm Thực Việt Nam Mê Mẩn
Gỏi cuốn Sài Gòn
Món đặc sản từ tôm đầu tiên của ẩm thực Việt Nam phải kể đến chính là món gỏi cuốn Sài Gòn. Món này tuy được chế biến từ những nguyên liệu vô cùng đơn giản và dễ kiếm nhưng nó lại từng được kênh CNN công nhận là một trong 50 món ăn ngon nhất thế giới.
Món đặc sản từ tôm đầu tiên của ẩm thực Việt Nam phải kể đến chính là món gỏi cuốn Sài Gòn. Ảnh: cookwithlocals
Chẳng ai biết đặc sản từ tôm này có từ bao giờ, một số người cho rằng nó có xuất xứ từ món bò bía nhưng nó được ưa chuộng hơn bởi cách chế biến tự nhiên, không sử dụng dầu nên giữ nguyên được hương vị tươi ngon và đặc biệt là còn ăn kèm với rất nhiều rau xanh.
Chẳng ai biết đặc sản từ tôm này có từ bao giờ. Ảnh: @tebefood
Nguyên liệu chế biến món này nhất thiết phải có bún, bánh tráng, rau xà lách, hẹ, tôm và thịt ba rọi đã được luộc chín. Ngoài ra, một số người còn biến tấu thêm các nguyên liệu khác như cá lóc nướng, hay cá chiên,… cho món ăn thêm phần hấp dẫn hơn.
Nguyên liệu chế biến món này rất đơn giản và dễ tìm. Ảnh: thefuncheungs
Nhưng linh hồn của món ăn này phải kể đến chén nước chấm đậm đà, được chế biến từ tương hột xay nhuyễn sau đó đem pha với một chút tỏi, ớt, chút đường, bột ngọt cho vừa ăn rồi thêm một ít đậu phộng rang cho thơm béo. Đảm bảo đây sẽ là món ăn lý tưởng để bạn đổi vị cho những ngày hè nóng nực.
Bánh cống Sóc TrăngĐảm bảo đây sẽ là món ăn lý tưởng để bạn đổi vị cho những ngày hè nóng nực. Ảnh: americastestkitchen.
Du lịch Sóc Trăng mà bạn không dành thời gian để thử món bánh cống thì xem như chuyến đi của bạn không thể nào trọn vẹn được. Tuy món đặc sản từ tôm này cũng khá phổ biến ở các tỉnh miền Tây Nam bộ nhưng muốn ăn bánh cống chính hiệu và ngon nhất thì bạn phải đến xã Đại Tâm, thuộc huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
Du lịch Sóc Trăng mà bạn không thử món bánh cống thì xem như chuyến đi của bạn không thể nào trọn vẹn được. Ảnh: hangry_foodies
Bánh cống Sóc Trăng với lớp vỏ ngoài giòn rùm vàng ươm được chiên ngập dầu, phía trên có vài con tôm đất luộc, còn phần nhân bên trong thì gồm hỗn hợp thịt heo băm, hành tím và đậu xanh nấu chín. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được cái vị béo bùi của đầu xanh, vị ngọt tự nhiên của tôm đất và thịt, tất cả nên một sự hài hòa đặc trưng.
Bánh cống Sóc Trăng với lớp vỏ ngoài giòn rùm vàng ươm, nhân bên trong béo bùi, ngọt tự nhiên. Ảnh: luhanhvietnam
Món ăn này thường được ăn kèm bún, dưa leo, rau thơm, rau xà lách,… để đỡ ngán và đương nhiên không thể thiếu chén nước chấm chua ngọt làm từ nước mắm chính hiệu của Phú Quốc.
Bạn có thể ăn nguyên một cái bánh nhưng hợp lý hơn là nên chia nhỏ chúng ra thành từng miếng, gắp thêm vài miếng rau cuộn lại rồi chếm vào chén mắm để từ từ thưởng thức. Đảm bảo là chỉ cần ăn một lần là bạn sẽ ấn tượng mãi không thôi.
Bánh tôm Hồ TâyBên cạnh những món đặc sản Hà Nội nức tiếng như phở, bún đậu mắm tôm, bún thang hay bún chả,… thì nơi đây còn có một món ăn đặc biệt từng được kênh CNN nhắc đến chính là món bánh tôm Hồ Tây.
Đây cũng là một trong những món ăn lâu đời của ẩm thực Hà thành luôn được lòng không chỉ người dân địa hương và còn hấp dẫn cả du khách bốn phương.
Ẩm thực Hà Nội còn một món ăn đặc sản nữa chính là bánh tôm Hồ Tây. Ảnh: mimosas_kitchen
Theo một số tài liệu thì món bánh tôm đã xuất hiện từ những năm 30 của thế kỷ trước, khi đó nó thường chỉ được bán dạo trên những gánh hàng rong. Nhưng dần dần, nó được “nâng cấp” lên một chút khi được bày bán ở những hàng quán khang trang.
Theo một số tài liệu thì món bánh tôm đã xuất hiện từ những năm 30 của thế kỷ trước. Ảnh: nhatkyhanoi_
Ở Hà Nội không khó để bạn tìm được một hàng bán món đặc sản từ tôm này, nhưng ngon nhất vẫn là ở khu vực hồ Tây. Nguyên liệu chế biến món này cũng đơn giản chỉ cần có tôm, bột và trứng là bạn đã có thể bắt tay vào khâu chế biến để tạo nên món bánh vàng ươm, giòn tan trông hấp dẫn vô cùng.
Đừng quên chấm cùng với bát nước chấp chua ngọt cay cay cùng dưa góp để vừa giải ngán lại vừa kích thích vị giác hơn.
Mắm tôm chua HuếBên cạnh bánh bèo, bánh lọc hay bún bò thì ẩm thực Huế còn một món đặc sản từ tôm cũng nổi tiếng không hề kém cạnh đó là mắm tôm chua. Món ăn này tuy đơn giản nhưng lại thể hiện được nét tinh tế đặc trưng của ẩm thực miền cố đô.
Mắm tôm chua là một đặc sản từ tôm nổi tiếng của xứ Huế. Ảnh: baodantoc
Những con tôm chua đỏ tươi kết hợp với riềng, gừng, ớt tạo nên hương vị hài hòa vừa ngọt ngọt, béo béo lại thêm vị chua cay độc đáo hấp dẫn đến lạ.
Bạn có thể ăn mắm tôm chua cùng với chén cơm nóng thôi cũng đủ thấy ngon miệng, nhưng ngon nhất là phải ăn chung với bánh tráng cuốn thịt ba chỉ luộc kèm một ít dưa giá và các loại rau sống nữa thì chẳng ai nỡ chối từ.
Bánh xèo tôm nhảy Bình ĐịnhMón ăn này tuy đơn giản nhưng lại thể hiện được nét tinh tế đặc trưng của ẩm thực miền cố đô. Ảnh: yeutre
Một trong những món đặc sản từ tôm mà khi du lịch Bình Định bạn nên thử chính là món bánh xèo tôm nhảy. Sở dĩ món ăn này có tên gọi thú vị như vậy là bởi người dân ở đây muốn tạo sự tò mò cho người xung quanh nhưng cũng đồng thời để nhấn mạnh độ tươi ngon và hấp dẫn của món bánh xèo.
Một trong những món đặc sản từ tôm mà khi du lịch Bình Định bạn nên thử chính là món bánh xèo tôm nhảy. Ảnh: vnexpress
Những con tôm dùng để đúc bánh phải là loại tôm đất được đánh bắt ở đầm, tôm sông nhỏ bằng ngón tay và nhất thiết là còn sống và tươi ngon, đến khi cho vào chảo nóng chúng vẫn còn nhảy tanh tách. Vì có như thế thì mới tạo nên vị ngọt đặc trưng mà tôm biển khó lòng sánh được.
Những con tôm dùng để đúc bánh phải là loại tôm đất. Ảnh: gabong.foodie
Bánh xèo tôm nhảy thường được ăn kèm với đĩa rau sống gồm giá tươi, rau cải hay rau mầm và một ít xoài xanh bào sợi hoặc thái lát mỏng vừa ăn, đi kèm không thể thiếu chén nước mắm chấm đậm đà.
Từng miếng bánh xèo giòn tan, béo ngậy, thêm vị tươi ngọt của tôm, rau sống cùng vị mặn mặn cay cay của nước chấm quả thật hài hòa vô cùng.
Bánh xèo tôm nhảy thường được ăn kèm với đĩa rau sống và chén nước mắm đậm đà. Ảnh: ivivu
Món đặc sản từ tôm cuối cùng trong danh sách là món chả ram tôm đất, đặc sản Bình Định trứ danh. Ảnh: quynhonme
Món đặc sản từ tôm cuối cùng trong danh sách là món chả ram tôm đất, đặc sản Bình Định trứ danh. Chả ram hay người miền Nam gọi là chả giò cũng có cách chế biến khá tương tự nhau vì được cuốn lớp nhân bên trong bằng vỏ bánh tráng và chiên vàng giòn, nhưng khác ở chỗ là mỗi cuốn chả ram tôm đất thường gồm một con tôm, một lát thịt mỏng và ít hành bên trong.
Chả ram hay người miền Nam gọi là chả giò cũng có cách chế biến khá tương tự nhau. Ảnh: chúng tôi có thể ăn chả ram trực tiếp cũng được nhưng muốn ngon đúng điệu thì nên dùng một miếng bánh tráng mỏng gói thêm chút rau sống, khế hay xoài chua thêm một cuộn chả ram rồi chấm cùng chén nước mảm tỏi ớt đậm đà.
Cắn một miếng bánh bạn sẽ cảm nhận được độ giòn tan của chả ram hòa quyện với vị béo ngọt của tôm và thịt mỡ, thêm vị cay nồng của mắm và thanh mát của các loại rau rất bắt vị.
Minh Nguyên
(Theo Báo Thể Thao Việt Nam)
Đăng bởi: Lê Mạnh Hiểu
Từ khoá: Đã thèm với loạt đặc sản chế biến từ tôm khiến các tín đồ ẩm thực Việt Nam mê mẩn
Ẩm Thực Cà Mau: 5 Đặc Sản Gây Tiếc Nuối Nếu Không Thử Một Lần
1. Ẩm thực Cà Mau: Bánh tằm cay
Món ăn này có vẻ lạ lẫm với những ai chưa từng đến Cà Mau. Đây là sự kết hợp độc đáo giữa món bánh tằm nổi tiếng và món cà ri gà đậm đà. Ngoài ra còn một loại bánh tằm khác nữa là bánh tằm cay xíu mại cũng ngon không kém. Sợi bánh tằm được xé rời từng cọng không dính vào nhau.
бєЁm thб»±c CГ Mau: BГЎnh tбє±m cay gГ
Ẩm thực Cà Mau: Bánh tằm cay xíu mại
Đối với bánh tằm cay cà ri, bánh được chan nước cà ri gà thêm phần thịt, mề và huyết được băm nhỏ, ăn kèm với rau sống. Còn nếu là bánh tằm cay xíu mại thì bánh ăn cùng hai viên xíu mại cùng với giá sống, xà lách và rau quế. Bánh tằm cay là món ăn dân dã và quen thuộc mà bất kì người Cà Mau nào xa quê cũng yêu nhớ.
2. Ẩm thực Cà Mau: Ba khíaCó thể nói ba khía vừa là đặc sản vừa là món ăn truyền thống của người dân Cà Mau từ bao đời. Khoảng tháng 7, 8 âm lịch hàng năm là vào mùa ba khía. Loại ba khía đặc sản ở Cà Mau ăn trái mắm đen rụng xuống nên có gạch son, thịt thơm và chắc hơn các nơi khác. Người ta thường chế biến ba khía thành nhiều món ăn ngon và độc đáo. Những con ba khía sau khi bắt về được đem rửa sạch và muối ngay. Để từ 5-7 ngày là đã có thể ăn được.
Ẩm thực Cà Mau: Ba khía
Ẩm thực Cà Mau: Ba khía
Ngoài món ba khía muối, ba khía tươi luộc sả ăn kèm nước chấm được pha chế từ sả băm nhuyễn, giấm gạo nuôi, ớt, một chút gia vị thì không thể chê vào đâu được
Đuông chà làĐuông chắc hẳn không quá xa lạ đối với du khách khi đến với miền tây sông nước. Khác với đuông dừa ở một số địa phương khác, Cà Mau có đuông chà là thơm ngon hút khách. Ở các rừng ngập mặn Cà Mau có rất nhiều chà là nên đuông chà là cũng dễ được tìm thấy. Giống với đuông dừa, đuông tơ tằm… đuông chà là có hình dáng lớn hơn 1 tí. Hình thù béo ú, và no tròn, trắng nõn.
бєЁm thб»±c CГ Mau: ДђuГґng chГ lГ
бєЁm thб»±c CГ Mau: ДђuГґng chГ lГ
Món đuông chà là chiên bột hay đuông chà là tẩm nước mắm được du khách rất ưa chuộng. Không phải thực khách nào cũng có thể ăn được đuông. Nhưng một khi đã thử rồi thì không thể nào cưỡng lại sức hút của món ngon này.
Rùa rang muốiĐây là món ăn bổ dưỡng được du khách tìm để thưởng thức. Rùa rang muối là món ăn được ưa chuộng nhất. Hương thơm lừng, vị mặn của muối rang làm thịt rùa vừa ăn, lại mang đúng hương vị vốn có. Món ăn từ rùa mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Nhưng vì rùa là loại động vật của tự nhiên. Mặc dù có rất nhiều ở vùng nước ngập mặn Cà Mau nhưng cần được bảo vệ. Bởi thế, chính quyền địa phương cấm săn bắt rùa tự nhiên nhưng vẫn cho phép sử dụng chế biến rùa nuôi.
Ẩm thực Cà Mau: Rùa rang muối
Ẩm thực Cà Mau: Rùa rang muối
Bồn bồn Cà MauBồn bồn là món ngon cũng được xem là đặc sản dù nó có dân dã, quen thuộc đến nhường nào. Từ bồn bồn nguyên liệu, người ta đã biết cách chế biến ra nhiều món ăn ngon khác. Nổi bật: bồn bồn trộn gỏi, bồn bồn xào tôm, dưa bồn bồn chấm cá kho tộ. Có khi dùng bồn bồn để thay thế cho rau.
Ẩm thực Cà Mau: Bồn bồn Cà Mau
Ẩm thực Cà Mau: Bồn bồn Cà Mau
Bồn bồn rất ngon, vị ngọt và giòn rụm của loại rau.Thực khách một lần gắp đũa là phải gắp cho đến hết. Nếu làm dưa thì dưa bồn bồn cũng được xem là món ăn được yêu thích nhất của người dân Cà Mau. Người Cà Mau thường ăn dưa bồn bồn với các loại cá đồng kho tộ. Khi đã ăn món này rồi thì thực khách khó lòng mà “dừng đũa”.
Đăng bởi: Anh Quân Nguyễn
Từ khoá: Ẩm thực Cà Mau: 5 đặc sản gây tiếc nuối nếu không thử một lần
Rau Mùi Và Những Điều Thú Vị: Không Chỉ Là Rau Thơm Mà Còn Chữa Được Bệnh
Rau mùi là một loại cây gia vị và có mùi thơm, được trồng rộng rãi ở một số nơi trên thế giới. Tinh dầu của rau mùi có thể được chiết xuất từ hạt hoặc lá, được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp thực phẩm như một chất tạo hương vị. Tinh dầu rau mùi cũng được sử dụng để bảo quản thực phẩm, giúp chống lại các vị sinh vật làm hỏng thực phẩm. Do đó, tinh dầu rau mùi rất hữu ích trong việc duy trì sức khỏe.
1. Vậy rau mùi là cây gì?Rau mùi (C. sativum L.) thuộc họ Umbelliferae/Apiaceae là một loài thực vật thân thảo có hương thơm, được sử dụng từ lâu trong ẩm thực và là nguồn cung cấp các hợp chất hương liệu. Rau mùi có các thành phần hoạt tính sinh học có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và các hoạt động chống oxy hóa. Do đó, rau mùi có công dụng trong chế biến thực phẩm (như một chất tạo hương vị và chất bổ trợ cũng như giúp bảo quản thực phẩm).
Rau mùi và những thông tin thú vị (Ảnh: Internet)
Các bộ phận thường được sử dụng của rau mùi là hạt và lá. Hạt rau mùi được thêm vào món ăn như một loại gia vị tạo mùi thơm, đồng thời có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa. Các thành phần hóa học của rau mùi thay đổi trong quá trình phát triển của cây. Ví dụ, hạt và lá của cây chưa trưởng thành có mùi khó chịu.
Rau mùi được gọi là “kusthumbari” hoặc “dhanayaka” trong tiếng Phạn; trong tiếng Hindi nó được gọi là Dhania còn trong tiếng Bengali là Dhane. Rau mùi có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, sau đó được đưa sang Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều nơi khác trên thế giới. Ngày nay, rau mùi được sử dụng làm gia vị, làm thuốc hoặc nguyên liệu thô trong thực phẩm, đồ uống và ngành công nghiệp dược phẩm.
Tất cả các bộ phận của rau mùi đều có thể ăn được, tuy nhiên lá và hạt được sử dụng nhiều nhất. Lá rau mùi chứa protein, vitamin và khoáng chất (như canxi, phốt pho, sắt), chất xơ và carbohydrate, được sử dụng làm rau. Hạt rau mùi chứa chất béo và axit petroselinic.
Các công dụng của rau mùi được biết đến như:
Hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hỗ trợ sản xuất các enzyme tiêu hóa, giảm đau bụng do đầy hơi.
Rau mùi giàu vitamin A, B6, C, E, K và có tác dụng giảm căng thẳng, đau đầu, ho, buồn nôn, đau thấp khớp, viêm khớp.
Chứa hợp chất kháng khuẩn dodecenal và chất cồn được gọi là borneol có khả năng tiêu diệt virus và vi trùng gây cảm lạnh.
Rau mùi có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giảm lượng cholesterol xấu và chống viêm. Các chất chống oxy hóa được tìm thấy trong rau mùi giúp giảm tác hại của các gốc tự do do tiếp xúc với sáng mặt trời. Do đó, sử dụng rau mùi có thể giúp ngăn ngừa ung thư da.
Rau mùi và những thông tin thú vị (Ảnh: Internet)
Rau mùi cũng được sử dụng từ lâu đời trong y học. Hippocrates (460 – 377 trước Công nguyên) đã từng sử dụng rau mùi trong các loại thuốc thời Hy Lạp. Nước sắc hoặc rượu từ hạt rau mùi có thể được dùng riêng hoặc kết hợp với các thảo mộc khác để hỗ trợ các chứng khó tiêu, chán ăn, co giật, mất ngủ và lo lắng. Tinh dầu được chưng cất từ rau mùi có hoạt tính kháng khuẩn và chống lại một số loại vi khuẩn làm hỏng thực phẩm (như Klebsiella pneumoniae, Bacillus megaterium, Escherichia coli…).
Rau mùi được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm như một chất chống oxy hóa để tăng thời hạn sử dụng của thực phẩm vì có thể làm chậm hoặc ngăn chặn sự hư hỏng của thực phẩm. Các thành phần của rau mùi có hoạt tính chống oxy hóa và ổn định ở nhiệt độ cao, do đó có thể được sử dụng để thay thế cho chất chống oxy hóa tổng hợp.
2. Đặc tính của rau mùiRau mùi dễ trồng ở đất ẩm vừa, thoát nước tốt, đủ nắng hoặc có bóng râm nhẹ. Cây phát triển tốt nhất ở vùng có khí hậu mát và khô vào mùa hè, không ưa những nơi có độ ẩm cao và mưa thường xuyên. Hạt giống có thể được trồng trực tiếp vào đất hoặc trồng trong chậu. Cây phát triển nhanh chóng (có thể bắt đầu rụng lá non sau 30 ngày), cắt tỉa cành trước khi ra hoa để kéo dài thời gian thu hoạch lá. Nên trồng hạt giống mới sau mỗi 2 tuần để đảm bảo cây ra lá liên tục, để lại một số cây ra hoa và kết hạt nếu muốn thu hoạch hạt rau mùi, hạt giống có thể thu hoạch trong vòng 90 ngày.
Rau mùi và những thông tin thú vị (Ảnh: Internet)
Cây có xu hướng dễ chết trong điều kiện khí hậu nóng nực của mùa hè, vì vậy có thể gieo hạt vào cuối mùa hè để thu hoạch lá vào mùa thu. Hạt rau mùi khi chín có hình tròn, vỏ màu vàng nâu, khi trưởng thành có mùi thơm cay ngọt dễ chịu và được sử dụng để tạo hương vị cho nước sốt, thịt, món hầm, tương, bột cà ri hoặc bánh ngọt. Ngược lại, hạt non không bao giờ được sử dụng trong nấu ăn vì chúng có mùi khó chịu và vị đắng. Hoa của cây rau mùi nở trên tán lá thành từng chùm.
Các vấn đề về bệnh của cây bao gồm héo rũ, thối rữa, bệnh bạc lá do vi khuẩn hoặc bệnh vàng lá. Các loài côn trùng có khả năng gây hại cho cây như châu chấu, rầy lá và bọ xít.
3. Thông tin bổ sung về rau mùiTên của rau mùi có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp koriannon, kết hợp giữa koris (một loài bọ xít) và Givingn (một loại hồi thơm). Trong tiếng Latinh, nó được gọi là Coriandrum, và theo cách gọi của tiếng Pháp cổ, nó được chuyển sang tiếng Anh với tên gọi là coriander vào thế kỷ 14. Rau mùi cũng xuất hiện trong lịch sử Nhật Bản như một loại thực phẩm vào thế kỷ thứ 10, nhưng sau đó biến mất có lẽ vì mùi khó chịu của nó. Sau này, người Bồ Đào Nha lại sử dụng nó vào thế kỷ 18 với tên gọi ko-en-do-ro trong tiếng Nhật.
Nhiều truyền thuyết cho rằng rau mùi đã được trồng trong Vườn treo Babylon nổi tiếng hơn 2.000 năm trước. Người Hebrew cổ đại sử dụng rau mùi trong bữa ăn Lễ Vượt Qua truyền thống của họ. Người Trung Quốc sử dụng nó trong các loại thuốc, tuyên bố rằng nó có thể mang lại cuộc sống bất tử. Rau mùi cũng xuất hiện như một loại “thần dược” trong truyện “Nghìn lẻ một đêm” (được biên soạn vào thế kỷ thứ 13).
Đăng bởi: Thùy Thùy
Từ khoá: Rau mùi và những điều thú vị: Không chỉ là rau thơm mà còn chữa được bệnh
Cập nhật thông tin chi tiết về Bánh Mì Không Những Là Thực Phẩm Thiết Yếu, Mà Còn Là Đặc Sản Thơm Ngon Của Ẩm Thực Việt Nam trên website Vxsc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!